Đánh giá chung đốivới việc quản lý hoạt động giáo dục giá trị

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh trường tiểu học Trần Phú, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội (Trang 82)

Trên cơ sở phân tích SWOT: điểm mạnh - điểm yếu - cơ hội - nguy cơ

(thách thức) để thấy được thực tế của quản lý GD GTS, KNS cho HS ở trường tiểu học Trần Phú, thị xã Sơn Tây, Hà Nội hiện nay:

2.4.1. Điểm mạnh

Về nhà trường: Trường tiểu học Trần Phú có truyền thống về “dạy tốt – học tốt”. BGH nhà trường luôn quan tâm nâng cao chất lượng GD toàn diện cho HS. Đội ngũ GV và cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn vững vàng, tâm huyết với nghề, được bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và công nghệ thông tin. CBQL và đội ngũ GV có trách nhiệm trong công việc, đoàn kết trong tập thể, có thái độ ứng xử phù hợp với các đối tượng. HS ngoan, có ý thức chấp hành nội quy, quy định của trường, lớp. Nhà trường có cơ ngơi khang trang, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học ngày càng hiện đại và đầy đủ.

Về phụ huynh: PHHS có nhận thức tốt về GD, ủng hộ các chủ trương chính sách của nhà trường đề ra trong công tác GD HS, có sự phối kết hợp tốt với GVCN để quản lý và giúp các em HS tiến bộ trong học tập cũng như trong việc tu dưỡng đạo đức.

Về chính quyền địa phương: Đảng ủy, chính quyền và các ban ngành ở địa phương quan tâm tới công tác GD, việc phối hợp các lực lượng trong công tác GD với nhà trường tốt. Môi trường xã hội lành mạnh, địa bàn phường ổn định về an ninh trật tự.

2.4.2. Điểm yếu

Về công tác quản lý: mục tiêu, kế hoạch của công tác GD GTS, KNS chưa được xác định rõ ràng, Chưa có chỉ đạo cụ thể về nội dung chương trình và kế hoạch giáo dục GTS, KNS trong giảng dạy, trong công tác chủ nhiệm. Việc tổ chức riêng các chuyên đề bồi dưỡng GV về HĐ GD GTS, KNS chưa được thực hiện. Việc tổ chức, chỉ đạo và đánh giá hiệu quả cũng chưa thường xuyên, chưa đánh giá được theo giai đoạn của quá trình giáo dục.

Về GV: mặc dù đã thực hiện hình thức dạy học lồng ghép GD GTS, KNS cho học sinh song chưa thường xuyên, chưa mang tính thực tiễn cao, hiệu quả còn hạn chế. Do áp lực của các kỳ thi, quỹ thời gian có hạn nên GV chú trọng nhiều đến việc dạy kiến thức cho HS để đáp ứng các kỳ thi Toán, Tiếng Anh trên internet, thi khảo sát chất lượng học sinh giỏi toán, tiếng Việt, thi chữ đẹp các cấp.

- Về kinh phí và CSVC: nhà trường còn thiếu về cơ sở vật chất phục vụ HĐ GD thể chất như bãi tập, nhà thi đấu; trang thiết bị dạy học hiện đại vcong thiếu; Ngân sách địa phương chi cho các nhà trường ít, kinh phí của trường hạn hẹp. Việc tổ chức các hoạt động lớn GD GTS, KNS thông qua GD HĐ NGLL của BPT Đội chưa được liên tục, công tác khen thưởng ít vì kinh phí chi cho các hoạt động không đủ đáp ứng nhu cầu. Mặt bằng kinh tế của nhân

dân địa phương còn nghèo do vậy sự ủng hộ đóng góp của phụ huynh về vật chất rất hạn chế.

2.4.3. Cơ hội

- Các cấp quản lý từ Bộ GD & ĐT, Sở GD & ĐT, Phòng GD &ĐT đến các nhà trường đặc biệt quan tâm chỉ đạo GD GTS, KNS cho HS.

- Hiện nay có nhiều tài liệu, tư liệu về GD GTS, KNS.

- Khoa học công nghệ phát triển, các nhà quản lý, các thầy cô giáo và các lực lượng GD có thể tìm kiếm được trên Internet nhiều cách thức GD GTS, KNS.

- Sống trong xã hội thông tin giáo viên, cha mẹ HS, HS có hiểu biết nhận thức thuận lợi hơn về GD nói chung và GD GTS, KNS nói riêng.

