- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao.
Chƣơng 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH Ở ĐHQGHN
3.2.1. Nhóm biện pháp quản lý hoạt động dạy của giảng viên
3.2.1.1. Mục tiêu
Trong ĐT ĐH, đội ngũ GV đóng vai trò quan trọng trong HĐ ĐT, quyết định chất lượng ĐT của nhà trường. Các nhà QL đều hiểu rõ chất lượng GV tốt là một trong những yếu tố quan trọng thu hút người học và hầu hết các GV cũng đều ý thức được rằng chất lượng của từng giờ dạy ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng ĐT và chất lượng của sản phẩm ĐT sẽ khẳng định thương hiệu của nhà trường. Và cũng chính thông qua thương hiệu của nhà trường mà mỗi GV sẽ khẳng định được các giá trị bản thân mình cả về tinh thần và vật chất. Do đó, cần thiết vận dụng những biện pháp QL, quán triệt được các vấn đề về nhân lực để xây dựng và phát triển đội ngũ GV góp phần đáp ứng yêu cầu DH, nâng cao chất lượng GV và đảm bảo hiệu quả ĐT. Các biện pháp QL cần tập trung vào những mục tiêu sau:
- Nâng cao nhận thức về trách nhiệm, tạo động cơ phấn đấu tích cực của GV. Đảm bảo việc thực hiện chương trình, lịch trình. Nâng cao hiệu quả giờ giảng và gây hứng thú cho SV là những vấn đề cần phấn đấu đạt được trong quá trình ĐT.
- Tăng cường khả năng khai thác, sử dụng tốt các nguồn thông tin, tư liệu đa dạng phục vụ việc DH NN nhằm nâng cao chất lượng DH NN.
- Tạo điều kiện thuận lợi để khuyến khích sự sáng tạo và năng lực tự học, tự BD, tự nghiên cứu của GV.
3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện các biện pháp
a) Nội dung các biện pháp:
- QL chỉ đạo việc lập KH và việc thực hiện chương trình DH - QL, chỉ đạo việc chuẩn bị bài giảng, soạn giáo án lên lớp
69
- QL, chỉ đạo việc tăng cường sử dụng các thiết bị công nghệ thông tin trong việc DH NN
- Cải tiến QL HĐ BDCM nghiệp vụ GV
- QL, chỉ đạo việc đổi mới nhận thức về DH theo đường hướng “Lấy người học làm trung tâm”
- Cải tiến công tác KT - ĐG kết quả học tập của SV
- Ban hành quy chế khen thưởng, động viên những GV hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong công tác giảng dạy.
b) Cách thức thực hiện các biện pháp:
Biện pháp 1: Quản lý chỉ đạo việc lập kế hoạch và việc thực hiện chương trình dạy học QL chỉ đạo việc lập KH và việc thực hiện chương trình DH của GV là một HĐ cần thiết trong quá trình giảng dạy, từ đó giúp các GV thực hiện đúng và đầy đủ KH, khối lượng công việc của mình một cách khoa học, đồng thời giúp các nhà QL có cơ sở KT - ĐG việc thực hiện chương trình của GV. Để QL tốt nhà trường cần:
Đề ra các văn bản, công cụ pháp quy cụ thể để KT việc giảng dạy của GV, quy định rõ các yêu cầu về việc lập KH, thực hiện đủ khối lượng và ND kiến thức trong chương trình môn học của GV.
- Xây dựng nội quy giảng dạy trong Trường, Khoa, gắn HĐ giảng dạy của GV với quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của họ.
- Xây dựng và QL tốt chương trình chi tiết môn học, nhằm tạo ra một công cụ pháp quy để có thể KT việc giảng dạy của GV, cung cấp cho SV thông tin về mục đích, ND môn học và các yêu cầu học tập.
- Các GV cũng phải nắm vững các mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể của chương trình và chuẩn kiến thức, chuẩn kỹ năng các học phần, mục tiêu và chương trình chi tiết của môn học, qua đó tạo tâm thế tích cực và tính hướng đích rõ ràng trong công tác giảng dạy.
- Nhà trường cần KT định kỳ hoặc đột xuất việc lập và thực hiện KH công tác và chương trình giảng dạy của GV.
70
Biện pháp 2: Quản lý, chỉ đạo việc chuẩn bị bài giảng, soạn giáo án lên lớp
Việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp là một việc không thể thiếu với bất kỳ GV nào khi tham gia giảng dạy. Soạn giáo án và chuẩn bị bài kỹ lưỡng sẽ giúp GV chủ động trong giờ giảng, có KH và đạt hiệu quả cao. Nhà trường và Khoa cần:
- Đề ra các Quy định cụ thể về soạn bài của GV: có ND khoa học tốt, cập nhật thông tin, kiến thức hiện đại, xác định rõ mục tiêu bài học, trình bày rõ ràng, đầy đủ và thực hiện việc soạn bài theo mẫu chung.
