Đặc điểm phát triển tâm lý của học sinh tiểu học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh trường tiểu học Trần Phú, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội (Trang 45)

1.4.2.1. Sự thay đổi hoạt động chủ đạo

* Những khó khăn của trẻ đầu tiểu học

Như chúng ta đã biết, hoạt động chủ đạo của lứa tuổi mầm non là hoạt động vui chơi. Đặc điểm tâm lý độ tuổi này là tính không chủ định, tính dễ cảm xúc và tính hình tượng tâm lý. Vì vậy trẻ mẫu giáo chỉ làm những gì mình thích và không muốn là không làm. Đến cuối tuổi mẫu giáo hoạt động vui chơi không đáp ứng được nhu cầu và sự phát triển của trẻ, trẻ bước sang giai đoạn mới với hoạt động chủ đạo mới. Quá trình chuyển tiếp này cũng tạo ra những khó khăn nhất định cho trẻ:

tắc thích thì chơi, không thích thì thôi, hoạt động học tập với nguyên tắc tự giác và trách nhiệm thực hiện đã làm cho đứa trẻ cần biết tuân thủ yêu cầu. Chính vì vậy, khó khăn đầu tiên đó là đặc điểm của chế độ học tập mới mẻ như phải thức dậy đúng giờ, không được bỏ học, phải ngồi yên lặng, phải thực hiện đúng hạn bài tập ở nhà... Đây là khó khăn với trẻ bởi vì nó thay đổi nề nếp, sinh hoạt hàng ngày của trẻ ở tuổi mẫu giáo.

- Khó khăn do thay đổi tính chất quan hệ: Khi trẻ chuyển sang lứa tuổi học sinh tiểu học, tính chất quan hệ qua lại giữa GV với trẻ, giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với gia đình cũng thay đổi.

+ Quan hệ giữa trẻ với GV: Dù GV có niểm nở, ân cần thì GV vẫn luôn là người nghiêm khắc đối với trẻ, luôn đưa ra những quy tắc hành vi và luôn đánh giá chúng...Với các nhiệm vụ học tập luôn được đánh giá bằng điểm số và nhận xét bài làm của HS, GV trở thành “vị quan tòa” đối với mọi việc làm của chúng. Chính vì vậy địa vị GV luôn làm cho HS luôn tỏ ra rụt rè trước mặt họ, có trẻ thì ngượng ngịu, có trẻ thì mất bình tĩnh...

+ Quan hệ giữa trẻ với trẻ: Trong tập thể, khi trẻ phải thực hiện nhiều nhiệm vụ học tập cũng như các hoạt động khác nhau trong nhà trường, thì lúc này cũng bắt đầu có sự phân hóa giữa trẻ: trẻ thì học khá, trẻ thì kém hơn, trẻ thì tự tin, trẻ thì rụt rè, tự ti...Bản thân trẻ cũng biết tự đánh giá mình và tự nhận ra những đặc điểm này của bản thân. Các em bắt đầu chơi với nhau theo hứng thú, sở thích, hoạt động..., có nghĩa là trẻ đã có xu hướng và chủ đích trong kết bạn. Trong sự phân hóa về quan hệ cũng như về năng lực này, GV phải biết điều hòa mối quan hệ ấy, không quá khen những em khá và biết động viên kịp thời những em yếu kém. Phải đối xử công bằng với tất cả mọi trẻ để chúng cảm thấy lớp học không phải là nhóm người xa lạ mà là một tập thể thiện ý và chu đáo của những bạn cùng học.

+ Quan hệ giữa trẻ với gia đình: Trong gia đình, trẻ có trách nhiệm và quyền hạn mới, có những nhu cầu đòi hỏi mới mà gia đình phải thỏa mãn cho

chúng. Đại bộ phận các gia đình đều tôn trọng và thỏa mãn nhu cầu này của trẻ. Nhưng nhiều khi trẻ em đã lạm dụng điều này và có những yêu sách không chính đáng bởi vì trung tâm của gia đình là trẻ. Vì vậy, gia đình cần kết hợp sự chú ý đến học sinh lớp 1 với việc chỉ ra cho trẻ thấy những quyền lợi và sự chăm sóc những thành viên khác cũng không kém phần quan trọng. Đối với GV, cần hỗ trợ gia đình và phải có thái độ giao tiếp mềm dẻo, bết động viên, khích lệ đúng mức để tạo cho các em có khả năng hòa nhập, thích ứng tốt với môi trường mới.