2.4.4. Những thách thức

- Môi trường sống có nhiều diễn biến phức tạp, nhiều khi gia đình và nhà trường không kiểm soát hết.

- HS được tiếp xúc với nhiều kênh thông tin, có cả mặt tích cực và mặt tiêu cực.

- Công nghệ thông tin, trò chơi điện tử, truyện tranh tiêu cực…cũng có ảnh hưởng nhiều tới HS.

- Cha mẹ HS quá bận bịu với công việc của xã hội hiện đại, với kiếm sống, với làm giàu…

* Trường tiểu học Trần Phú được đánh giá là đơn vị mạnh trong các trường tiểu học ở thị xã Sơn Tây. Với những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ thách thức vừa phân tích ở trên, để chỉ đạo tốt việc thực hiện HĐ GD GTS, KNS cho HS, nhà trường cần tận dụng cơ hội và phát huy điểm mạnh đã có, đặc biệt là điểm mạnh về truyền thống “dạy tốt - học tốt” và điểm mạnh về đội ngũ các nhà giáo có trình độ cao, yêu nghề. Cần bồi dưỡng nâng cao nhận thức và kỹ năng tổ chức HĐ GD GTS, KNS cho đội ngũ GV. Đó chính là người dìu dắt dạy bảo, uốn nắn HS từng giờ, từng ngày, phối hợp với gia

đình và các lực lượng XH tạo điều kiện tốt nhất cho các em HS. Trường phải có biện pháp khắc phục điểm yếu, nhất là điểm yếu trong công tác quản lý, chỉ đạo để thực hiện tốt mục tiêu đề ra, hóa giải các nguy cơ tụt lùi về chất lượng GD HS. thực hiện hiệu quả trong phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà Bộ GD &ĐT phát động.

Tiểu kết chƣơng 2

Qua điều tra nghiên cứu thực trạng việc tổ chức hoạt động giáo dục GTS, KNS và quản lý hoạt động giáo dục GTS, KNS ở trường tiểu học Trần Phú, thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội chúng tôi rút ra một số nhận định sau:

Từ khi Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động phong trào “xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” trường tiểu học Trần Phú đã đưa hoạt động giáo dục kỹ năng sống vào nhà trường, đã có sự phát động, chỉ đạo các lực lượng giáo dục trong nhà trường như GV chủ nhiệm lớp, GV bộ môn, BPT Đội, phối hợp với công đoàn, Đoàn TN, hội CMHS và các ban ngành ở địa phương như: Trung tâm TDTT Sơn Tây, Thị Đoàn, Nhà thiếu nhi Sơn Tây, Đảng ủy, UBND phường Ngô Quyền và các đoàn thể của phường như công an, y tế, hội cựu chiến binh tham ra giáo dục GTS, KNS cho học sinh nhà trường, bước đầu cũng tạo được sự chuyển biến về nhận thức cho GV, HS, CMHS trong công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, tuy nhiên nhà trường mới quan tâm đến GD GTS cho học sinh là chủ yếu, chưa quan tâm tới việc giáo dục KNS cho học sinh, kỹ năng sống của học sinh còn nhiều hạn chế.

Trường chưa xây dựng được kế hoạch chi tiết cụ thể cho hoạt động, cũng như chưa có những giải pháp tích cực trong việc quản lý, tổ chức, chỉ đạo hoạt động giáo dục GTS, KNS cho học sinh.

CHƢƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG, KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRƢỜNG TIỂU HỌC TRẦN PHÚ,

THỊ XÃ SƠN TÂY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 3.1. Nguyên tắc xây dựng các biện pháp

3.1.1. Đảm bảo tính đồng bộ

Biện pháp chính là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể. Để đạt được mục tiêu quản lý, các biện pháp phải được thực hiện một cách đồng bộ. Các biện pháp phải được bổ sung hỗ trợ cho nhau, không được coi nhẹ biện pháp nào, quy trình thực hiện phải liên hoàn.

