Giọng điệu cảm thương, ai oán và câu hỏ

Một phần của tài liệu Vấn đề thân phận người phụ nữ trong văn học Việt Nam cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX (qua một số tác phẩm tiêu biểu (Trang 122)

Giọng điệu nghệ thuật là phương tiện biểu hiện quan trọng của tác phẩm, đồng thời nói lên phong cách tác giả. Có nhiều cách hiểu khác nhau về giọng điệu, song ở đây chúng tôi nghiêng về quan niệm của Bakhtin khi ông liên hệ giọng điệu với các mô típ và hình tượng. “Chẳng hạn, các mô típ nước mắt, nỗi đau, mối sầu là cơ sở của giọng điệu cảm thương của chủ nghĩa tình cảm. Ở đó có sự sùng bái những cái yếu đuối, những kẻ thật thà, dại dột, không có khả năng tự bảo vệ, như đoá hoa, phụ nữ, trẻ em … dễ dàng bị giày xéo thô bạo” [25; 249]. Giọng điệu phụ thuộc vào cảm hứng chủ đạo, thể hiện ở tiếng nói và điểm nhìn của chủ thể.

Dựa theo cách hiểu đó, có thể thấy giọng điệu cảm thương, ai oán là chủ đạo trong dòng văn học viết về thân phận người phụ nữ. Trần Đình Sử đã khẳng định rằng có ba khuynh hướng văn học trong văn học Việt Nam cuối Lê đầu Nguyễn, đó là khuynh hướng hiện thực (trong Hoàng Lê nhất thống chí, Thượng kinh ký sự), khuynh hướng lãng mạn (trong Song Tinh, Hoa tiên) và “đặc biệt chủ yếu khuynh hướng cảm thương miêu tả những

thương tiếc và từ đó bày tỏ lòng tiếc thương đau xót vô hạn” [25; 210]. Khuynh hướng này rõ ràng thể hiện ở một giọng điệu chung trong các tác phẩm viết về số phận con người.

Trần Đình Sử đã phân tích rất kỹ giọng điệu nghệ thuật cảm thương trong Truyện Kiều, trong sự liên hệ mật thiết với chủ nghĩa cảm thương

(sentimentalisme) trong văn học Việt Nam. Xét chung đối với các tác phẩm viết về thân phận người phụ nữ thì bên cạnh giọng điệu cảm thương còn có giọng điệu ai oán. Ai oán ở đây có nghĩa là oán trách, oán hận, kèm với sắc thái bi thương, bi phẫn. “Để thể hiện oán hận người ta miêu tả các hiện tượng vô lý, oan khuất, xót đau” [25; 74]. Nếu không có những đòi hỏi mãnh liệt về hạnh phúc cá nhân, không cảm thấy những đau khổ, trớ trêu của số phận là vô lý, tàn nhẫn, mà chỉ coi đó là những thử thách để thể hiện bản thân thì không có oán trách, bi phẫn.

Giọng điệu cảm thương, ai oán thể hiện trước hết ở những lời kêu than thống thiết dày đặc trong các tác phẩm. Trong văn học trước đó chưa

bao giờ xuất hiện nhiều những lời kêu than như vậy. Lời than đã trở thành một trong những đặc trưng thể loại của thể ngâm khúc, và có ảnh hưởng đến

Truyện Kiều sau này.

“Cớ sao cách trở nước non

Khiến người thôi sớm thôi hôm những sầu” “Nghĩ mệnh bạc, tiếc niên hoa

Gái tơ mấy chốc mà ra nạ dòng” (Chinh phụ ngâm)

“Oán chi những khách tiêu phòng Mà xui phận bạc nằm trong má đào” “Khoảnh làm chi bấy chúa xuân Chơi hoa cho rữa nhị dần lại thôi”

“Nghĩ mình lại ngán cho mình Cái hoa đã trót gieo cành biết sao” (Cung oán ngâm)

Đến Truyện Kiều thì có những tiếng than đã trở thành những tiếng kêu thương đau đớn, xót xa:

“Thương thay thân phận lạc loài Dẫu sao cũng ở tay người biết sao” “Thương ôi, tài sắc bậc này

Một dao oan nghiệt đứt dây phong trần” “Phận sao phận bạc như vôi”