- Khó khăn do hứng thú chỉ dừng ở đặc điểm bề ngoài của hoạt động: Do trẻ chỉ hứng thú với đặc điểm bên ngoài của quá trình học tập nên hứng thú đó dễ mất đi. Nhiệm vụ của người GV là cần phải làm cho trẻ hứng thú với chính quá trình học tập, với sự hấp dẫn của nội dung tri thức. Vì khả năng của học sinh trong cùng một lớp rất khác nhau nên nội dung học tập đưa ra cần phù hợp với đối tượng, không quá dễ hoặc không quá khó đối với các em. Lứa tuổi học sinh tiểu học là lứa tuổi hiếu động và hồn nhiên nhất. Hơn nữa trẻ tuổi nhi đồng vừa mới chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập nên trẻ chưa thích nghi ngay với hoạt động học tập. Nên GV cần lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp, không quá cứng nhắc, áp đặt...Phương pháp phải giúp phát huy thái độ tích cực đối với việc học tập, cũng như phát huy tính sáng tạo của các em.

* Những cải tổ tâm lý mới dưới ảnh hưởng của hoạt động chủ đạo

Trò chơi mất dần vai trò hàng đầu, tuy nó vẫn tiếp tục giữ một vị trí quan trọng trong đời sống của trẻ. Tuy nhiên hoạt động học tập mới có thể thỏa mãn nhu cầu của trẻ và đại đa số trẻ em được chuẩn bị sẵn sàng về mặt tâm lý để đến trường phổ thông.

Việc học tập tại trường, tham gia lao động ở trường và ở gia đình giúp các em bước đầu biết lập kế hoạch hoạt động (biết làm cái gì trước, cái gì sau,

tiếp thu có tính chất trực giác của trẻ về giá trị của bản thân tri thức từ những bước đầu tiên của việc dạy học ở trường.

Ở trẻ bắt đầu hình thành hành động học. Hành động học được xem là đối tượng để lĩnh hội, sau đó trở thành phương tiện để tiếp thu tri thức, khái niệm khoa học.

Tham gia vào hoạt động học tập, trẻ phải tuân thủ theo thời gian, học tập nghiêm túc với những yêu cầu của hoạt động này. Chấp nhận những yêu cầu của GV có liên quan đến những hành vi trong lớp, đến những chuẩn mực của những quan hệ bạn bè, đến thời gian biểu hàng ngày. Điều này buộc trẻ phải tự điều khiển bản thân theo những điều “cần phải” chứ không phải theo ý muốn chủ quan và qua đây trẻ nắm bắt được những chuẩn mực đạo đức, quy tắc hành vi và kiến thức, nhờ đó trẻ mới phát triển nhân cách của chính mình.

1.4.2.2. Đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học * Đặc điểmnhận thức cảm tính

Hoạt động nhận thức cảm tính của học sinh đầu tiểu học còn mang màu sắc của trẻ mẫu giáo. Tri giác mang tính trực giác toàn bộ, ít đi sâu vào chi tiết, tuy nhiên chúng bắt đầu có khả năng phân tích các dấu hiệu, chi tiết nhỏ của một đối tượng nào đó. Ngoài ra, trong quá trình giải quyết nhiệm vụ hay bài toán tri giác của trẻ thường gắn với hành động, với hoạt động thực tiễn, trẻ phải cầm nắm, sờ mó sự vật thì tri giác sẽ tốt hơn. Chính vì vậy để các em thực hiện tốt hơn nhiệm vụ học tập, cần tạo điều kiện cho các em được tri giác thông qua hoạt động trải nghiệm.

Tri giác của trẻ tiểu học gắn liền với cảm xúc. Những gì dễ tạo ra cảm xúc cho trẻ thì sẽ được trẻ tri giác. Cho nên trong dạy học, giáo viên cần dùng nhiều đồ dùng trực quan với màu sắc đảm bảo tính sư phạm sẽ tạo ra hiệu quả tốt trong việc gây chú ý ở trẻ.

Tri giác và đánh giá không gian của học sinh tiểu học còn chưa chính xác, đặc biệt về những vật quá lớn hoặc quá nhỏ. Đối với biểu tượng thời

gian, thế kỷ, thập niên...tri giác cũng còn hạn chế, mơ hồ và trừu tượng đốivới trẻ tiểu học.

Tri giác phát triển mạnh dưới tác động của giáo dục. Trong quá trình học tập, tri giác vừa là điều kiện vừa là hệ quả của việc học. Tri giác là tiền đề cho các quá trình nhận thức cao hơn. Tri giác có tổ chức, có mục đích được gọi là quan sát. Quan sát phát triển thành năng của cá nhân. Ở trẻ tiểu học, khả năng tinh tế trong quan sát đã có thể hình thành. Giáo viên, người lớn giữ vai trò quan trọng trong phát triển khả năng tri giác của trẻ.