- Thường xuyên tổ chức dự giờ và phân công GV dạy thử các bài đã soạn mẫu và đưa ra những nhận xét , trao đổi, rút kinh nghiệm chân thành, cởi mở để tìm ra những ưu, nhược điểm cho giáo án.
- Lập KH các kỳ hội giảng định kỳ nhằm tăng cường ý thức và ĐG chất lượng của GV, đồng thời có chế độ khen thưởng xứng đáng để động viên, khích lệ họ.
Biện pháp 3: Quản lý, chỉ đạo việc tăng cường sử dụng các thiết bị công nghệ thông tin trong việc DH NN
Việc sử dụng các thiết bị này giúp GV tiết kiệm được thời gian giảng giải về một khái niệm mới hoặc đỡ tốn thời gian viết lên bảng những quy tắc ngữ pháp, những hướng dẫn SV thực hiện các HĐ ngôn ngữ… Nhà trường và Khoa cần phối hợp với Trung tâm Ứng dụng CN vào DH NN để BD cho GV những kỹ năng sử dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến hiện nay như: phần mềm PowerPoint, tạo lập website môn học để nâng cao chất lượng giảng dạy của GV.
Biện pháp 4: Cải tiến quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ giảng viên Trong thời đại công nghệ bùng nổ như nay, để có thể đứng vững trên bục giảng đòi người GV - đặc biệt đối với những GV dạy TACN phải luôn trau dồi kiến thức, phải luôn luôn học hỏi để cập nhật những thông tin mới mẻ. Công nghệ ngày càng hiện đại, nó phát triển không chờ một ai, vì vậy các nhà QL cần phải ưu tiên BD kiến thức CM cho GV thông qua các HĐ:
- Tổ chức các buổi BDCM ngắn hạn về các chuyên ngành mà Khoa đang giảng dạy.
71
- Phối hợp với các trường có chuyên ngành giảng dạy để bổ túc thêm kiến thức chuyên ngành cho GV.
- Tạo điều kiện cho GV tham gia các khóa học chính khóa về chuyên ngành họ giảng dạy (văn bằng 2, tại chức) hoặc tham gia các khóa học ngắn hạn ở nước ngoài do GV tự tìm kiếm hoặc do chỉ tiêu phân bổ của Nhà trường.
- Tăng cường việc trao đổi kinh nghiệm giữa các trường bằng các hình thức tổ chức các buổi hội nghị, hội thảo khoa học để trao đổi kinh nghiệm nhằm giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình giảng dạy NN.
Biện pháp 5: Quản lý, chỉ đạo việc đổi mới nhận thức về dạy học theo đường hướng “Lấy người học làm trung tâm”
Để có hứng thú trong học tập, SV phải chủ động tham gia, phải là thành viên tích cực trong quá trình DH. Trong khi đó, GV phải quyết tâm thay đổi vai trò của mình: chuyển dần từ vị trí người thuyết giảng sang vị trí người cố vấn, người hướng dẫn và người giúp đỡ. Tăng cường quyền làm chủ cho SV trong quá trình học tập, để bảo đảm SV là trung tâm của quá trình ĐT.
Áp dụng đường hướng “Lấy người học làm trung tâm”, vai trò - vị trí trách nhiệm của người dạy không những không giảm đi mà lại gia tăng. Thực vậy, trong đường hướng giảng dạy theo “truyền thống”, người dạy có vai trò nổi bật nhất là “người toàn trí” và là “người tổ chức HĐ”. Ở vai trò thứ nhất, người dạy nói chung, người GV NN nói riêng, được xem như là nguồn kiến thức kể cả kiến thức về ngôn ngữ và PP giảng dạy ngôn ngữ đó. Họ là những người có quyền ra các quyết định về dạy cái gì và dạy như thế nào để người học đạt được hiệu quả mà họ cho là tốt nhất. Ở vai trò thứ hai, người dạy được xem như là người tạo dựng và điều khiển các HĐ học tập cho người học (tạo động lực, GD động cơ học, cung cấp những nhận xét và hồi âm có thẩm quyền về kết quả, thành tích học của người học...).
Trong đường hướng “Lấy người học làm trung tâm”, cần chú ý tạo điều kiện cho các GV tiến hành thực hiện tốt những trách nhiệm chính sau đây: xây dựng ý thức cho người học (động cơ, mục đích học) ý thức về ngôn ngữ được sử dụng...), phân tích chi tiết nhu cầu của người học. Lựa chọn PP giảng dạy phù hợp, mạnh dạn
72
chuyển giao những nhiệm vụ mà người học có thể đảm đương được, thu hút phát huy tối đa sự tham gia của người học trong lựa chọn ND, PP giảng dạy.
Biện pháp 6: Cải tiến công tác kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của sinh viên KT - ĐG kết quả học tập là một khâu tất yếu trong HĐ DH, là một khâu quan trọng của quá trình ĐT, tác động nhiều đến việc giảng dạy của thầy và HĐ học tập của trò. KT - ĐG không chỉ là công cụ đo kết quả học tập của SV mà còn là cơ sở ĐG chất lượng giảng dạy của GV. Vì vậy, đòi hỏi GV phải đổi mới PP dạy và đồng thời tác động mạnh mẽ tới cách học phù hợp của SV mới có thể đạt được yêu cầu môn học. KT - ĐG có khả năng phân loại tích cực khi phản ánh đúng trình độ của người tham gia KT - ĐG.