“Thương thay cũng một kiếp người” “Tiếc thay trong giá trắng ngần”

Bên cạnh những lời than kể lể, giãi bày đau khổ gây nên sự mủi lòng, thương tâm còn có những lời oán trách rất mạnh mẽ, dữ dội:

“Đuốc vương giả chí công là thế Chẳng soi cho đến khoé âm nhai” “Trẻ tạo hoá đành hanh quá ngán Chết đuối người trên cạn mà chơi” (Cung oán ngâm)

“Trách Trời sao để lỡ làng

Thiếp rầu thiếp lại rầu chàng chẳng quên” (Chinh phụ ngâm)

“Hồng quân với khách hồng quần Đã xoay đến thế còn vần chưa tha” “Đầu xanh đã tội tình chi

Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi” (Truyện Kiều)

Những lời than, lời oán đã đem vào văn học những thán từ (ôi, than ôi, thương ôi, thương thay, thôi, …) và khẩu ngữ, thậm chí là những lời “chửi”, những cách sử dụng ngôn ngữ khác lạ với văn học trước XVIII:

“Chém cha cái số hoa đào

Gỡ ra rồi lại buộc vào như chơi” (Truyện Kiều)

“Chém cha cái kiếp lấy chồng chung Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng” (Cảnh chồng chung)

Những từ ngữ trong lời ăn tiếng nói hàng ngày đã được đưa vào sử dụng một cách đắc lực trong việc biểu hiện cảm xúc của chủ thể. Những khúc ngâm mang phong cách quý tộc, cổ điển, sang trọng với rất nhiều các điển cố, điển tích từ ngữ Hán Việt trúc trắc, cũng có những câu, từ ngữ mang phong vị thuần Việt, thông tục, dân dã:

“Nghĩ nguồn cơn dở dói sao đang” “Bây giờ đã ra lòng rẻ rúng

Để thân này cỏ úng tơ mành” “Ví sớm biết phận mình ra thế Dải kết điều oẻ oẹ làm chi Thà rằng cục mịch nhà quê

Dầu lòng nũng nịu nguyệt kia hoa này” (Cung oán ngâm)

“Nghĩ mệnh bạc, tiếc niên hoa

Gái tơ mấy chốc mà ra nạ dòng”

(Chinh phụ ngâm)

Thơ Hồ Xuân Hương cũng có những cách sử dụng từ độc đáo, thuần Việt:

“Trước nghe những tiếng thêm rầu rĩ Sau giận vì duyên để mõm mòm Tài tử văn nhân ai đó tá

Thân này đâu đã chịu già tom”

Những lời oán, lời than trong văn học thời này vô cùng phong phú, ngoài những cách nói ước lệ, cổ điển thì có thêm cả những khẩu ngữ, hoặc lời ăn tiếng nói hàng ngày. Điều này đã giúp tăng tính biểu cảm trực tiếp

trong những lời than về thân phận, vốn là đặc tính ít thấy trong các bài thơ Đường trước đó.

Giọng điệu ai oán, cảm thương không chỉ thể hiện cụ thể qua những lời than, lời oán mạnh mẽ, gây xúc động mà còn thể hiện qua các mô típ và hình tượng trong tác phẩm. Hình tượng chính của các tác phẩm thường là những người hồng nhan có tài, có sắc nhưng lại bất hạnh, yếu đuối, nhỏ bé, bị vùi dập. Mô típ thường thấy là những hoàn cảnh trớ trêu, dở dang, bế tắc (như nàng chinh phụ, nàng cung nữ, người vợ lẽ), hoặc những cảnh đời “trăm giày nghìn xéo”, vô vàn đau khổ (như nàng Kiều). Những mô típ như thế thường gợi đến những cảnh đời ngang trái, vô lý, oan khuất, không thể hiểu nổi, từ đó gợi ra cảm giác đau xót, bi phẫn.

