Môi trường và các yếu tố cơ sở vật chất

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh trường tiểu học Trần Phú, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội (Trang 59)

* Môi trường:

Môi trường là nơi sống và hoạt động của con người, môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của cá nhân. Môi trường tự nhiên có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển thể chất và sức khỏe của con người. Môi trường xã hội bao gồm các mối quan hệ đa dạng trong gia đình, nhà trường, ngoài xã hội, bạn bè, cộng đồng dân cư...có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển tâm lý, ý thức, trí tuệ và tình cảm của từng cá nhân.

Gia đình là môi trường sống đầu tiên của đứa trẻ. Đó là nơi sinh ra, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em, cha mẹ là những nhà giáo dục đầu tiên. Nếp sống gia đình, mối quan hệ tình cảm của các thành viên, trình độ văn hóa, sự gương mẫu và phương pháp giáo dục của cha mẹ có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển tâm lí, ý thức, hành vi của trẻ em.

Tập thể và phương pháp tổ chức hoạt động của tập thể học sinh như Đội thiếu niên, Đoàn thanh niên có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển nhân cách của trẻ em. Tập thể với tư cách là cộng đồng đặc biệt được tổ chức ở trình độ cao, có tôn chỉ mục đích, nội dung hoạt động, có kỉ luật, tạo điều kiện tốt cho trẻ sống, hoạt động và giao lưu. Trong sinh hoạt tập thể, trẻ em lựa chọn những gì phù hợp với xu hướng năng lực của mình để tham gia và tiếp thu những gì mà trẻ coi là có giá trị. Giáo dục hiện đại rất coi trọng giáo dục tập thể, coi tập thể là môi trường để trẻ em giao lưu, tương tác, là phương tiện để giáo dục trẻ em.

Các nhóm bạn bè có ảnh hưởng hàng ngày, hàng giờ với trẻ em. Sinh hoạt, học tập, giao lưu trong nhóm bạn bè tốt, trẻ em giúp đỡ nhau cùng thi

trong nhóm bạn bè xấu, lười biếng, ăn chơi, đua đời sẽ có ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển tâm lý, ý thức trẻ em.

Từ các yếu tố cơ bản nêu trên cho thấy việc xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh là vô cùng quan trọng và cần thiết với trẻ em. Các em cần phải được sống trong một môi trường xã hội trật tự kỷ cương, mọi người dân sống theo hiến pháp và pháp luật; một gia đình hòa thuận, hạnh phúc, có truyền thống lao động, học tập; một trường học có chất lượng giáo dục và đào tạo tốt; một địa phương có phong trào và truyền thống giáo dục tốt, mọi người chăm lo đến phát triển giáo dục.

* Cơ sở vật chất và các thiết bị trường học

Song song với việc tạo dựng “môi trường sư phạm thân thiện” nhà trường còn cần đến cơ sở vật chất đầy đủ, cảnh quan nhà trường “xanh- sạch - đẹp”, đáp ứng yêu cầu thực hiện các mục tiêu giáo dục rèn luyện phát triển nhân cách học sinh

CSVC và các thiết bị trường học là điều kiện, là phương tiện thiết yếu để tổ chức quá trình GD. Nhà trường có đủ diện tích mặt bằng theo quy định, có quang cảnh môi trường sạch sẽ, phòng học xây dựng đúng quy cách, có trang thiết bị kĩ thuật đồng bộ để phục vụ cho dạy và học ở tất cả các môn học, thư viện đủ sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo, có sân chơi, bãi tập, vườn trường...đó là một trường học có đầy đủ CSVC. Cùng với các hoạt động động GD khác, giáo dục GTS, KNS phải có đủ điều kiện tổ chức và phương tiện tốt để tổ chức các hoạt động. Thiết bị tối thiểu để tổ chức các hoạt động là: âm ly, loa đài, đầu video, đàn, dụng cụ thể thao và kinh phí hoạt động. Nhà trường cần đảm bảo các điều kiện vật chất để tập thể giáo viên và học sinh hoàn thành các nhiệm vụ của mình với chất lượng cao.

Tiểu kết chƣơng 1

Công cuộc đổi mới đất nước ta hiện nay đòi hỏi nhà trường phổ thông phải quan tâm nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục nhằm đào tạo ra một lớp người có đủ phẩm chất, nhân cách, năng lực và trí tuệ, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Hoạt động giáo dục GTS, KNS là bộ phận của quá trình giáo dục trong nhà trường; là sự tiếp nối, chuyến tiếp từ việc học sinh tiếp thu kiến thức đến vận dụng vào thực tiễn của hoạt động dạy học. Giáo dục GTS, KNS có vai trò quan trọng trong việc hình thành con người Việt Nam phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu của xã hội. Hoạt động giáo dục GTS, KNS đã được nhiều tác giả quan tâm, nghiên cứu, song việc quản lý hoạt động giáo dục GTS, KNS cho học sinh tiểu học chưa được nghiên cứu sâu.

