Con người một mình

Một phần của tài liệu Vấn đề thân phận người phụ nữ trong văn học Việt Nam cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX (qua một số tác phẩm tiêu biểu (Trang 113)

Các tác phẩm thời này thường có mô típ người hồng nhan một mình đối diện với bản thân, nhất là mô típ nữ nhi thao thức trong đêm bên cạnh ngọn đèn đối diện với những suy nghĩ, tâm sự thật nhất của lòng mình. Nàng Kiều của Nguyễn Du rất nhiều lần “một mình” chìm đắm vào suy tư, đau khổ, phần nhiều những đoạn tả tâm trạng đó là sáng tạo của Nguyễn Du so với Kim Vân Kiều Truyện:

Kiều nghĩ về Đạm Tiên và Kim Trọng: “Một mình lặng ngắm bóng nga

Rộn đường gần với nỗi xa bời bời”

Kiều lo lắng về số kiếp “đoạn trường” của mình: “Một mình lưỡng lự canh chầy

Đường xa nghĩ nỗi sau này mà kinh”

Nỗi đau đớn ê chề sau những ngày tháng ở lầu xanh: “Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh

Giật mình mình lại thương mình xót xa”

Đối với Chinh phụ ngâm và Cung oán ngâm, hình tượng con người

một mình đã quá rõ. Từ đầu đến cuối khúc ngâm chỉ có một nhân vật trữ tình than thở, oán trách, suy tư, giãi bày tâm trạng. Mặc dù không phải là không có sự xuất hiện của các nhân vật khác (chẳng hạn như gia đình người chinh phụ trong Chinh phụ ngâm, ông vua, người bõ già trong Cung oán ngâm)

nhưng các mối quan hệ xã hội ở đây khá mờ nhạt và không xoá được cảm giác cô đơn tràn ngập trong các tác phẩm. Mô típ người hồng nhan một mình cũng nhiều lần xuất hiện:

Đã than với nguyệt lại rầu với hoa” “Đêm phong vũ lạnh lùng có một Giọt ba tiêu thánh thót cầm canh” (Cung oán ngâm)

“Vì chàng lệ thiếp nhỏ đôi

Vì chàng thân thiếp lẻ loi một bề” (Chinh phụ ngâm)

Người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương cũng một mình đối diện với nỗi hẩm hiu của duyên phận trong Tự tình I, II, III, Làm lẽ, Không chồng mà

chửa:

“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn Trơ cái hồng nhan với nước non” (Tự tình III)

Trong thơ văn trước đây, không phải không có hình tượng con người một mình. Các nhà nho, nhà sư cũng thường xuyên “một mình” khi bình giá nhân tình thế thái, luận bàn đạo lý, tư tưởng, bày tỏ cái tâm, cái chí. Nhà nho đặt bản thân trong tương quan với thiên nhiên, đất trời một phần vì quan niệm mà chúng tôi đã trình bày ở trên, một phần khác cũng vì nhà nho không tìm thấy sự hoà hợp với xã hội “phàm tục”. Nhà nho chủ trương nhập thế tích cực, nhưng nhà nho không coi xã hội là cứu cánh. Xu hướng thoát tục, xu hướng vươn lên hoà mình vào thiên nhiên, vũ trụ là xu hướng cơ bản của “cái tôi” nhà nho trong thơ. Con người một mình của nhà nho thường được tả tách xa môi trường xã hội, hoà nhập vào với môi trường thiên nhiên trong sạch. “Khách”, “bạn” của các nhà nho thường là “viên”, “hạc”, “thông”, “trúc”, “nguyệt”, “hoa”, … nếu không cũng phải là người cùng cái tâm cái chí:

Đêm vắng hay lòng nguyệt ấy đèn” (Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Con người một mình của nhà nho không phải lúc nào cũng cô đơn. Ngược lại, nhà nho nhiều khi “cố tình” tự “cô lập” mình để khẳng định khí tiết trong sạch khác người, khác những kẻ “phàm tục”:

“Cửa hiềm khách tục nào cho đến Song vắng, chim phàm chửa tới kêu” (Nguyễn Trãi)

“Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ

Người khôn người đến chỗ lao xao” (Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Nhưng cũng có lúc nhà nho rơi vào trạng thái cô đơn thật sự. Đó là lúc họ phải lưu lạc nơi đất khách quê người:

“Niên lai biến cố xâm nhân lão Thu việt tha hương cảm khách đa”

(Năm qua nhiều biến cố khiến người ta mau già Qua mùa thu ở đất lạ lòng khách nhiều mối cảm) (Nguyễn Trãi)

Hoặc khi cảm thấy cô độc ở môi trường chính trị lúc còn đang “hành đạo”:

“Hư danh hoạ thực thù kham tiếu Chúng báng cô trung tuyệt khả liên” (Danh hư mà hoạ thực rất đáng buồn cười

Nhiều kẻ ghét một mình ta trung, rất đáng thương) (Oan thán_ Nguyễn Trãi)

Mô típ con người một mình giữa thiên nhiên thanh vắng hoặc con người cô độc một mình giữa chốn “tục” với nhiều tranh đoạt về danh vọng là

phổ biến trong văn thơ các nhà nho. Bởi hầu hết những lí tưởng về chính trị của họ là ảo tưởng nên rút cục họ đều chán nản, cáo quan về ở ẩn với những tâm sự bất mãn.

Như vậy con người một mình trong thơ văn các nhà nho trước đây thường gắn với nỗi niềm xa xứ hoặc nỗi cô đơn, cô độc của những tâm hồn cao khiết không tìm được tiếng nói chung về nhân nghĩa, đạo lý giữa cõi đời phàm tục.

Hình tượng con người một mình ở người hồng nhan lại không hẳn như vậy. Xét chung ở các tác phẩm, đầu tiên, có thể rút ra nhận định rằng con người một mình ở nhân vật nữ thấm đậm nỗi hờn tủi về duyên phận, về tình yêu, về hạnh phúc đôi lứa. Vì vậy mà không gian chủ yếu của con người một mình là “buồng không” (với những hình ảnh, biểu tượng gợi đến khao khát ái ân như chúng tôi đã phân tích ở trên) hoặc “gác nguyệt”, “lầu hoa”, thời gian của con người một mình là đêm tối, những cái nền đối lập với con người một mình là những hình ảnh gợi đến cuộc sống lứa đôi.

Hình ảnh “buồng không”, chốn khuê phòng tràn ngập trong các khúc ngâm.

“Chàng thì đi cõi xa mưa gió Thiếp lại về buồng cũ gối chăn”

“Thương một kẻ phòng không luống giữ Thời tiết lành lầm lỡ đòi nau”

(Chinh phụ ngâm)

Trong Cung oán ngâm, cái nền cho cảnh chiếc bóng của người cung

nữ là chốn cung cấm lạnh lẽo được nhắc đến nhiều lần với những “vách quế”, “phòng tiêu”, “rèm ngà”, “cửa châu”:

“Trải vách quế gió vàng hiu hắt Mảnh vũ y lạnh ngắt như đồng”

“Phòng tiêu lạnh ngắt như đồng Gương loan bẻ nửa, dải đồng xé đôi” “Thâm khuê vắng ngắt như tờ

Cửa châu gió lọt, rèm ngà sương gieo” “Huống chi cũng lạm phần son phấn Luống năm năm chực phận buồng không”

Để làm nổi bật hình tượng con người một mình với sự trống vắng, cô đơn vì duyên phận, xuất hiện nhiều những hình ảnh tương đồng và tương phản. Hình ảnh tương đồng của người hồng nhan lẻ loi là “hoa tàn”, “hoa

rữa”, “hoa rụng”, là “vầng trăng bóng xế”: “Buồn vì nỗi nguyệt tà ai trọng Buồn vì điều hoa rụng ai nhìn” (Cung oán ngâm)

“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn” (Tự tình III)

Hình ảnh tương phản là những cảnh quấn quýt lứa đôi, khiến người hồng nhan phải thương thân, tủi phận. Trong Truyện Kiều, hình ảnh một

mình của nàng Kiều được khắc hoạ đối lập với sự sum họp quấn quýt của vợ chồng Thúc Sinh:

“Người vào chung gối loan phòng Nàng ra tựa bóng đèn chong canh dài”

Trong thơ Hồ Xuân Hương, người phụ nữ nói lên cảnh tương phản ấy với tâm trạng đầy phẫn uất:

“Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng Chém cha cái kiếp lấy chồng chung”