Ngoài những lời oán thán, kêu thương, và các mô típ, hình tượng liên quan đến những người nhỏ bé, đáng thương, có một yếu tố quan trọng nữa cũng góp vào giọng điệu ai oán, cảm thương của tác phẩm. Đó là câu hỏi. Câu hỏi xuất hiện nhiều trong các tác phẩm thời này, thường là những tác phẩm dài hơi, bắt đầu từ các khúc ngâm. “Cho đến lúc ấy không một thể loại văn học nào có nhiều câu hỏi chất vấn về số phận và thế giới như là thể ngâm” [25; 73]. Trong Truyện Kiều, trừ những câu hỏi trong các đoạn đối

thoại mang tính thúc đẩy cốt truyện giữa các nhân vật, thì những câu hỏi mang tính triết lý về số phận, cuộc đời cũng rất nhiều. Trong số những câu

hỏi về cuộc đời, có những câu hỏi tu từ – người hỏi đặt ra chỉ là để oán trách, than thở, có điều khi phát biểu dưới dạng câu hỏi thì nhấn mạnh thêm sự đau xót, phẫn nộ:

“Nức hơi mạnh ân dày thuở trước Trai chốn nghèo tuổi được bao nhiêu?” “Chinh phu tử sĩ mấy người

Nào ai mạc mặt nào ai gọi hồn?” (Chinh phụ ngâm)

“Tay nguyệt lão chẳng xe thì chớ Xe thế này có dở dang không?” “Buồn này mới gọi buồn sao?

Một đêm nhớ cảnh biết bao nhiêu tình” (Cung oán ngâm)

“Đầu xanh đã tội tình chi

Má hồng đền quá nửa thì, chưa thôi” “Ông tơ thật nhé đa đoan

Xe tơ sao khéo vơ quàng vơ xiên?” “Những là oan khổ lưu ly

Chờ cho hết kiếp còn gì là thân?” (Truyện Kiều)

Nhưng có những câu hỏi được đặt ra là để chất vấn thực sự, là bởi con người bế tắc trước những điều oan trái vô lý không sao hiểu nổi.

“Duyên đâu ai dắt tơ đào? Nợ đâu ai đã dắt vào tận tay Thân sao thân đến thế này?

Còn ngày nào cũng dư ngày ấy thôi” “Người sao hiếu nghĩa đủ đường

Kiếp sao rặt những đoạn trường thế thôi?” (Truyện Kiều)

“Xanh kia thăm thẳm tầng trên Vì ai gây dựng cho nên nỗi này?” “Cớ sao cách trở nước non

Khiến người thôi sớm thôi hôm những sầu?” (Chinh phụ ngâm)

“Oán chi những khách tiêu phòng Mà xui phận bạc nằm trong má đào? Duyên đã may cớ sao lại rủi?

Nghĩ nguồn cơn dở dói sao đang” “Mà lượng thánh đa đoan kíp bấy Bỗng ra lòng ruồng rẫy vì đâu?” (Cung oán ngâm)

Hoặc câu hỏi thể hiện sự hoang mang, lo lắng, tâm lý e dè, sợ hãi trước những điều không thể lường được của định mệnh:

“Sắn bìm chút phận con con

Khuôn duyên biết có vuông tròn cho chăng?” “Lỡ làng chút phận thuyền quyên

Bể sâu sóng cả có tuyền được vay?” (Truyện Kiều)

Một đặc điểm về mặt hình thức như câu hỏi không xuất hiện phổ biến ở giai đoạn trước đã trở thành một đặc điểm đáng chú ý ở giai đoạn này. Câu hỏi cất lên những tiếng oán hận bi thương não nề, và đặt ra những lời chất vấn cũng như thể hiện sự hoang mang về cuộc đời. Câu hỏi đã cho thấy những sự đổ vỡ, rạn nứt về niềm tin vào đạo lý và các học thuyết trong giai đoạn này, khi mà con người bắt đầu cảm thấy những học thuyết đó không đủ

vững mạnh để lý giải, để giúp con người có thể “an mệnh”, “biết mệnh”. Câu hỏi nâng cao ý thức về cá nhân, về số phận con người. Cùng với lời than, lời oán, các mô típ về con người nhỏ bé bị vùi dập trong cuộc đời, câu hỏi đã tăng thêm tính triết lý vào giọng điệu cảm thương, ai oán của dòng văn học viết về thân phận người phụ nữ.

Một phần của tài liệu Vấn đề thân phận người phụ nữ trong văn học Việt Nam cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX (qua một số tác phẩm tiêu biểu (Trang 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)