Đảm bảo tính đồng bộ trong các biện pháp quản lý hoạt động GD GTS, KNS là hệ thống các biện pháp phải tác động vào các khâu, các yếu tố của hoạt động giáo dục học sinh. Phải coi trọng hoạt động GD GTS, KNS cho HS theo hướng tiếp cận từ dạy học, công tác chủ nhiệm của GV đến hoạt động ngoài giờ lên lớp của Đội TNTP. Bên cạnh đó phải đảm bảo phát huy được sức mạnh tổng hợp của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường cũng như đảm bảo các điều kiện thiết yếu về cơ sở vật chất, tài chính nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp trong quá trình giáo dục, giúp nhà trường thực hiện và đạt được mục tiêu giáo dục.

3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn

Mỗi đơn vị nhà trường có một đặc thù riêng biệt, có những điểm mạnh, điểm yếu khác nhau, thuận lợi, khó khăn không giống nhau. Đối tượng học sinh ở các độ tuổi trong từng cấp học khác nhau, mỗi vùng miền cũng vậy có những khác biệt riêng về sự nhanh nhạy trong nhận thức, sự tự tin, cách biểu lộ cảm xúc…Chính vì thế, việc đề xuất các biện pháp cần chú trọng đến tình hình, điều kiện cụ thể của từng đơn vị. Các biện pháp đề ra phải bảo đảm yếu tố phù họp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh nói chung cũng như những đặc điểm riêng của học sinh mỗi trường, đồng thời phải phù hợp với các điều

kiện về nguồn lực hiện có của nhà trường, của địa phương như: Nhân lực, CSVC, kinh phí, thời gian và không gian thực hiện, các rào cản, phong tục tập quán…). Nguyên tắc này đòi hỏi phải nắm bắt thông tin một cách chính xác, nhanh chóng, cụ thể, tránh xa vời, viển vông.

3.1.3. Đảm bảo tính khả thi

Trong công tác quản lý, biện pháp quản lý được đề xuất phải đảm bảo tính khả thi tức là biện pháp đó phù hợp với tình hình thực tế, năng lực thực hiện và khả năng có thể có của nguồn lực.

Người quản lý phải xây dựng biện pháp theo quy trình khoa học, dựa vào phân tích vấn đề, xác định nguyên nhân, đánh giá các tác động của nhiều yếu tố theo phương pháp luận khoa học, dựa vào các số liệu thực tế và các dự báo tin cậy. Việc thăm dò kiểm chứng mức độ cấp thiết và khả thi của các biện pháp là căn cứ khách quan để đánh giá tầm quan trọng và hiệu quả áp dụng vào thực tiễn quản lý. Trên cơ sở này, người quản lý mới áp dụng biện pháp cho việc thực hiện nhiệm vụ đề ra của đơn vị. Ngoài ra biện pháp cần phải linh hoạt, phù hợp với những thay đổi thông thường trong môi trường.

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh trƣờng tiểu học Trần Phú, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội sinh trƣờng tiểu học Trần Phú, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội

3.2.1. Tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho các lực lượng tham gia của hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho các lực lượng tham gia

* Mục tiêu:

Tạo sự đồng thuận giữa các chủ thể liên đới đến hoạt động GD GTS, KNS cho HS trường tiểu học Trần Phú, thị xã Sơn Tây, Hà Nội.

* Nội dung

- Làm rõ vai trò của hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống trong việc hình thành nhân cách của HS tiểu học.

- Chỉ rõ trách nhiệm của từng chủ thể và sự phối hợp giữa các chủ thể liên đới đến hoạt động GD GTS, KNS cho HS.

* Cách thực hiện:

* Đối với CBQL, GV:

+ Tổ chức học tập nghiên cứu một cách nghiêm túc các văn kiện của Đảng, Nhà nước về giáo dục và đào tạo, quán triệt một cách sâu sắc yêu cầu về đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục trong thời đại ngày nay; tổ chức phổ biến, học tập Điều lệ Trường tiểu học, Nhiệm vụ năm học của Sở GD, PGD đến toàn thể CBQL và GV để họ hiểu trách nhiệm của mình trong việc GD HS; xóa bỏ tư tưởng “nặng về dạy chữ, nhẹ về dạy người” đã in quá sâu trong tư tưởng của nhiều nhà giáo.

+ Định hướng đúng đắn trong công tác chỉ đạo hoạt động quản lý quá trình đào tạo của nhà trường. Xây dựng KH nhiệm vụ năm học của trường bình đẳng giữa hoạt động dạy học và các hoạt động giáo dục, không xem nhẹ chức năng nào, có như vậy thì GV mới có những đánh giá nhìn nhận đúng về công tác GD HS.