Trong Chinh phụ ngâm và Cung oán ngâm, những hình ảnh tương

phản thường lấy từ những truyền thuyết về sự chung thuỷ gắn bó của đôi lứa (như truyền thuyết về loài chim liền cánh, cây liền cành) hoặc đời sống tự nhiên của các loài động thực vật:

“Chàng chẳng thấy chim uyên ở nội Cũng dập dìu chẳng vội phân trương Chẳng xem chim yến trên rường Bạc đầu không nỡ đôi đường cách xa Kìa loài sâu đôi đầu cùng sánh

Nọ loài chim chắp cánh cùng bay Liều sen là thức cỏ cây

Đôi sam cùng dính, đôi dây cùng liền” (Chinh phụ ngâm)

“Kìa điểu thú là loài vạn vật Dẫu vô tri cũng bắt đèo bòng Có âm dương có vợ chồng

Dẫu từ thiên địa cũng vòng phu thê” (Cung oán ngâm)

Lấy những hình tượng của thiên nhiên làm “bằng chứng” dẫn ra để đối lập với cảnh lẻ bóng của các nhân vật nữ, các tác giả đã khẳng định nhu cầu được sống lứa đôi là chính đáng, là hoàn toàn hợp tự nhiên. Hình ảnh ấy cũng làm tăng thêm nỗi xót xa cho những cảnh “goá bụa” ngược đời của người chinh phụ, người cung nữ.

Đêm tối thường là khoảng thời gian mà người phụ nữ thấm thía nhất nỗi cô đơn sầu tủi của mình. Hình ảnh con người một mình hiện lên rõ nét nhất ở bức tranh tối màu của đêm đen. Cung oán ngâm nhắc đến buổi đêm

cô quạnh của người cung nữ đến bốn lần (đối lập với những đêm hạnh phúc của nàng xưa kia khi còn được vua để mắt):

“Đêm năm canh trông ngóng lần lần” “Đêm năm canh tiếng lắng chuông rền” “Đêm năm canh lần nương vách quế “Đêm phong vũ lạnh lùng có một”

Truyện Kiều cũng khắc hoạ hình ảnh một mình của nàng Kiều chủ yếu

vào ban đêm:

“Nàng từ chiếc bóng song mai

Đêm thâu đằng đẵng nhặt cài then mây”

Làm bạn với người hồng nhan vào ban đêm chỉ có “nguyệt”, “hoa”, hoặc “đèn”, nhưng nhiều khi những thứ vô tri như vậy cũng không khiến họ nguôi ngoai đi cảm giác cô đơn lạnh lẽo:

“Đèn có biết dường bằng chẳng biết Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi” (Chinh phụ ngâm)

Con người một mình của người hồng nhan ngoài những nỗi tủi hờn về duyên phận, còn gắn với nỗi đau về thân phận bị vùi dập. Điều đó thể hiện rõ nhất trong Truyện Kiều. Ở Truyện Kiều, ta lại bắt gặp hình ảnh con người lưu lạc, tha hương tội nghiệp (“Nắng mưa thui thủi quê người một thân”). Và rất nhiều lần con người trong tư thế “một mình” hứng chịu những bất hạnh của số phận:

“Than ôi! Không hợp mà tan.

Một nhà vinh hiển riêng oan một nàng” “Dặm ngàn nước thẳm non xa

Tương ứng với con người một mình với nỗi đau về thân phận chìm nổi có “không gian lưu lạc” (đối lập với không gian gia đình).

Con người một mình của người quân tử trước đây thường tìm thấy sự giao hoà, nguồn an ủi từ thiên nhiên Điều đó với họ cũng gần giống như sự tìm về với “nguồn cội” vậy. Người hồng nhan một mình cũng tìm đến với thiên nhiên, cũng “than với nguyệt”, “rầu với hoa”, nhưng nhiều lúc họ không tìm thấy sự khuây khoả, mà vẫn bế tắc, cô đơn, đau khổ. Sự cố gắng giao hoà với thiên nhiên của họ nhiều lúc không đem lại sự “thanh lọc hoá” tâm hồn mà ngược lại có sự “nội cảm hoá ngoại cảnh”, nghĩa là ngoại cảnh mang màu sắc tâm trạng của con người. Tất nhiên, bản thân việc chọn tả cái gì của khung cảnh cũng đã mang màu sắc chủ quan. Như các nhà nho vẫn thường chọn mai, cúc, tùng, thông, nguyệt, sương, … mà không chọn những loại cây hoặc sự vật khác. Nhưng cấp cho sự vật một tâm trạng, một cảm xúc của chính chủ thể thì mới thực sự là nội cảm hoá ngoại cảnh. Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử đã nhận xét về “cảnh” trong Truyện Kiều: “Phong cảnh

