Các bình diện trong tương đương dịch thuật:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đối chiếu và chuyển dịch các biểu thức quy chiếu trong ngôn ngữ bóng đá Tiếng Anh và Tiếng Việt (Trang 87)

I- PHẦN MỞ ĐẦU

6. Đóng góp của luận văn

3.1.1.2. Các bình diện trong tương đương dịch thuật:

- Tương đương ngữ âm (phonetic equivalence) là khả năng tương ứng giữa các đơn vị dịch của văn bản nguồn và văn bản đích về cấu trúc âm vị, đặc trưng ngôn điệu và độ dài tuyến tính.

- Tương đương ngữ pháp (grammatical equivalence) là khả năng tương đương giữa các đơn vị dịch thuật về các phương diện của phạm trù từ, loại từ, trật tự từ, cấu trúc cú pháp và các kiểu câu.

- Tương đương về ngữ nghĩa (semantic equivalence) là khả năng tương đương giữa các đơn vị dịch của văn bản nguồn và văn bản đích về nghĩa sơ biểu và nghĩa sở chỉ ở cấp độ từ và nghĩa mô tả hay nghĩa mệnh đề ở cấp độ câu.

+ Tương đương ở cấp độ từ là các tương đương đồng nghĩa phi ngữ cảnh như các thuật ngữ khoa học (phoneme – âm vị), tên gọi các địa danh, tổ chức (England – Anh), tên gọi các sản phẩm hay đồ vật duy nhất (jean - quần bò)

+ Tương đương ở cấp độ câu là sự tương đương về nghĩa xảy ra khi các đơn vị dịch của văn bản nguồn và văn bản đích trùng nhau về thông tin miêu tả hãy nghĩa mệnh đề do chúng biểu thị hiển ngôn hay hàm ngôn.

- Tương đương ngữ dụng (pragmatic equivalence) là sự tương ứng giữa các đơn vị dịch thuật của văn bản nguồn và văn bản đích về các thông tin ngữ dụng liên quan đến các nhân tố của tình huống giao tiếp. Trong bình diện ngữ dụng có các khả năng tương đương đương sau:

+ Tương đương về mục đích thông báo: đơn vị đối dịch của văn bản đích đựoc coi là tương đương về mục đích thông báo với đơn vị gốc khi nó cùng biểu hiện một hành động ngôn trung như đơn vị gốc.

+ Tương đương về giá trị thông báo: người dịch phải nhận diện được tiêu điểm thông tin của đơn vị dịch, mặt khác phải lựa chọn trong số

các biến thể khác nhau về trọng âm, trật tự từ… của ngữ đích để có được một tương đương dịch thuật thoả đáng.

+ Tương đương về nghĩa tình thái: là sự tương đương về các khía cạnh tình thái chủ quan khác nhau của phát ngôn, biểu hiện các hàm ý, thái độ đánh giá hay sự cam kết của người nói đối với nội dung phát ngôn.

+ Tương đương về giá trị biểu cảm và phong cách: là tương đương về nghĩa liên hội hay nghĩa biểu cảm. Đây là kiểu tương đương phức tạp và tinh tế vì nó gắn liền với tâm lý dân tộc, với các nét nghĩa văn hoá hàm chứa trong ngôn ngữ, với đặc điểm phong cách của văn bản.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đối chiếu và chuyển dịch các biểu thức quy chiếu trong ngôn ngữ bóng đá Tiếng Anh và Tiếng Việt (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)