Tổ chức KT - ĐG phù hợp giúp người học hình thành thái độ tích cực trong học tập, học hiệu quả hơn và giúp GV ĐG được hiệu quả công việc của mình. Do vậy, việc cải tiến KT - ĐG nhằm nâng cao hiệu quả HĐ DH có ý nghĩa quan trọng. Căn cứ vào thực trạng QL công tác KT - ĐG, tác giả đề xuất những cải tiến về quy trình tổ chức và hình thức KT - ĐG HĐ học tập của SV, nhằm nâng cao hiệu quả QL HĐ DH:
- Thực hiện nghiêm túc quy chế KT - ĐG, thực hiện đầy đủ số bài KT và thi các học phần. Đảm bảo việc cho điểm công bằng, khách quan, không chạy theo chỉ tiêu thi đua. Việc KT - ĐG không chỉ cho biết những kiến thức, kỹ năng SV tiếp thu được mà còn giúp cho GV điều chỉnh ND, PP và hình thức giảng dạy cho phù hợp. Đồng thời kích thích tính chủ động, tích cực, tự giác học tập của SV.
- Các đề KT, thi phải đảm bảo tính chính xác, độ khó phù hợp. Xuất phát từ cấp độ mục tiêu DH của từng học phần để xây dựng câu hỏi KT – ĐG kết quả học tập theo các thang bậc mục tiêu đó.
- Hướng dẫn SV tự học, tự KT – ĐG để SV phát triển khả năng tự học theo mục tiêu môn học. Vận dụng các hình thức thi, KT phù hợp, KT thường xuyên HĐ tự học và chuẩn bị của SV. Với những học phần cụ thể có thể ĐG phần tự nghiên cứu của SV như là một bài KT điều kiện.
73
- Cải tiến QL việc KT - ĐG kết quả học tập của SV:
+ KT - ĐG cần thiết được cải tiến đồng bộ ở các khâu chính, bao gồm: Chuẩn ĐG; Ngân hàng đề; Tổ chức thi, hình thức thi, KT; Chấm thi, KT. Thường xuyên bổ sung, cập nhật câu hỏi thi cho ngân hàng đề thi, thông qua ngân hàng tiểu mục đề thi, KT, nhờ đó việc cung cấp đề thi sẽ chủ động, ổn định.
+ Tiếp tục nghiên cứu, xác định chuẩn ĐG chính xác hơn nữa dựa trên mục đích thi, KT. Chuẩn hoá những yêu cầu mà người học phải đạt được đối với mỗi kỹ năng ở mỗi chuẩn tối thiểu và chuẩn tối đa. Tiêu chuẩn hoá ND thi, KT nhằm đảm bảo ĐG chất lượng chính xác và công bằng.
+ XD KH thi hợp lý, thông báo rõ ràng với SV trước mỗi kỳ thi ít nhất 01 tháng.
+ Thay đổi các hình thức KT - ĐG kết quả môn học: thi viết, bài tập nhỏ, tiểu luận, thi vấn đáp, thuyết trình...
+ Tổ chức chấm thi đảm bảo tính chính xác, tính khách quan. Vì kết quả chấm thi ảnh hưởng trực tiếp đến độ tin cậy cũng như tính giá trị và khả năng phân loại tích cực của KT - ĐG.
Tăng cường chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin vào QL công tác KT – ĐG kết quả học tập của SV. Xây dựng các phần mềm tin học để QL kết quả thi. Xây dựng một website nội bộ để công bố điểm đồng thời tạo điều kiện cho SV có thể trao đổi với GV, CBQL những thắc mắc về quá trình học tập của mình.
Biện pháp 7: Ban hành quy chế khen thưởng, động viên những GV hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong công tác giảng dạy
- Chỉ đạo phòng Tổ chức cán bộ cùng với Ban thi đua khen thưởng của nhà trường đề ra chế độ, chính sách đãi ngộ đối với những GV dựa trên các chế độ, chính sách của Nhà nước, của Bộ GD-ĐT, của ĐHQGHN và dựa theo đặc thù của Trường. Sự hỗ trợ, động viên được thể hiện cụ thể ở việc: tạo điều kiện, hỗ trợ 100% học phí cho những GV đi học nâng cao CM về chuyên ngành giảng dạy; có chế độ trừ một số giờ giảng dạy để GV có thời gian theo học các khoá bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành; tạo điều kiện, giải quyết nhanh nhất các thủ tục để GV được đi ĐT ngắn hạn về CM ở nước ngoài.
74
- Khen thưởng cho những GV có sáng kiến trong công tác GD, dạy vượt nhiều giờ chuẩn cụ thể bằng việc đề nghị nâng lương trước thời hạn cho những GV hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong năm học.