Trong chương 1, tác giả đã đề cập đến một số khái niệm công cụ cơ bản như: quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường; Khái niệm, mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống; mối quan hệ giữa GTS và KNS. Đặc biệt tác giả đã nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động giáo dục GTS, KNS cho học sinh tiểu học. Qua đó cho thấy việc quản lý hoạt động giáo dục GTS, KNS cho học sinh tiểu học hiện nay là hết sức cần thiết và cấp bách.

Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục GTS, KNS cho học sinh tiểu học khi thực hiện cần bám sát mục tiêu GD phổ thông, mục tiêu giáo dục tiểu học, những nội dung hoạt động giáo dục GTS, KNS phải cụ thể, có mục tiêu, kế hoạch rõ ràng và phù hợp với tâm sinh lý học sinh, phù hợp với điều kiện thực hiện nhằm bảo đảm sự thành công của hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống nói riêng và giáo dục toàn diện cho học sinh nói chung.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG, KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRƢỜNG TIỂU HỌC TRẦN PHÚ,

THỊ XÃ SƠN TÂY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1. Khái quát về trƣờng TH Trần Phú, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội

Trường tiểu học Trần Phú, thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội được thành lập năm 1960 giữa lúc nhân dân miền Bắc đang ra sức xây dựng CNXH, quyết tâm ủng hộ, chi viện đồng bào miền Nam tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng chống Mỹ xâm lược nhằm thực hiện hòa bình thống nhất. Khi mới thành lập, nhà trường chỉ có 4 phòng học, 6 lớp, gần 240 học sinh và 7 thầy cô giáo. Ngay thời kỳ đầu mới thành lập, phong trào thi đua “Hai tốt” đã sớm khởi sắc, đã xuất hiện những thầy cô dạy giỏi, tâm huyết hết lòng vì học sinh thân yêu, có nhiều những tấm gương học sinh chăm ngoan, học giỏi tiêu biểu. Thầy và trò nhà trường vượt mọi khó khăn vươn lên thi đua hăng say giảng dạy và học tập. Ngày 27/2/1973 trường vinh dự được đón Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Văn Huyên về thăm động viên, khen ngợi thành tích của thầy và trò nhà trường. Nối tiếp truyền thống đó đến nay trường tiểu học Trần Phú phấn đấu không ngừng, trở thành điểm sáng trong phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt” của giáo dục tiểu học thị xã Sơn Tây. Năm 2000 trường được bộ GD & ĐT công nhận trường tiểu học chuẩn Quốc Gia, được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen. Trường hiện có 20 lớp với 960 học sinh và 47 cán bộ, giáo viên, nhân viên (Trong đó: trình độ đại học: 29 người, cao đẳng: 16 người, trung học: 02). Trường có khuôn viên khang trang, xanh - sạch - đẹp với diện tích 3989 m2. Các phòng học, phòng làm việc được xây dựng kiên cố: có đầy đủ phòng học văn hóa đảm bảo 1 lớp/1 phòng, có các phòng học bộ môn như: phòng học Tiếng Anh, tin học, phòng nghệ thuật, phòng đọc, thư viện, phòng Đội, phòng truyền thống và các phòng làm việc khác phục vụ cho

công tác giảng dạy và học tập của thầy và trò. Trường luôn quan tâm nâng cao chất lượng GD toàn diện. Tăng cường công tác GD đạo đức, giáo dục truyền thống, tích cực thực hiện phong trào “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Giữ vững chất lượng đại trà, nâng cao chất lượng mũi nhọn. Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng dạy – học, đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường sử dụng đồ dùng, trang thiết bị dạy học hiện đại. Quan tâm tới chất lượng dạy ngoại ngữ và tin học trong nhà trường. Nâng cao chất lượng buổi học thứ hai và chất lượng dạy học tự chọn.

