Khái niệm con người nhỏ bé ở đây được xem xét ở hai góc độ: trong mối tương quan của con người với chính bản thân mình và mối tương quan của con người với thế giới. Trong mối tương quan với chính bản thân nó, hình tượng con người nhỏ bé thể hiện ở cách nhìn con người phức tạp, đa chiều, nhận thức con người ở cả mặt mạnh, mặt yếu, không chỉ ở sức mạnh tinh thần của “thánh nhân” mà còn ở những mặt “đời thường” của con người phàm tục. Trong mối tương quan với thế giới, hình tượng con người nhỏ bé cho thấy nhận thức của các tác giả về khả năng hữu hạn, sự bất lực, yếu đuối của con người trước cuộc đời, trước số phận, khi con người bước đầu tách ra khỏi những mối quan hệ cộng đồng để nhìn nhận mình như một cá thể trần tục.
Người phụ nữ là nhân vật rất thích hợp để diễn tả những thân phận nhỏ bé, yếu ớt, mong manh trong xã hội. Số phận thực tế của họ trong lịch sử đã đủ chứng minh cho điều này. Phải chăng vì vậy mà hình tượng con người nhỏ bé tập trung ở loại nhân vật này chứ không phải các đấng nam nhi? Và xét riêng trong loại nhân vật phụ nữ, hình tượng con người nhỏ bé đã dần di chuyển từ những người phụ nữ quý tộc ở tầng lớp trên như nàng cung nữ, nàng chinh phụ, đến những người phụ nữ ở tầng lớp bị khinh bỉ nhất là những kĩ nữ, ả đào như Thuý Kiều, Đạm Tiên.
Với cách nhìn nhận con người đa chiều hơn, phức tạp hơn, các tác giả đã khám phá và khắc hoạ người hồng nhan nói riêng và con người nói chung ở cả những phẩm chất, giá trị tốt đẹp và cũng ở cả những mặt yếu đuối, nhỏ bé, thậm chí là “tầm thường” trong đời sống tinh thần, tình cảm. Nàng cung
nữ, nàng chinh phụ có lúc“bỏ mặc” cả bổn phận, chỉ nghĩ đến khao khát ái ân. Thuý Kiều “trung, hiếu, tiết, nghĩa” đủ cả nhưng cũng có lúc tham lam, cả tin. Cách nhìn nhận như thế đã ít nhiều giảm bớt tính quy định, ước lệ của các mô típ, thi đề có sẵn.
Trước thế kỷ XVIII, trong văn học, con người càng khắc phục cái cá nhân nhỏ bé bao nhiêu càng có giá trị bấy nhiêu. Phải nói rằng con người trong văn học trước thế kỷ XVIII rất tự tin vào khả năng “cải tạo” bản thân (“tu thân”) thành những cá nhân tinh thần trong sạch, cao khiết, “trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược. Có nhân có trí có anh hùng” (Nguyễn Trãi), những người đứng cao hơn những kẻ “phàm tục”, chạy theo danh lợi, hay những nhu cầu vật chất. Xuất phát từ cả thực tế xây dựng nhân cách của Nho gia, lẫn quan niệm thơ nói chí, đạo mà trong văn học, con người đạo lý với những sức mạnh tinh thần đáng nể là hình tượng trung tâm. Trong thơ thiền, các tác giả có nói đến sự hữu hạn, nhỏ bé đến mức vô nghĩa của đời người, nhưng chính xác hơn là của con người vật chất, trần thế. Còn con người có thể đạt đến sự giác ngộ, “đốn ngộ”, từ bỏ được những ham muốn, dục vọng, đã hiểu được sự “hư vô” của vạn vật, nghĩa là đạt đến cảnh giới, sẽ không còn thấy đau buồn trước bệnh tật, bất hạnh, hay cái chết, sẽ bình thản đón nhận mọi sự thịnh suy của đời mà bước vào hạnh phúc vô biên của sự vĩnh hằng bất diệt:
“Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận Đình tiền tạc dạ nhất chi mai” (Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết Đêm qua sân trước một nhành mai) (Cáo tật thị chúng_ Mãn Giác thiền sư)