* Đặc điểm nhận thức lý tính * Tư duy

Tư duy của trẻ đầu tiểu học mang tính cụ thể, mang tính hình thức, dựa vào đặc điểm bên ngoài. Nhờ vào học tập, tư duy dần mang tính khái quát và phản ánh được dấu hiệu bản chất của đối tượng tư duy. Trẻ có khả năng tiến hành khái quát, so sánh và suy luận sơ đẳng, qua đó trẻ nắm dần các khái niệm khoa học. Tuy nhiên để trẻ hiểu được khái niệm, cần phải dạy trẻ xem xét, phân biệt những dấu hiệu, thuộc tính của đối tượng. Những dấu hiệu bản chất bên trong này không dễ nhận thấy như những dấu hiệu bên ngoài. Đối với học sinh tiểu học, tri giác những thuộc tính bên ngoài là chủ yếu, chính vì vậy tư duy dựa trên tri thức cảm tính này có thể dẫn đến những sai lầm (Những sai lầm thường là sự thay thế các dấu hiệu, thuộc tính không bản chất như là những dấu hiệu bản chất).

Khi khái quát học sinh tiểu học thường dựa vào chức năng, công dụng của sự vật hiện tượng, trên cơ sở này các em tiến hành phân loại, phân hạng. Hoạt động phân tích tổng hợp ở trẻ còn sơ đẳng. Việc hình thành các kỹ năng suy luận, lập luận về các sự vật hiện tượng, mối quan hệ giữa chúng là vô cùng quan trọng. Các em dễ dàng hơn trong việc suy luận từ nguyên nhân dẫn đến kết quả và khó khăn hơn khi suy luận từ kết quả

* Tưởng tượng

Tưởng tượng là hiện tượng tâm lý khá đặc biệt và có vai trò quan trọng đối với đời sống của con người. Tưởng tượng không phát triển đầy đủ sẽ làm học sinh gặp khó khăn trong hành động cũng như trong học tập. Tưởng tượng vừa là sản phẩm của quá trình dạy học và giáo dục, vừa là phương tiện để giúp học sinh lĩnh hội những kiến thức. Không có tưởng tượng học sinh không thể tái hiện bức tranh của lịch sử, không thể hiểu được điều kiện địa lý của các vùng miền khác nhau trên hành tinh chúng ta.

Tưởng tượng đã phát triển khá mạnh ở lứa tuổi mẫu giáo tuy nhiên cho đến đầu tiểu học, tưởng tượng của trẻ vẫn còn tản mạn và ít có tổ chức. Điều này thể hiện ở chỗ các hình ảnh tưởng tượng của trẻ có thể thiếu sự gắn kết và thiếu mục đích. Sự tưởng tượng hoàn toàn có thể ngẫu hứng và tùy thuộc vào hoàn cảnh. Chính vì vậy hình ảnh tưởng tượng còn đơn giản, hay thay đổi, thiếu bền vững. Càng về cuối bậc học, tưởng tượng của trẻ càng gắn với hiện thực hơn, điều này là do kết quả của quá trình học tập và mở mang kiến thức khoa học của trẻ.

Tưởng tượng tái tạo dần dần phát triển đầy đủ hơn. Sự tái tạo lại các hình ảnh thông qua mô tả, sơ đồ, hình vẽ...ngày càng gắn với hiện thực hơn,đặc biệt các hình ảnh đã bắt đầu liên kết theo hệ thống nào đó mà không tồn tại đứt đoạn. Điều này có được cũng nhờ vào sự phát triển tư duy và ngôn ngữ. Tưởng tượng sáng tạo của trẻ cũng tiếp tục phát triển, tuy còn đơn giản. Những yếu tố của sáng tạo sẽ được trẻ thể hiện trong sản phẩm của mình, đặc biệt là trong hoạt động tạo hình. Cùng với sự phát triển tưởng tượng, một số “câu chuyện tưởng tượng” ở trẻ mà người lớn có thể cho rằng là biểu hiện của “nói dối” cũng xuất hiện. Vậy trẻ tưởng tượng hay nói dối. Để phán xét hiện tượng này chúng ta cần xác định rõ động cơ và mục đích của việc làm này ở trẻ. Phân biệt đúng ở trẻ hiện tượng tưởng tượng hay là nói dối có ý nghĩa quan trọng trong giáo dục trẻ.

* Đặc điểm chú ý

Chú ý có 3 loại cơ bản: chú ý không chủ định, chú ý có chủ định và chú ý sau chủ định. Ở trẻ lứa tuổi tiểu học cần quan tâm tới loại chú ý không chủ định, chú ý có chủ định.