Truyện Kiều không phải là một thứ phong cảnh tĩnh tại, muôn thuở trừu tượng được thấy từ một điểm nhìn siêu cá thể trong thơ Đường, mà là được mở ra trong không - thời gian, theo bước chân, cái nhìn, cảm xúc của con người cụ thể … ” [25; 137]. Đó là cảnh nấm mồ xơ xác của Đạm Tiên, hay

bức tranh đầy cảm xúc trước lầu Ngưng Bích, là cảnh rừng phong thu “nhuốm màu quan san” trong buổi chia tay của Kiều với Thúc Sinh, …

Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm cũng xuất hiện những sự nội cảm hoá ngoại cảnh tương tự. Cảnh hoàng hôn tạo nên một sự tương ứng với tâm trạng buồn chán và nỗi sợ thời gian của con người đều được nói đến trong hai khúc ngâm này:

“Hoàng hôn thôi lại hôn hoàng

(Cung oán ngâm)

“Nay hoàng hôn mai đã lại hôn hoàng” (Chinh phụ ngâm)

Và thơ của bà chúa thơ Nôm cũng không phải ngoại lệ. Âm thanh của sự vật cũng mang một cảm xúc, tâm trạng:

“Mõ thảm không khua mà cũng cốc

Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om”

(Tự tình II)

Con người một mình không phải đến thời này mới xuất hiện trong văn học. Nhưng ở nhân vật người phụ nữ, hình ảnh con người một mình rất đậm nét và gắn với những tâm sự của con người cá nhân, khi con người bước đầu tách ra khỏi những quan hệ và đạo lý cộng đồng để lên tiếng đòi hỏi hạnh phúc, mà nổi bật nhất là hạnh phúc lứa đôi. Đó là nét khác biệt so với hình tượng con người một mình của nhà nho trong văn học các giai đoạn trước. Ngoài ra, con người một mình ở đây cũng gắn với nỗi đau về thân phận chìm nổi. Nội dung của nó chi phối đến thời gian và không gian nghệ thuật của tác phẩm. Sự nội cảm hoá ngoại cảnh cũng là một đặc điểm nổi bật gắn với hình tượng con người một mình của người hồng nhan, tạo ra những không gian cảm xúc phong phú, phức tạp cho các tác phẩm.

3.3. Ngôn ngữ

Ngôn ngữ là thước đo sự phát triển của văn học. Ngôn ngữ là hình thức, chất liệu và cũng là yếu tố đầu tiên của tác phẩm. Đến giai đoạn này, văn học đã chứng kiến sự khởi sắc của ngôn ngữ và thể loại, với sự ra đời của một loạt các thể loại mới mang tính dân tộc và sự phát triển của chữ Nôm bên cạnh sự phổ biến lâu đời của chữ Hán. Song ở đây chúng tôi đề cập đến ngôn ngữ không phải ở góc độ đó. “Ngôn ngữ văn học là một cấu trúc nghệ thuật. Đơn vị của nó không phải giản đơn là chữ, câu mà là lời,

hình thức biểu hiện của người nói, người nghe trong một kiểu giao tiếp, gắn liền với một mô hình tự sự, có một giọng điệu nhất định” [25; 180]. Chúng tôi dựa vào quan niệm này để phân tích những đặc điểm của ngôn ngữ các tác phẩm với việc thể hiện vấn đề thân phận của người phụ nữ. Để phân tích ngôn ngữ của tác phẩm, phải xem xét rất nhiều các yếu tố ở nhiều cấp độ. Ở đây chúng tôi xem xét hai đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ gắn với sự xuất hiện của nhân vật trung tâm mới của thời đại và vấn đề thân phận, đó là giọng điệu cảm thương, ai oán cùng sự xuất hiện dày đặc của các câu hỏi chất vấn và lối tự sự – trữ tình nhập vai cùng cách xưng hô trỏ vào bản thân chủ thể.

Một phần của tài liệu Vấn đề thân phận người phụ nữ trong văn học Việt Nam cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX (qua một số tác phẩm tiêu biểu (Trang 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)