Trong thơ nói chí của các nhà nho, con người dù nhập thế tích cực hay ẩn dật lánh đời, bao giờ cũng giữ vững được tâm hồn trong sạch, khí tiết
cứng cỏi vững vàng của mình. Càng ở môi trường nhiều cám dỗ, thì sức mạnh của đạo lý trong tâm hồn dường như càng lớn. Không phải ngẫu nhiên mà những người làm quan tại triều đình được coi là bậc “đại ẩn”. Có gặp nhiều gian nan, thất bại trên con đường hoạn lộ, cũng ít khi thấy nhà nho có cảm nhận mình là kẻ tầm thường. “Cùng, tắc độc thiện kỳ thân. Dụng, tắc kiêm thiện thiên hạ”. Câu nói của Mạnh Tử về lối hành xử của các nho sĩ, cũng cho thấy sự toàn vẹn của nhân cách của người quân tử trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Trong cảnh sống một mình giữa thiên nhiên hoang vắng, người ẩn dật thực ra vẫn không xa rời đạo làm con, làm tôi, vẫn luôn nghiêm khắc “tu thân” để gìn giữ “chính tâm”, chứ không để “vật dục” cám dỗ. Mà trong việc “tu thân” ấy thì việc kiểm soát và hạn chế các nhu cầu của thân thể xác là phương thức hàng đầu. “Nhà nho, ngay cả các quan lớn cũng vui với cảnh thanh bần. Không những nghèo không phải là xấu đối với Nho giáo, nghèo hầu như còn là phương tiện để đạt đạo. Tuy chấp nhận đặc quyền của ngôi chí tôn, đòi hỏi của Nho giáo cũng là vua phải tiết chế dục vọng (…) Trong đời sống, nhà nho chủ trương sống thanh đạm “Quân tử chi giao đạm nhược thuỷ”. Rất ít người dám công nhiên ca ngợi các lạc thú” [29; 131]. Luôn có ý thức khắc phục cái nhỏ bé, tầm thường của cá nhân, những nhu cầu bản năng thân xác, niềm say mê “lạc thú” của các nhà nho là đạo Khổng, nhạc thiều:
“Ngẫm hay mùi đạo cực chưng ngon Nghìn kiếp dầu ăn vuỗn hãy còn” (Nguyễn Trãi)
Đối với những anh học trò bị cám dỗ bởi lạc thú, nhất là sắc dục, thì thái độ phê phán của nhà nho thật rõ ràng. Những lời bình trong Truyền kỳ mạn lục về các mối tình giữa các anh học trò và ma nữ đã nói lên điều đó.
Khi phân tích nhân vật văn học giai đoạn này, các nhà nghiên cứu Trần Đình Sử và Trần Nho Thìn đều rất quan tâm đến sự thay đổi trong quan niệm về “thân” và “tâm”. Rõ ràng “tâm” của con người trong văn học thời này đã trở nên rất khác so với các giai đoạn trước. Trần Đình Sử đã khẳng định: “Điểm sáng tạo của mới mẻ của Nguyễn Du là biến nhân vật chính từ con người đạo lý thành con người tâm lý”. Phân tích Thuý Kiều, ông đã chỉ ra sự phức tạp trong “cái tâm”, “tấm lòng” của nhân vật: “Tấm lòng Kiều được thể hiện trong một giới hạn rộng rãi nhất, từ những ý nghĩ cao cả nhất
tới những suy tư trần tục nhất, chỉ có ý nghĩa riêng đối với tình cảm nàng.
Kiều thường xuất hiện với dòng suy lý rành rọt nhất, nhưng cũng lắm khi đắm chìm trong những mơ hồ ảo giác. Đó là khi gọi tên chàng Kim trong cuộc trao gửi với nàng Vân, là bước chân không tự chủ đi theo Sở Khanh, là xiêu lòng trước lễ hậu của Hồ Tôn Hiến” [25; 131]. Như vậy là con người không chỉ có toàn những phẩm chất tốt đẹp, trong sạch bất biến, ngay cả khi đó có là những người hội đủ những giá trị đáng quý. Con người cũng có những điểm yếu, thói xấu như lòng hiếu danh, tham lam, ích kỷ, cả tin, dại khờ, … những tính cách có thể làm tổn hại, đi ngược lại lô gích của đạo lý, thể hiện sự chiến thắng của cái nhỏ bé cá nhân. Con người trở về với cái trần tục, phàm tục, chứ không phải cái tâm bất biến xa cách với xã hội thế tục.