+ Tổ chức hội thảo tập huấn về GD GTS, KNS, tuyên truyền về vị trí, ý nghĩa vai trò, tác dụng của GD GTS, KNS đối với việc GD toàn diện HS. + Tổ chức cho CBQL và GV tham quan học tập kinh nghiệm tổ chức hoạt động GD GTS, KNS cho HS từ các đơn vị bạn.

+ Tổ chức chuyên đề trong nhà trường, tọa đàm, tạo điều kiện để giáo viên được trao đổi, học tập lẫn nhau kinh nghiệm công tác giáo dục đạo đức, giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh. Tổ chức làm điểm, rút kinh nghiệm sau đó chỉ đạo thực hiện đại trà để có định hướng đúng trong nhận thức của GV, nâng cao kiến thức và kỹ năng tổ chức, từ đó đẩy mạnh hiệu quả hoạt động.

+ CBQL quan tâm chỉ đạo tổ chức các hoạt động GD GTS, KNS cho HS, Cán bộ GV phải luôn chú ý GD GTS, KNS cho HS trong và ngoài giờ lên lớp, đồng thời phối kết hợp với gia đình để có sự GD sát sao, hiệu quả. * Đối với học sinh:

+ Cần tuyên truyền về ý nghĩa vai trò của việc GD GTS, rèn luyện KNS. Giúp các em hiểu được yêu cầu của xã hội ngày nay là đòi hỏi người lao động không chỉ có trình độ mà phải còn có khả năng giao tiếp, khả năng thích ứng. Hoạt động GD GTS, KNS giúp trang bị vốn sống cho các em đáp ứng với đòi hỏi của xã hội.

+ Tổ chức các buổi sinh hoạt cho HS tìm hiểu về các GTS, KNS phù hợp lứa tuổi, tạo điều kiện để các em tuyên truyền những hiểu biết về các GTS. KNS mà các em được học tập và thảo luận với các HS trong nhà trường. + Nâng cao nhận thức cho HS thông qua hoạt động đọc sách báo về GD các GTS, KNS ở thư viện.

* Đối với phụ huynh học sinh:

+ Cần tuyên truyền về ý nghĩa vai trò của việc GD GTS, KNS cho HS để phụ huynh HS hiểu rõ và cùng thầy cô giáo giúp các em có hiểu biết về GTS và rèn luyện KNS, giúp các em có khả năng giao tiếp, khả năng thích ứng và xử trí những tình huống thực tế các em có thể phải đối mặt trong cuộc sống.

+ Tuyên truyền để phụ huynh HS nắm được mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục và các quy định của nhà trường đối với học sinh, các quy chế phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để hoạt động GD GTS, KNS cho các em HS đạt hiệu quả cao.

3.2.2. Chỉ đạo lập kế hoạch và tổ chức việc thực hiện chương trình giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho HS dục giá trị sống, kỹ năng sống cho HS

* Mục tiêu

* Nội dung

- Trang bị những kiến thức cơ bản về việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện cho CBQL, GV và những người làm công tác Đoàn Đội phụ trách hoạt động GD GTS, KNS.

- Khơi dậy ý thức trách nhiệm của đội ngũ giáo viên, sự tích cực chủ động sáng tạo trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện hoạt động GD GTS, KNS cho học sinh.

- BGH nhà trường tiến hành quản lý, thực hiện lập kế hoạch và tổ chức việc thực hiện kế hoạch HĐ GD GTS, KNS.

* Cách thực hiện

- Trước hết, cần bồi dưỡng, trang bị những kiến thức cơ bản về việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện cho CBQL, GV và những người làm công tác Đoàn Đội để họ được chủ động trong công việc, phát huy trí lực, khả năng sáng tạo… Bởi việc lập kế hoạch tùy thuộc vào nhiều yếu tố:

+ Phụ thuộc vào từng nhiệm vụ khác nhau. Nội dung, hình thức, mục đích khác nhau thì kế hoạch đề ra cũng khác nhau.

+ Kế hoạch của từng tuần, tháng, quý khác với kế hoạch cả năm.

+ Kế hoạch của GVCN khác với kế hoạch của các cán bộ Đoàn Đội, kế hoạch của toàn trường.

+ Những điều kiện vật chất phục vụ cho việc thực hiện kế hoạch.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh trường tiểu học Trần Phú, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội (Trang 82)