Quản lý công tác kiểm tra đánh giá việc thực hiện chương trình

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh trường tiểu học Trần Phú, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội (Trang 37)

năng sống

Kế hoạch hay kế hoạch hành động hướng tới mục tiêu trước mắt và các biện pháp cụ thể để đạt tới các mục tiêu. Kế hoạch được lập cho một thời kỳ ngắn chính là sự sắp xếp công việc cụ thể cho một thời gian nhất định: tuần, tháng, học kỳ, năm học. Kế hoạch hoạt động GD GTS KNS là trình tự những nội dung hoạt động, hình thức tổ chức hoạt động được bố trí, sắp xếp theo thứ tự thời gian của năm học.

Quản lý về kế hoạch hoạt động giáo dục GTS, KNS bao gồm: quản lý việc xây dựng kế hoạch hoạt động thường xuyên, kế hoạch hoạt động theo chủ điểm, kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ GV, kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất cũng như các điều kiện thực hiện, kế hoạch phối hợp với các lực lượng giáo dục, kế hoạch kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động GTS, KNS.

Để quá trình giáo dục GTS, KNS cho học sinh đạt hiệu quả, nhà trường cần xây dựng phương hướng chỉ đạo theo một kế hoạch thống nhất, nhằm động viên và phát huy tối đa khả năng của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để tạo nên sức mạnh tổng thể trong quá trình GD GTS, KNS.

1.3.3. Quản lý công tác kiểm tra đánh giá việc thực hiện chương trình hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống

Để đánh giá việc thực hiện chương trình hoạt động GD GTS, KNS nhà

Về loại hình đánh giá: Việc đánh giá thực hiện chương trình hoạt động giáo dục GTS, KNS theo cách phân loại chủ thể đánh giá, đó là tự đánh giá và đánh giá từ bên ngoài.

Tự đánh giá: Là hoạt động đánh giá của chủ thể đánh giá đối với chính bản thân mình, tổ chức của mình trên cơ sở đối chiếu với hệ chuẩn được xác định từ trước. Mỗi đối tượng GVCN, BPT, BGH thực hiện tự đánh giá đối với việc thực hiện chương trình hoạt động giáo dục GTS, KNS cho HS. Hoạt động tự đánh giá giúp chủ thể nhận thức rõ về bản thân, về tổ chức của mình, giúp tự khắc phục những điểm yếu, điều chỉnh các hoạt động theo chuẩn. Tự đánh giá cũng giúp chủ thể có tinh thần trách nhiệm hơn đối với công việc của bản thân và nhờ vậy hoạt động của tổ chức có chất lượng và hiệu quả hơn. Đánh giá từ bên ngoài: được tiến hành bởi các cơ quan cấp trên hoặc từ một tổ chức đánh giá độc lập trên cơ sở một bộ chuẩn đã được xác định từ trước. Với việc đánh giá việc thực hiện chương trình hoạt động giáo dục GTS, KNS có thể sử dụng đánh giá của PHHS, các lực lượng cán bộ chính quyền địa phương, BGH đánh giá BPT Đội, GVCN, GV bộ môn và ngược lại. Kết quả đánh giá được sử dụng để điều chỉnh hoạt động của nhà trường về việc thực hiện chương trình hoạt động giáo dục GTS, KNS.

Về đối tượng đánh giá: Tiến hành kiểm tra đánh giá việc thực hiện chương trình hoạt động giáo dục GTS, KNS cho HS.

Về nội dung đánh giá: Thực hiện đánh giá các nội dung từ việc lập kế hoạch thực hiện chương trình GD GTS, KNS đến nội dung các hoạt động, sự chuẩn bị cơ sở vật chất, cách thức tiến hành hoạt động, đánh giá kết quả hoạt động GD GTS, KNS cho HS…

Về phương pháp đánh giá: Sử dụng cả 2 phương pháp đánh giá theo định lượng và đánh giá theo định tính. Đánh giá việc thực hiện chương trình hoạt động giáo dục GTS, KNS cho HS thông qua phương pháp điều tra, phương pháp quan sát, phương pháp phỏng vấn…kết quả đánh giá được lượng hóa qua các bảng thống kê, tỷ lệ phần trăm, biểu đồ…

Việc kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục GTS, KNS góp phần đánh giá chất lượng giáo dục chung trong nhà trường, qua kiểm tra đánh giá nhà quản lý đánh giá mức độ thực hiện của đội ngũ giáo viên, mức độ hưởng ứng tham gia của học sinh, quá trình thực hiện trong nhà trường diễn ra có đảm bảo kế hoạch hay không, đó là cơ sở để nhà quản lý xây dựng chiến lược giáo dục về mục tiêu, nội dung, đội ngũ, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh trường tiểu học Trần Phú, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội (Trang 37)