Về mặt ngữ nghĩa (từ vựng)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đối chiếu và chuyển dịch các biểu thức quy chiếu trong ngôn ngữ bóng đá Tiếng Anh và Tiếng Việt (Trang 27)

I- PHẦN MỞ ĐẦU

1.3.2.2Về mặt ngữ nghĩa (từ vựng)

6. Đóng góp của luận văn

1.3.2.2Về mặt ngữ nghĩa (từ vựng)

bóng đá, trong luận văn này chúng tôi khảo sát các từ ngữ quy chiếu trong ngôn ngữ bóng đá dựa trên 5 trường nghĩa chính (được phân chia dựa trên hai đặc điểm: chuyên môn thuần túy bóng đákhông có tính chuyên môn thuần túy bóng đá).

- Biểu thức quy chiếu chuyên môn bóng đá thuần túy.

- Biểu thức quy chiếu không có tính chuyên môn bóng đá thuần túy + Biểu thức quy chiếu vay mượn từ trường nghĩa xã hội.

+ Biểu thức quy chiếu vay mượn từ trường nghĩa quân sự. + Biểu thức quy chiếu vay mượn từ trường nghĩa kinh tế.

+ Biểu thức quy chiếu vay mượn từ trường nghĩa chỉ hiện tượng thiên nhiên.

1.3.2.2.1. Biểu thức quy chiếu bóng đá chuyên môn thuần túy

Sau hơn 100 năm tồn tại và phát triển, bóng đá là môn thể thao vua và được cả thế giới yêu thích, thu hút sự quan tâm chú ý của hàng tỉ người hâm mộ môn túc cầu. Vì sự phát triển nhanh chóng của bóng đá, nhiều tờ báo hàng đầu thế giới và Việt Nam đã chú trọng nhiều hơn đến môn thể thao này. Và từ năm 1982 đến nay, nhiều tờ báo chuyên về thể thao (nội dung chính xung quanh bóng đá) đã ra đời nhằm phục vụ đáp ứng nhu cầu về thông tin, thưởng thức bóng đá của mọi đối tượng độc giả.

Với tính chất đặc thù của môn thể thao Vua, bóng đá sử dụng kiểu ngôn ngữ riêng biệt, đi kèm với nó là những thuật ngữ chỉ tồn tại trong môn thể thao ít (có trùng lặp với các môn thể thao khác nhưng số lượng khá ít) nhưng

cầu thủ, thủ môn, khung thành, trái bóng, tiền đạo, tiền vệ, trọng tài, tỷ số... Những thuật ngữ chuyên môn thuần túy đó đã làm nên nét đặc trưng của ngôn

ngữ bóng đá nói chung và từ ngữ quy chiếu thuật ngữ chuyên môn bóng đá nói riêng.

Về mặt ngữ nghĩa, các biếu thức quy chiếu thuần túy về bóng đá là những từ ngữ được sử dụng phổ biến trong bóng đá, nó mang ý nghĩa đặc thù và chỉ sử dụng trong phạm vi môn thể thao này.

Các ví dụ:

Cầu thủ: “Trong mùa hè chuyển nhượng 2010, HLV Jose Mourinho đã

đưa về sân Bernabeu 6 cầu thủ chất lượng như Oezil, Carvalho, Sergio

Canales, Pedro Leon và đặc biệt là Di Maria” (Thể thao 24h, 8/9/2010).

Trọng tài: “Sau khi MU dính một quả penalty oan ở trận gặp

Sunderland, HLV Alex Ferguson đã tức giận và chỉ trích trọng tài Atkinson

là không đủ thể lực để dẫn dắt một trận đấu ở Premier League” (Dân trí, 27/3/2009).

1.3.2.2.2 Biểu thức quy chiếu bóng đá vay mượn từ trường nghĩa xã hội

Trong hơn 100 năm phát triển của mình, bóng đá cũng được coi là một hoạt động xã hội, một yếu tố có thể gây ảnh hưởng nhiều đến xã hội. Chẳng hạn ở Tây Ban Nha, cuộc chiến Real Madrid-Barcelona tượng trưng cho sự thù địch giữa thủ đô Madrid với xứ Catalan, vùng đất tự trị luôn có tư tưởng đối lập với Hoàng gia TBN. Kết quả của cuộc đối đầu đó thậm chí còn ảnh hưởng đến cả nền chính trị. Trước đây, tổng thống TBN Jose Maria Arna được sự ủng hộ tuyệt đối của người dân thủ đô bởi ông là CĐV của Real Madrid. Zapatero được người dân xứ Catalan yêu mến vì ông là fan cuồng của Barcelona.

Vì thế, trong bóng đá các thuật ngữ liên quan đến chính trị xã hội như

triều đại, ngai vàng, đế chế thường xuyên xuất hiện. Mỗi đội bóng được coi là một xã hội thu nhỏ, có người đứng đầu (HLV), các đội quân (các cầu thủ), có lối chơi và những đặc trưng riêng biệt.