Do đó xuất hiện những cách đánh giá khác nhau về các nhân vật. Dưới góc độ xã hội học, các nhà nghiên cứu thường quy cho những điểm “tầm thường” về mặt nhân cách của nhân vật là có nguyên nhân, nguồn gốc ở giai cấp, hoặc hoàn cảnh lịch sử. Chẳng hạn như Nguyễn Văn Hoàn khi phân tích Chinh phụ ngâm và Cung oán ngâm đã khẳng định bi kịch người
cung nữ là “tấn bi kịch của giai cấp ông, thời đại ông (Nguyễn Gia Thiều)”, “đằng sau tâm tình người cung nữ là quan niệm nhân sinh của một giai cấp thống trị thất thế”. Dựa vào thân thế quý tộc của tác giả, hoàn cảnh ra đời
của tác phẩm “khi cơ đồ nhà Trịnh chưa hoàn toàn sụp đổ nhưng xu thế tan rã thì đã rõ”, Nguyễn Văn Hoàn nhận xét: “Thái độ đó (sự thèm khát ái ân và phẫn uất vì cuộc sống đó không trọn vẹn) của người cung nữ phần nào phản ánh nhân sinh quan của giai cấp thống trị thời Lê – Trịnh: vục đầu vào cuộc sống hưởng thụ, lấy việc tận hưởng khoái lạc vật chất làm cứu cánh và lý tưởng cuộc đời. Nội dung đó không làm vinh dự cho Cung oán ngâm”. Còn Lê Đình Kỵ khi phân tích tâm lý Kiều trước việc Hồ Tôn Hiến dụ hàng, cho rằng lý do nàng khuyên Từ Hải ra hàng tầm thường, “phản động”, nhưng “tuyệt đại đa số phụ nữ thời trước cũng không vượt quá giới hạn của Kiều”. Rõ ràng việc chấp nhận những “điểm yếu”, “giới hạn” của những nhân vật nữ chính diện không phải là điều dễ dàng.
Vậy con người nhỏ bé về tinh thần có liên quan gì đến vấn đề thân phận? Trước hết cần phải thấy rằng nhìn nhận từ góc độ cá nhân, chưa chắc những điểm “tầm thường” đó đáng bị lên án, phê phán. Đời sống vật chất (vốn thường bị kiểm soát, tiết chế, tối thiểu hoá nhu cầu) thực ra quan trọng không kém đời sống tinh thần. Nhìn nhận lại những quan điểm từng bị Nho gia phê phán kịch liệt, có thể thấy nó cũng có cái cơ sở lý lẽ rất thuyết phục. Lời nói của một số ma nữ trong Truyền kỳ mạn lục đã đề cao giá trị của cuộc sống trần thế và thân xác con người: “Người ta sinh ở đời, cốt được thoả chí, chứ văn chương thời có làm gì, chẳng qua rồi cũng nắm đất vàng là hết chuyện. Đời trước những người hay chữ như Ban Cơ, Sái Nữ nay còn gì nữa đâu. Sao bằng ngay trước mắt, tìm thú vui say, để khỏi phụ mất một thời xuân tươi tốt” (Chuyện cây gạo). Những lời nói ấy cũng rất giống với triết lý của nàng cung nữ: “Trăm năm còn có gì đâu. Chẳng qua một nấm cổ khâu xanh rì”. Sự đề cao giá trị thân xác, cuộc sống hiện hữu là điểm tiến bộ. Vì vậy, sự tham lam, dục vọng, hay khao khát hành lạc của các nhân vật nữ chưa hẳn là xấu. Lòng ích kỷ, ham thích hưởng thụ của họ cũng là một sự
“chống đối” lại quan niệm truyền thống, là sự nâng tầm giá trị của cuộc sống vật chất, hạnh phúc cá nhân. Quan niệm ấy thực tế mâu thuẫn với xã hội, với đạo lý chung, cũng giống như ở hình tượng người tài sắc. Quan niệm ấy dẫn đến cách nhìn nhận khác về hạnh phúc, về khổ đau của cuộc đời con người. Những điều người quân tử, bậc thánh nhân cho là tầm thường, nhỏ nhặt (như các nhu cầu của cuộc sống vật chất) đối với những người “đời thường”, những cá nhân bé nhỏ lại vô cùng quan trọng, thiết yếu. Vì thế những tâm sự riêng tư trở thành những nỗi đau, nỗi buồn khó nói ra, khó tìm được sự thông cảm:
“Bõ già tỏ nỗi xưa sau
Chẳng đem nỗi ấy mà tâu ngự cùng” (Cung oán ngâm)
“Liều dương biết thiếp đoạn trường này chăng?” (Chinh phụ ngâm)
Do đó mà mô típ con người một mình rất phổ biến trong các tác phẩm (xem thêm mục 3.2.2).
