Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh trường tiểu học Trần Phú, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội (Trang 68)

sinh và cán bộ địa phương về GD giá trị sống và kỹ năng sống

* Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh học sinh và cán bộ địa phương về mức độ cần thiết phải GD giá trị sống, kỹ năng sốngcho HS

Để xác định nhận thức của CBQL, GV, PHHS về tầm quan trọng và sự cần thiết phải giáo dục GTS, KNS cho HS, tác giả đưa câu hỏi ở phiếu điều tra cho 60 người là CBQL, GV và PHHS của trường, nội dung hỏi như sau:

“ Theo thầy( cô), theo đồng chí và quý vị phụ huynh, các em học sinh tiểu học có cần thiết phải được giáo dục về các giá trị sống và kỹ năng sống không? (Khoanh tròn vào ý kiến mà quý vị và thầy cô cho là đúng)

a, Cần thiết b, Ít cần thiết c, Không cần thiết

Kết quả thu được như sau: 100% CBQL, GV cho rằng việc giáo dục GTS, bồi dưỡng, rèn luyện KNS cho HS tiểu học là cần thiết. Có 95% phụ huynh học sinh cho là cần thiết, có 5% phụ huynh học sinh cho là ít cần thiết. Có 97% cán bộ địa phương cho là cần thiết, có 3% cán bộ địa phương cho là ít cần thiết. 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Giáo viên PHHS Cán bộ địa

phƣơng

Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết

Biểu đồ 2.1: Đánh giá nhận thức củaCBQL, giáo viên và PHHS nhà trường và cán bộ địa phương về GD giá trị sống và kỹ năng sống

Khi trao đổi với CBQL, GV trong trường và một số PHHS, cán bộ địa phương, các ý kiến đều khẳng định rằng việc giáo dục GTS, bồi dưỡng, rèn luyện KNS cho HS tiểu học là cần thiết vì những lý do sau:

- Ở gia đình các em HS được chiều chuộng, ít được GD về lao động, về ý thức trách nhiệm; việc rèn nề nếp, tác phong trong sinh hoạt, ứng xử cũng không được quan tâm.

- Đặc điểm nhận thức, tâm sinh lý của các em HS dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài, các em dễ bị ảnh hưởng theo thói quen tốt hoặc xấu của những người xung quanh.

- Việc giáo dục GTS, bồi dưỡng, rèn luyện KNS cho HS tiểu học là cần thiết, giúp các em tự tin hơn, năng động hơn, biết tự chăm sóc bản thân, yêu thương và giúp đỡ bạn bè và những người xung quanh, biết say mê học tập, tìm tòi, khám phá khoa học, biết tự bảo vệ bản thân…

* Thực trạng nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên nhà trường về trách nhiệm GD giá trị sống, kỹ năng sống cho HS.

Tác giả đã thực hiện khảo sát nhận thức của 40 CBQL và GV nhà trường về trách nhiệm giáo dục GTS, KNS cho HS và nhận được kết quả như sau:

Bảng 2.3. Đánh giá mức độ nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về trách nhiệm phải GD giá trị sống, kỹ năng sống cho HS

TT Nội dung

Mức độ nhận thức

Đồng ý Khôngđồng ý Ý kiến khác

SL % SL % SL %

1 Giáo dục GTS, KNS là trách

nhiệm của xã hội 4 10 36 90

2 Giáo dục GTS, KNS là trách

nhiệm của nhà trường 34 85 6 15

3 Giáo dục GTS, KNS là trách

nhiệm của GVCN, GV bộ môn 37 92,5 3 7,5 4 Giáo dục GTS, KNS là trách

nhiệm của các tổ chức đoàn thể 33 82,5 7 17,5 5 Giáo dục GTS, KNS là trách

nhiệm của các trung tâm huấn luyện KNS

2 5 38 95

6 Giáo dục GTS, KNS chỉ là trách

nhiệm của gia đình 3 7,5 37 92,5

7 Giáo dục GTS, KNS cần phải có sự phối hợp của các lực lượng GD, thực hiện đồng loạt ở cả 3 môi trường: Nhà trường – Gia đình – xã hội.

40 100

Như vậy, qua những số liệu ở trên cho ta thấy hầu hết các CBQL, GV đều nhận thức được sự cần thiết phải giáo dục GTS, KNS cho HS trong nhà trường (85%) và theo họ để thực hiện tốt giáo dục GTS, KNS thì cần phải có sự phối hợp của các lực lượng GD, thực hiện đồng loạt ở 3 môi trường: Nhà trường – Gia đình – Xã hội (100%). Theo tác giả đây là một tín hiệu tích cực đáng mừng, bởi khi họ đã nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của hoạt động này thì họ sẽ tích cực, chủ động tham gia vào hoạt động ấy và điều đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động này diễn ra và mang lại hiệu quả cao nhất.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh trường tiểu học Trần Phú, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)