Chú ý không chủ định là loại chú ý đặc trưng cho trẻ mầm non, song vẫn tiếp tục phát triển ở học sinh tiểu học. Học sinh tiểu học vẫn thường bị thu hút bởi những gì mới mẻ, màu sắc sặc sỡ, hình dạng lạ mắt...Chính vì vậy, trong dạy học tiểu học giáo viên cần sử dụng đồ dùng trực quan để gây chú ý không chủ định. Tuy nhiên, việc sử dụng đồ dùng trực quan cũng cần bảo đảm nguyên tắc sư phạm, nếu không sự hưng phấn quá mức sẽ dẫn đến việc trẻ không chú ý đến việc phân tích và khái quát tài liệu học tập.

Chú ý có chủ định của trẻ em chưa thực sự phát triển, ý chí của trẻ chưa cao nên ảnh hưởng đến sự phát triển chú ý và ngược lại. Hơn nữa sự xuất hiện động cơ hành vi ở trẻ giúp hình thành và phát triển chú ý tốt hơn. Động cơ hành vi của trẻ còn mang tính trước mắt. Động cơ có chủ định cũng cần được duy trì ở trẻ bằng cách dạy học hứng thú và phát huy tính tích cực của trẻ. Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng việc học không phải lúc nào cũng thú vị, nên cần dạy trẻ biết chú ý ngay cả với những tài liệu không mấy thú vị. Chú ý của học sinh tiểu học còn thiếu bền vững, đặc biệt là học dinh đầu cấp. Do chú ý không bền vững lại dễ phân tán nên trẻ hay mắc lỗi trong học tập. Chú ý của trẻ chỉ duy trì được trong khoảng 30 – 35 phút. Ngoài ra độ bền vững của chú ý còn phụ thuộc vào nhịp độ học tập, nhịp độ quá nhanh hay quá chậm đều làm cho trẻ khó tập trung chú ý trong thời gian dài. Sự phát triển chú ý của trẻ gắn liền với sự phát triển của hoạt động học tập. Bản thân quá trình học tập đòi hỏi các em phải rèn luyện chú ý có chủ định, cũng như ý chí nghị lực, ý thức trách nhiệm đối với nhiệm vụ học tập.

* Đặc điểm trí nhớ

Tư duy trực quan hình tượng là loại tư duy đặc trưng của lứa tuổi mẫu giáo và phát triển mạnh ở lứa tuổi tiểu học, cho nên trí nhớ của học sinh tiểu học chủ yếu vẫn là trí nhớ trực quan hình tượng. Những hiện tượng trực quan sinh động vẫn lưu lại trong trí nhớ các em hơn là hiện tượng ngôn ngữ. Trí nhớ máy móc ở học sinh lớp 1, 2 phát triển mạnh. Trẻ có thể nhớ cả những điều chưa hiểu.

Nhiều học sinh tiểu học chưa biết tổ chức việc ghi nhớ có ý nghĩa mà có khuynh hướng phát triển trí nhớ máy móc. Trẻ ở giai đoạn này có khả năng học thuộc lòng mà không cần hiểu hết ý hay nội dung tài liệu. Tuy nhiên việc ghi nhớ máy móc hay học thuộc lòng có ý nghĩa nhất định đối với trẻ tiểu học. Trong giai đoạn này, việc gia tăng kiến thức trong bộ nhớ là điều quan trọng và để hiểu sâu sắc vốn kiến thức ấy,đứa trẻ sẽ học dần trong quãng đời sau này. Chính vì vậy, nên cho trẻ học thuộc lòng nhưng lưu ý rằng ở đâu đó có thể giải thích cho trẻ để gia tăng dần trí nhớ ngữ nghĩa thay vì trí nhớ máy móc thì giáo viên cần phải làm ngay.

Ghi nhớ gắn với mục đích đã giúp cho trẻ nhớ nhanh hơn, lâu hơn và chính xác hơn. Giáo viên hãy chỉ ra cho trẻ nhớ để làm gì. Bên cạnh đó dạy học sinh biết tìm điểm tựa trong ghi nhớ và không dạy quá nhanh. Kiến thức cần sử dụng thường xuyên, cần lặp đi lặp lại thì mới giữ lâu trong trí nhớ.

1.4.2.3. Đặc điểm nhân cách của học sinh tiểu học * Tính cách học sinh tiểu học

Tính cách của trẻ em hình thành khá sớm. Ngay từ khi còn rất nhỏ, chúng ta đã thấy những biểu hiện khác nhau trong tính cách của trẻ: trẻ thì

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh trường tiểu học Trần Phú, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)