Hơn nữa, con người “hoàn thiện” theo kiểu thánh nhân, quân tử thật khó tồn tại trong đời thực, nó gần giống như những mẫu hình đặt ra để giáo huấn thì đúng hơn. Vì vậy, đối với những con người không còn nằm trong phạm vi cung cấm, khuê phòng, mà gần gũi hơn với đời thực, dấn thân vào cuộc sống “gió bụi”, truân chuyên như nàng Kiều, hay người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương, thì sự phức tạp, đa chiều của tính cách, tâm hồn còn là kết quả của hoàn cảnh. Nỗi khao khát hạnh phúc lứa đôi và sự bộc lộ táo bạo của người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương một phần bắt nguồn từ sự bất hạnh trong đời sống riêng tư:
“Năm thì mười hoạ hay chăng chớ Một tháng đôi lần có cũng không”
(Cảnh chồng chung)
Tâm trạng bấp bênh, hoang mang, lo sợ cũng nảy sinh từ những trải nghiệm cay đắng:
“Ấy ai thăm ván cam lòng vậy Ngán nỗi ôm đàn những tấp tênh” (Tự tình I)
“Có phải duyên nhau thì thắm lại Đừng xanh như lá, bạc như vôi” (Mời trầu)
Phân tích sự phức tạp trong tâm lý nhân vật Thuý Kiều theo quan điểm về sự chi phối của hoàn cảnh, Trần Nho Thìn cũng đã chỉ ra: “Nguyễn Du phân tích tâm của nhân vật Kiều như là lòng. Lòng không phải tâm duy lí – vô tình, luôn luôn được dẫn dắt bằng lí trí như của thánh nhân mà là tình cảm nảy sinh do cuộc sống chi phối”. Thế nên những sự yếu lòng của nhân vật cũng là một phần tất yếu trong quá trình vận động, phát triển của tâm lý: Kiều đang nhớ nhà, cô đơn thì gặp Sở Khanh nên mắc lừa, Kiều mỏi mệt với bao biến cố và xiêu lòng trước “lễ nhiều lời ngọt” của Hồ Tôn Hiến nên đã khuyên Từ Hải đầu hàng, Kiều lo chết đói nên đã lấy cắp chuông vàng khánh bạc nhà họ Hoạn. Như vậy là những mặt yếu, những thói xấu cũng là những điều hết sức bình thường. Những nguyên tắc “tam tòng, tứ đức” mà Nho giáo đặt ra dường như hợp với người phụ nữ trong phạm vi hạn hẹp của gia đình, trong cánh cửa chốn khuê phòng hơn là cho những phụ nữ phải bươn chải, lưu lạc trong cuộc đời. Nhưng xã hội Nho giáo đòi hỏi rất cao ở người phụ nữ, làm sao có được cái nhìn khoan dung như của Kim Trọng đối với một người như Kiều. Điều đó dẫn đến những bi kịch đối với người hồng nhan, nhất là những người ở tầng lớp dưới.
Nhưng hình tượng con người nhỏ bé liên quan mật thiết tới vấn đề thân phận ở khía cạnh thứ hai nhiều hơn. Đó là sự mong manh, nhỏ bé, hữu hạn của con người trong cuộc đời, hay là sự bất lực của con người trong khả năng làm chủ cuộc đời mình, trong khả năng cải tạo thế giới.
Con người trong văn học trước thế kỷ XVIII tự tin vào khả năng của mình, nhân cách của mình, vì thế cũng tự tin vào khả năng “tề gia trị quốc bình thiên hạ”. Còn đối với khả năng của con người trong việc làm chủ cuộc đời của chính họ? Nho - Phật - Đạo đều chủ trương có mệnh, nhưng đều tin rằng nếu “biết mệnh”, “an mệnh”, hay tu hành, thì có thể thay đổi số phận.
Cơ sở xã hội của sự cảm nhận về con người bé nhỏ có thể tìm thấy trong những biến động dữ dội của thời cuộc. Trong một thời gian ngắn, các triều đại thay thế nhau liên tiếp. Những nhân vật kiệt xuất của thời đại như Nguyễn Hữu Chỉnh, Vũ Văn Nhậm, Đặng Trần Thường, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Văn Thành, … hầu hết có một kết cục bi thảm. Ngay chính những tác giả ở tầng lớp trên trong xã hội như Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Du cũng chứng kiến và nếm trải những cảnh tang thương trong cuộc đời. “Nguyễn Gia Thiều cất tiếng chào đời giữa lúc phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên rầm rộ khắp nơi, và trong năm mươi bảy năm của cuộc đời mình, nhà thơ đã chứng kiến biết bao nhiêu cảnh dâu bể cũng như sự sa đoạ đến cùng cực của tầng lớp phong kiến thống trị” [15; 193]. Nguyễn Du cũng phải chứng kiến sự suy tàn của chính dòng họ Nguyễn danh giá của mình và bản thân ông cũng phải nếm trải mười năm gió bụi. Sống trong hoàn cảnh như thế, con người không thể lường trước bất cứ điều gì, có thể bị ném vào cảnh “phong trần” lúc nào không hay, có thể bị vùi dập một cách dễ dàng, ngay cả khi thuộc tầng lớp trên. Đó cũng là nguồn gốc của cảm nhận về sự phù phiếm của danh lợi, của cuộc đời trong Cung oán ngâm:
Bừng con mắt dậy thấy mình tay không”
Ở nhân vật người phụ nữ trong văn học giai đoạn này, cảm quan về con người nhỏ bé, mong manh, bất lực trước số phận, trước cuộc đời là rất phổ biến. Con người ít tự tin mình hạnh phúc, may mắn, hơn thế còn có