Năm học 2012 - 2013 trường có 3 HS đạt giải trong “Hội thi Trạng nguyên nhỏ tuổi và viết đẹp cấp toàn quốc”, 7 học sinh đạt giải cuộc thi Tin học trẻ không chuyên thành phố Hà Nội, 2 học sinh được khen thưởng trong kỳ thi Olympic Tiếng Anh cấp thành phố…Phong trào văn hóa, văn nghệ sôi nổi: trường đạt giải nhất cuộc thi “Tiếng hát thày và trò ngành GD & ĐT Sơn Tây”, đạt 1 huy chương vàng cấp thành phố môn bơi … Đội ngũ GV của trường gồm các thầy cô giáo tâm huyết với nghề nghiệp, say mê trong nghiên cứu khoa học, có năng lực chuyên môn vững vàng, năm học này đã có 27 đề tài sáng kiến kinh nghiệm cấp thị xã, 100% các thầy cô làm tốt công tác giáo dục, 2 cô giáo đạt giải nhất, nhì kì thi giáo viên dạy giỏi cấp Thị xã, 1 cô giáo đạt giải ba giáo viên dạy giỏi cấp Thành phố, 23 cô giáo đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua, lao động tiên tiến cấp thị xã … Để có kết quả trên là nhờ việc phát huy sức mạnh tổng hợp của nhà trường; từ sự nỗ lực không ngừng của đội ngũ giáo viên; từ việc biết kết hợp giữa dạy học và giáo dục, giữa giáo dục văn hóa với giáo dục đạo đức nếp sống.

2.2. Giới thiệu về khảo sát

2.2.1. Mục đích khảo sát

Đánh giá thực trạng nhận thức về các giá trị sống và mức độ thành thạo kỹ năng sống của HS trường tiểu học Trần Phú; Đánh giá thực trạng quản lý

hoạt động giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống ở trường tiểu học Trần Phú, thị xã Sơn Tây, Hà Nội.

2.2.2. Đối tượng khảo sát

Cán bộ quản lý: 8 người Giáo viên: 32 người Phụ huynh HS: 20 người Cán bộ địa phương: 10 người Học sinh: 60 em

2.2.3. Nội dung khảo sát

- Thực trạng nhận thức về giá trị sống và mức độ thành thạo kỹ năng sống của HS trường tiểu học Trần Phú.

- Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh học sinh và cán bộ địa phương về GD giá trị sống và kỹ năng sống

- Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục GTS, KNS ở trường tiểu học Trần Phú, thị xã Sơn Tây, Hà Nội.

2.2.4. Phương pháp khảo sát

- Phiếu hỏi

- Phỏng vấn, trao đổi tọa đàm

- Quan sát hành vi, thái độ, sản phẩm hoạt động của HS

2.3. Kết quả khảo sát

2.3.1. Thực trạng nhận thức về giá trị sống và mức độ thành thạo kỹ năng sống của HS trường tiểu học Trần Phú, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội sống của HS trường tiểu học Trần Phú, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội

* Đánh giá về mức độ thành thạo các kỹ năng sống của học sinh, tác giả đã đưa ra bảng đánh giá về 15 kỹ năng sống theo ba mức độ: thành thạo, khá thành thạo và chưa thành thạo. Kết quả thu được ở bảng 2.1.

Bảng 2.1: Đánh giá của CBQL, GV, PHHS về một số KNS của HS TT Kỹ năng sống Mức độ thể hiện KNS của HS Thành thạo Khá thành thạo Chƣa thành thạo SL % SL % SL % 1 Kỹ năng tự nhận thức 41 68,3 19 31,7 2 Kỹ năng kiên định 4 6,7 13 21,7 43 71,6

3 Kỹ năng lập kế hoạch hoạt

động 2 3,3 15 25 43 71,7

4 Kỹ năng giải quyết vấn đề 22 36,7 38 63,3 5 Kỹ năng tư duy tích cực 3 5 20 33,3 37 61,7 6 Kỹ năng kiểm soát tức giận 3 5 19 31,7 38 63,3 7 Kỹ năng đồng cảm, chia sẻ 5 8,3 46 76,6 9 15,1

8 Kỹ năng hợp tác 5 8,3 38 63,3 17 28,4

9 Kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỡ 26 43,3 34 56,7 10 Kỹ năng giao tiếp ứng xử 5 8,3 34 56,7 21 35

