Thực trạng quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh trường tiểu học Trần Phú, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội (Trang 79)

trị sống, kỹ năng sống cho học sinh

Qua khảo sát, phỏng vấn tác giả nhận thấy như sau: Việc quản lý xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục GTS, KNS chưa thực sự được BGH nhà trường quan tâm, hầu hết các nội dung điều tra đánh giá ở mức độ bình thường và chưa tốt, kế hoạch hoạt động giáo dục GTS, KNS chủ yếu là lồng ghép vào kế hoạch khác của nhà trường, như kế hoạch năm học, kế hoạch của ban chuyên môn, kế hoạch của các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp mà chưa có kế hoạch chi tiết, cụ thể về nội dung, đối tượng, thời gian và kinh phí, lực lượng phối hợp thực hiện, hình thức kiểm tra đánh giá. Như vậy ngay từ đầu năm học BGH nhà trường chưa có kế hoạch cụ thể, chi tiết về hoạt động này, kế hoạch chuyên môn vẫn được BGH nhà trường chú trọng hơn. Đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiệu quả của hoạt động giáo dục GTS, KNS trong nhà trường chưa cao.

2.3.5. Thực trạng quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh

Để đánh giá thực trạng công tác kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống của BGH nhà trường, tác giả đã đưa ra nội dung của công tác kiểm tra đánh giá để các giáo viên và CBQL nhà trường đánh giá kết quả thực hiện theo bốn mức độ, kết quả thu được ở bảng 2.8.

Bảng 2.8. Kết quả đánh giá hiệu quả thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục GTS, KNS của BGH nhà trƣờng

Nội dung

Đánh giá hiệu quả thực hiện Tốt Khá Trung

bình

Chƣa tốt

SL % SL % SL % SL % Xây dựng các tiêu chí kiểm tra

đánh giá 0 0 9 22,5 11 27,5 20 50

Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục GTS, KNS thông qua hệ thống hồ sơ sổ sách

0 0 13 32,5 18 45 9 22,5

Kiểm tra thường xuyên việc thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục GTS, KNS của các lực lượng trong nhà trường

0 0 9 22,5 18 45 13 32,5

Kiểm tra đột xuất việc thực hiện kế hoạch giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống của các lực lượng trong nhà trường

0 0 7 17,5 16 40 17 42,5

Kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động giáo dục GTS, KNS thông qua kết quả rèn luyện của học sinh

0 0 11 27,5 24 60 5 12,5

Kiểm tra việc phối hợp các lực

lượng giáo dục 0 0 16 40 16 40 8 20

Kiểm tra việc sử dụng các trang thiết bị, kinh phí phục vụ cho hoạt động giáo dục GTS, KNS.

Kết quả điều tra ở bảng 2.8 cho thấy việc xây dựng các tiêu chí kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục GTS, KNS trong nhà trường còn chưa cụ thể, chủ yếu thông qua các tiêu chí đánh giá chung của BPT Đội nhà trường, công tác kiểm tra đánh giá của BGH nhà trường cũng được đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường đánh giá ở mức độ thấp (50%), việc kiểm tra thường xuyên và kiểm tra đột xuất việc thực hiện hoạt động này của BGH nhà trường được đánh giá chưa tốt ở mức độ cao (32,5 – 42,5%), đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc giáo viên nhà trường ít tổ chức hoạt động này, hoặc có tổ chức thì nội dung cũng đơn điệu, nhàm chán, không phát huy được tính tích cực tham gia của học sinh.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh trường tiểu học Trần Phú, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội (Trang 79)