Tổ chức thanh tra giám sát thi, KT 3.QL chấm bài KT, thi học kỳ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh chuyên ngành tại Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 71)

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao.

2. Tổ chức thanh tra giám sát thi, KT 3.QL chấm bài KT, thi học kỳ

3. QL chấm bài KT, thi học kỳ 4. Phân loại kết quả học tập của SV

Hiện nay, Bộ GD - ĐT luôn đề cao khẩu hiệu “Chống bệnh thành tích trong học tập và tiêu cực trong thi cử”. Vì vậy, nếu làm tốt điều này chúng ta sẽ góp phần làm cho ngành GD Việt Nam phát triển. Qua kết quả khảo sát chúng ta có thể hy vọng nền GD Việt Nam sẽ ngày càng phát triển hơn nữa .

Bên cạnh đó, công tác tổ chức thanh tra giám sát thi, KT và công tác QL việc chấm bài KT, bài thi học kỳ cũng được ĐG rất cao. Cụ thể là (75% ĐG Tốt, 15% ĐG Khá, 10% ĐG Trung bình cho công tác thanh tra giám sát thi) và (80% ĐG Tốt, 20% ĐG Khá cho việc QL chấm bài). Điều này một lần nữa khẳng định sự nghiêm túc của các CB QL, GV.

Việc phân tích kết quả, phân loại học tập của các SV được các cán bộ giáo vụ của khoa thực hiện thường xuyên. Sau mỗi học kỳ, Khoa phối hợp với các trường thành viên có SV đang được ĐT để phân loại lớp theo trình độ của SV. Kết quả khảo sát cho thấy, Khoa đã làm rất tốt công việc này (54% ĐG Tốt, 38% ĐG Khá, 8% ĐG Trung bình).

65

Tiểu kết chƣơng 2:

Khoa tiếng Anh với một đội ngũ GV tương đối trẻ, nhiệt tình, có nghiệp vụ sư phạm và tâm huyết với công việc; KH giảng dạy được thực hiện nghiêm túc; QL thực hiện ND, chương trình môn học luôn được quan tâm, công việc QL KT – ĐG luôn thực hiện nghiêm túc và đúng qui chế thi cử. Tuy nhiên, để HĐ dạy NNCN đạt kết quả tốt, việc cần nhất là BD CM về chuyên ngành cho GV thì công việc này chưa thật sự được chú trọng. Các HĐ BD mới chỉ dừng lại ở BD ngắn ngày, chưa được chuyên sâu về chuyên ngành họ giảng dạy, phần lớn vẫn là do GV tự BD là chính. Bên cạnh đó, người làm QL cũng chưa thường xuyên ĐG giờ dạy của GV thông qua các buổi dự giờ và tận dụng kết quả ĐG, xếp loại GV để có chế độ, chính sách động viên những GV hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Khâu QL HĐ học của SV cũng được chú trọng và thực hiện khá tốt. GV và SV đã rút ngắn được khoảng cách thầy trò nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau.

Xuất phát từ kết quả nghiên cứu thực trạng và những hạn chế nêu ở trên, tác giả đã nghiên cứu và đưa ra một số biện pháp QL được trình bày ở chương 3, nhằm khắc phục những khó khăn, phát huy những mặt tích cực để nâng cao chất lượng DH NNCN ở ĐHQGHN.

66

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh chuyên ngành tại Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)