11 Kỹ năng thuyết trình 19 31,7 41 68,3

12 Kỹ năng làm việc nhóm 5 8,3 39 65 16 26,7

13 Kỹ năng cạnh tranh lành

mạnh 2 3,3 35 58,3 23 38,4

14 Kỹ năng giải quyết xung đột 23 38,3 37 61,7

15 Kỹ năng bảo vệ bản thân và

cộng đồng 25 41,7 35 58,3

Qua kết quả điều tra, khảo sát trên chúng ta có thể thấy mức độ thành thạo KNS của HS trường tiểu học Trần Phú khá khiêm tốn. Một số các kỹ năng được quan tâm và GD cho HS thì mức độ thành thạo và khá thành thạo đạt cao, đó là các kỹ năng như: kỹ năng làm việc nhóm (73,3%), kỹ năng hợp tác (71,6%), kỹ năng đồng cảm, chia sẻ (84,9), kỹ năng giao tiếp ứng xử (65%), kỹ năng tự nhận thức (68,3%), kỹ năng cạnh tranh lành mạnh (61,6%). Bên cạnh những kỹ năng HS đạt được khá tốt đó, còn một số kỹ năng đạt mức độ thành thạo và khá thành thạo đạt thấp như: kỹ năng kiên định (28,4%), kỹ năng lập kế hoạch hoạt động (28,3%), kỹ năng giải quyết vấn đề (36,7%), kỹ năng tư duy tích cực (38,3%), kỹ năng kiểm soát tức giận (36,7%), kỹ năng giải quyết xung đột (38,3%), kỹ năng thuyết trình (31,7%), kỹ năng bảo vệ bản thân và cộng đồng (41,7%), kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỡ (43,3%). Chính vì HS chưa thành thạo, còn yếu các kỹ năng nêu trên nên các em nhút nhát, kém tự tin trước đông người; chưa biết cách lập kế hoạch, chưa chủ động thực hiện các công việc cô giáo giao; thiếu sự kìm nén cảm xúc nên HS dễ cãi lộn với nhau; việc phòng tránh tai nạn thương tích ở các em còn chưa tốt, các em chưa có ý thức bảo vệ bản thân nên dễ gặp rủi ro và gây lo lắng cho cha mẹ và thầy cô.

* Đánh giá về sự nhận thức các giá trị sống biểu hiện thông qua hiểu biết, thái độ, hành vi của HS, tác giả đã đưa ra bảng đánh giá về 12 giá trị phổ quát của nhân loại, giáo viên lựa chọn sự đánh giá theo ba mức độ; Tốt, khá, chưa tốt. Kết quả thu được ở bảng 2.2.

Bảng 2.2: Đánh giá của CBQL, GV, PHHS về sự nhận thức các giá trị sống biểu hiện thông qua hiểu biết, thái độ, hành vi của HS

TT Giá trị sống Mức độ nhận thức của HS Tốt Khá tốt Chƣa tốt SL % SL % SL % 1 Giá trị hòa bình 4 6,7 38 63,3 18 30 2 Giá trị tôn trọng 4 6,7 43 71,6 13 21,7 3 Giá trị yêu thương 13 21,7 35 58,3 12 20 4 Giá trị khoan dung 9 15 41 68,3 10 16,7 5 Giá trị trung thực 20 33,3 36 60 4 6,7 6 Giá trị khiêm tốn 7 11,6 30 50 23 38,4 7 Giá trị hợp tác 11 18,3 44 73,4 5 8,3 8 Giá trị hạnh phúc 13 21,7 38 63,3 9 15 9 Giá trị trách nhiệm 14 23,3 40 66,7 6 10 10 Giá trị giản dị 14 23,3 42 70 4 6,7 11 Giá trị tự do 18 30 38 63,3 4 6,7 12 Giá trị đoàn kết 20 33,3 30 50 10 16,7 Với việc khảo sát đánh giá của CBQL, GV, PHHS về sự nhận thức các giá trị sống biểu hiện thông qua hiểu biết, thái độ, hành vi của HS, chúng ta nhận thấy phần lớn các em đều nhận thức được 12 giá trị nền tảng. Tuy nhiên, qua trò chuyện, trao đổi với các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy và với cha mẹ học sinh, tác giả được biết: từ các kiến thức về các giá trị sống được học các em HS có những sự thay đổi rõ rệt, tuy nhiên cũng không ít học sinh chưa nhận thức đầy đủ, chưa hiểu rõ và chưa biết áp dụng hiểu biết vào cuộc sống hàng ngày trong cách ứng xử với bạn trong lớp, với người thân trong gia đình... Bài học còn xa rời thực tế, thái độ và hành vi chưa phù hợp với giá trị sống được học. GV và PHHS chưa thường xuyên giúp đỡ, nhắc nhở các em thực hiện đúng các chuẩn mực đạo đức, thực hiện nội quy học sinh, trau dồi

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh trường tiểu học Trần Phú, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội (Trang 59)