Biểu thức quy chiếu bóng đá vay mượn từ các trường nghĩa khác:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đối chiếu và chuyển dịch các biểu thức quy chiếu trong ngôn ngữ bóng đá Tiếng Anh và Tiếng Việt (Trang 83)

I- PHẦN MỞ ĐẦU

2.3.2.6.Biểu thức quy chiếu bóng đá vay mượn từ các trường nghĩa khác:

6. Đóng góp của luận văn

2.3.2.6.Biểu thức quy chiếu bóng đá vay mượn từ các trường nghĩa khác:

- Trường nghĩa ẩm thực: Ở ngôn ngữ tiếng Anh, người viết cũng hay tạo ra những sự ví von thú vị nhằm tăng sự hấp dẫn cho nội dung truyền tải đến cho người đọc bằng cách vay mượn trường nghĩa ẩm thực. Những biểu thức quy chiếu này khi được chuyển dịch sang tiếng Việt lại có sự khác biệt hoàn toàn về ngữ nghĩa và chức năng.

Ví dụ

(1) Winning on penalties is a German speciality. They boast a 100%

record in the World Cup and have missed just a single one in a shootout way back in 1982. Hence why we all fell off the chair when Lukas Podolski made a hash of his against Serbia. (The Sun, 30/6/2010) => biểu thức quy chiếu

speciality trong tiếng Anh được hiểu theo nghĩa là đặc biệt, nhưng khi chuyển dịch sang tiếng Việt lại có nghĩa là đặc sản, sản phẩm đặc biệt…

(2) Goals on the menu for Zlatan Ibrahimovic's return to Amsterdam.

gốc hay sử dụng là thực đơn, nhưng khi được chuyển dịch sang tiếng Việt lại có nghĩ là thành tích, đặc điểm nổi bật, tố chất nổi bật…

(3) More of a footballing battle than banquet, but a Damien Duff strike serves up a home win. (Daily Mail, 3/9/2009) => biểu thức quy chiếu

banquet trong tiếng Anh nghĩa gốc của nó là bữa tiệc, nhưng ở câu này người ta dùng nó theo ý nghĩa là một trận đấu hấp dẫn, kịch tính, nhiều bàn thắng.

- Trường liên tưởng: Trong ngôn ngữ bóng đá tiếng Anh, các biểu thức quy chiếu bóng đá khi chuyển dịch sang tiếng Việt có nhiều biến thể khá nhau, dựa trên sự liên tưởng về đặc điểm, phong cách cũng như bản sắc của người, sự vật, hiện tượng được gọi tên

+ Biệt danh của các cầu thủ dựa trên trường liên tưởng: biểu thức quy chiếu bóng đá ở hai ngôn ngữ có sự đồng nhất về mặt ngữ nghĩa, cách sử dụng và chỉ tồn tại một biến thể

Lionel Messi còn được gọi là LM10 – chỉ số áo cầu thủ này khi thi đấu cho Barcelona hay tuyển Argentina, tương tự như trường hợp của Cristiano Ronaldo (CR7) hày Fabregas (F4).

Wayne Rooney hay được gọi là The Shrek (gã Shrek), vì anh có khuôn mặt khá giống với nhân vật hoạt hình phim truyện Mỹ Shrek

Ronaldo hay được gọi là Phenomenon (người ngoài hành tinh) vì anh có những phẩm chất đặc biệt về tốc độ, kỹ thuật, sự khéo léo của người đến từ hành tinh khác.

Totti hay được gọi là Il Capitano (người đội trưởng mẫu mực) để đặc tả phẩm chất của một cầu thủ mẫu mực, có lối sống không tì vết, luôn trung thành với một đội bóng (ở đây là AS Roma).

+ Biệt danh của các đội bóng dựa trên trường liên tưởng: biểu thức quy chiếu bóng đá ở hai ngôn ngữ có sự đồng nhất về ngữ nghĩa và chức năng, nhưng sang tiếng Việt lại có nhiều biến thế

Manchester United – Red Devil (Quỷ đỏ): màu áo truyền thống của MU là quỷ đỏ. Sang tiếng Việt, các biểu thức quy chiếu có nhiều biến thể như

Lữ đoàn đỏ, Bầy quỷ đỏ

Arsenal - The Gunners (Pháo thủ): Arsenal là đội bóng có lối chơi lấy tấn công làm đầu, các tiền đạo sắc sảo như các họng pháo. Sang tiếng Việt, các biểu thức quy chiếu có nhiều biến thể như Những khẩu thần công, dàn pháo thủ…

*Theo khảo sát của chúng tôi dựa trên cứ liệu là 500 biểu thức quy chiếu bóng đá tiếng Anh, dựa trên đặc điểm về mặt ngữ nghĩa, 158 biểu thức quy chiếu tiếng Anh có sự tương đồng về mặt ngữ nghĩa với tiếng Việt (31,6%) còn 342 biểu thức quy chiếu tiếng Anh có sự khác biệt về ngữ nghĩa so với tiếng Việt (68,4%). Từ số liệu này, có thể thấy rõ giữa các biểu thức quy chiếu của hai ngôn ngữ có quá nhiều sự khác biệt về mặt ngữ nghĩa, một phần do sự khác biệt về cách thức sử dụng từ ngữ và văn hóa của hai ngôn ngữ này.

Tương đồng Khác biệt Tổng số

158 (31,6%) 342 (68,4%) 500

Tiểu kết chƣơng 2

1. Trong chương 2 này, chúng tôi phân tích các biểu thức quy chiếu

bóng đá tiếng Anh và tiếng Việt dựa trên đặc điểm cấu trúc và đặc điểm ngữ nghĩa. Về mặt cấu trúc, các biểu thức quy chiếu trong ngôn ngữ bóng đá tiếng Anh và tiếng Việt được chia làm 2 loại là danh từ (ngữ) xác định và danh từ (ngữ) không xác định và đại từ. Về mặt ngữ nghĩa, các biểu thức quy chiếu trong hai ngôn ngữ ngoài trường nghĩa chuyên môn thuần túy bóng đá còn vay mượn thêm tử các trường nghĩa xã hội, trường nghĩa quân sự, trường

nghĩa kinh tế, trường nghĩa chỉ hiện tượng thiên nhiên và các trường nghĩa khác.

2. Sự tương đồng giữa các biểu thức bóng đá tiếng Anh và tiếng Việt về

mặt cấu trúc, là ở cách sử dụng danh từ riêng, danh từ xác định và danh ngữ không xác định. Sự khác biệt đồng giữa các biểu thức bóng đá tiếng Anh và tiếng Việt về mặt cấu trúc, là ở cách sử dụng danh ngữ xác định.

Còn về mặt ngữ nghĩa, sự tương đồng và khác biệt giữa các biểu thức quy chiếu ở hai ngôn ngữ này nằm tất cả ở các trường nghĩa: trường nghĩa chuyên môn thuần túy bóng đá, trường nghĩa xã hội, trường nghĩa quân sự, trường nghĩa kinh tế, trường nghĩa chỉ hiện tượng thiên nhiên và các trường nghĩa khác, dựa trên sự đồng nhất, khác biệt về nghĩa và chức năng.

CHƢƠNG 3: CÁC PHƢƠNG THỨC CHUYỂN DỊCH CÁC BIỂU THỨC QUY CHIẾU BÓNG ĐÁ

TỪ TIẾNG ANH SANG TIẾNG VIỆT (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đối chiếu và chuyển dịch các biểu thức quy chiếu trong ngôn ngữ bóng đá Tiếng Anh và Tiếng Việt (Trang 83)