30Những kỹ năng cơ bản trong DH NN

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh chuyên ngành tại Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 37)

- Biện pháp tâm lý – GD: (còn được gọi là biện pháp tuyên truyền GD) là cách tác động của chủ thể QL tới đối tượng QL thông qua đời sống tâm lý cá nhân,

30Những kỹ năng cơ bản trong DH NN

Những kỹ năng cơ bản trong DH NN

ND DH NN bao gồm kỹ năng giao tiếp NN với 4 dạng HĐ giao tiếp cơ bản: Nghe, Nói, Đọc, Viết.

- Kỹ năng nghe được hiểu là người nghe tiếp nhận thông tin của người nói

thông qua thính giác của mình để hiểu ND thông báo, thông tin đó. Trong quá trình giao tiếp bằng dạng thức “nói - nghe”, người nói sử dụng bộ máy phát âm của mình để tạo thông báo, thông tin gồm những từ, ngữ, câu tạo thành.

- Kỹ năng nói được hiểu là người học NN dùng âm thanh tiếng nói để chuyển

tải ND một thông báo, thông điệp của mình tới người nghe có cùng một tín hiệu “âm thanh ngôn ngữ” trong HĐ giao tiếp.

- Kỹ năng đọc được hiểu là người đọc sử dụng khả năng thị giác nhìn vào bản

ghi “thông báo, thông điệp”, đồng thời phát ra thành âm thanh ngôn ngữ tương ứng với từ, ngữ, câu... có trên văn bản, ngoại trừ hình thức “đọc thầm”. Kỹ năng này là một trong những mục đích chính của quá trình dạy và học NNCN.

- Kỹ năng viết được hiểu là viết chữ trên giấy, trên bảng... ghi ra ND muốn

biểu đạt, muốn nói đã được sắp xếp thông qua cách dùng từ, đặt câu theo mục đích giao tiếp.

Bốn kỹ năng nêu trên đều được hình thành trên cơ sở hiểu ND thông báo, thông điệp. Người đọc cũng như người nghe đều là người tiếp nhận thông báo, thông điệp từ phía người viết hoặc người nói.

1.3.4.3. Hình thức dạy học ngoại ngữ chuyên ngành

Trên giảng đường ĐH, HĐ dạy và học NN có những nét đặc trưng riêng, không bị gò ép, chi phối hoặc quá phụ thuộc vào các quy định, tiến trình bài giảng trong giáo án hoặc một khuân mẫu nhất định nào. Việc dạy và học phải luôn được tổ chức dưới nhiều hình thức phong phú, đa dạng mới thu hút được SV, cuốn hút SV vào việc tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên, đơn giản nhưng hiệu quả. Có những hình thức tổ chức sau:

31

- Dạy và học ở trên lớp theo quy định trong phân phối chương trình

Đây là hình thức tổ chức dạy và học truyền thống, cơ bản, mà mọi GV phải thực hiện đủ và đúng theo phân phối chương trình, tức là GV thực hiện một giờ dạy trên lớp với 50 phút bao gồm HĐ dạy của GV và HĐ học của SV. Người dạy có thể thực hiện các PP trong quá trình bài giảng như thuyết trình, phát vấn, giáo cụ trực quan, động não. Thực hiện các giờ học như vậy cho đến khi kết thúc học kỳ.

- Các hình thức HĐ ngoại khoá bộ môn nhằm đem lại hiệu quả cao hơn trong học tập.

Trên thực tế, nhu cầu cho HĐ này đối với tất cả các môn học là rất cao và nếu thực hiện tốt sẽ đem lại hiệu quả cao, đặc biệt là đối với việc dạy và học NN. Các hình thức phổ biến dễ thực hiện như dàn dựng tiểu phẩm, kịch hóa bài khóa, cho SV tập đóng vai diễn ở phạm vi một nhóm, một lớp hoặc một khối. Thi tìm hiểu về đất nước, con người, phong tục, tập quán của đất nước mà SV được học tiếng. Tổ chức câu lạc bộ nói tiếng Anh.

1.3.5. Vai trò, ý nghĩa của hoạt động dạy học ngoại ngữ chuyên ngành trong việc nâng cao chất lượng dạy học ở bậc đại học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh chuyên ngành tại Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)