Vì những đặc điểm đó, ngôn ngữ bóng đá vay mượn từ trường nghĩa xã hội, hay trường nghĩa xã hội là sự ý niệm hóa (theo khái niệm ẩn dụ tri nhận) và hiểu những hiện tượng này trong các biểu thức liên quan đến bóng đá.

Các ví dụ:

Vua: Chính vì thế, sau trận đấu, lại một lần nữa Alex Ferguson lại phê

phán các vị Vua sân cỏ. (TT&VH, 10/4/2008) => từ vua được coi là ẩn dụ hóa cho khái niệm trọng tài.

Ngai vàng: Mùa bóng mới chỉ còn 10 ngày nữa giải đấu sẽ khai mạc và

các đội bóng đã chuẩn bị để tranh “ngai vàng” La Liga. (TT&VH, 29/12/2008) => từ ngai vàng được coi là ẩn dụ hóa cho khái niệm chức vô địch

Bá quan văn võ: Trước tình hình tài chính ngày càng đi xuống, chủ tịch Joan Laporta phải triệu tập “bá quan văn võ” để tìm cách khắc phục. (TT&VH, 29/12/2008) => từ bá quan văn võ được coi là ẩn dụ hóa cho khái niệm những thành viên trong ban lãnh đạo.

1.3.2.2.3. Biểu thức quy chiếu vay mượn từ trường nghĩa quân sự

Bóng đá là một môn thể thao đối kháng, luôn có kẻ thắng-người thua, kẻ vui-người buồn, đó là kết quả của những cuộc chiến khốc liệt, thậm chí một mất một còn. Các trận đấu không khác gì một trận đánh thực thụ, nơi các “đấu sĩ mặc quần đùi áo số sẵn sàng chết trên sân bóng” (Phát biểu của Avram Grant trước trận chung kết Champions League với MU năm 2008). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngôn ngữ bóng đá chịu ảnh hưởng từ các từ ngữ liên quan đến quân sự như pháo đài, đội quân, sào huyệt, khẩu pháo, họng súng... Nói đúng hơn, đó là sự vay mượn của thuật ngữ bóng đá ở trường nghĩa quân sự, điển hình như các thuật ngữ ẩn dụ như sát thủ/tiền đạo xuất sắc, pháo đài/sân đấu, chiến sỹ/cầu thủ.

Các ví dụ:

Pháo đài: Lyon đã vô địch lượt đi, nhưng sẽ còn tuyệt vời hơn nữa nếu họ chào đón Giáng sinh và năm mới bằng chiến thắng ngay tại pháo đài Marcel Picot. (TT&VH, 22/12/2008) => từ pháo đài được coi là sự ẩn dụ hóa cho khái niệm sân nhà của Lyon

Sào huyệt: Mở rộng ra, trong 8 trận gần nhất phải đến sào huyệt của

Boro, Chelsea chỉ có duy nhất một bàn thắng và chiến thắng gần nhất của họ đã diễn ra cách đây 6 năm. (TT&VH, 12/1/2008) => từ sào huyệt được coi là sự ẩn dụ hóa cho khái niệm sân đấu đáng sợ.

Đội quân: Vòng 18 Liga, đội quân của Koeman phải làm khách trên

sân Calderon của Atletico, và một tuần sau đó là trận tái đấu với người láng giềng Villarreal ở sân Madrigal. (TT&VH, 8/1/2008) => từ đội quân được

coi là sự ẩn dụ hóa cho khái niệm đội bóng.

1.3.2.2.4. Biểu thức quy chiếu bóng đá vay mượn từ trường nghĩa kinh tế

Ngôn ngữ bóng đá chịu ảnh hưởng sâu sắc từ trường nghĩa kinh tế do sự phát triển liên tục của nền kinh tế thị trường. Các hoạt động mua bán diễn ra cực kỳ phong phú. Các từ ngữ như đắt, rẻ, hàng tồn, hàng xịn, lạm phát

ngày càng phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng. Sự phổ biến của các từ ngữ theo trường nghĩa kinh tế do đó cũng xuất hiện ngày càng nhiều trong ngôn ngữ bóng đá.

Đối với các biểu thức quy chiếu trong ngôn ngữ bóng đá, trường nghĩa kinh tế được vay mượn khá phổ biến, điển hình như các trường hợp như món nợ/mối thù, thị trường chuyển nhượng/nơi mua bán cầu thủ hay vốn/lợi thế bàn thắng.

Các ví dụ:

Vốn: Có bàn thắng làm vốn, MU chơi hưng phấn và tự tin hơn.

(TT24h, 4/11/2008) => ở đây từ vốn là ẩn dụ cho hiện tượng MU có được bàn thắng làm lợi thế

Thị trƣờng: Thị trƣờng chuyển nhượng mùa đông lại sắp mở cửa trở

lại và Man City là đội cảm thấy sốt sắng nhất. (TT&VH, 19/10/2008) => thị trƣờng là ẩn dụ cho hiện tượng nơi mua bán cầu thủ.

Tài sản: Chelsea thường chơi 4-5-1 vì đó là “tài sản” được để lại bởi Mourinho không khoái sơ đồ cứng nhắc với 2 tiền đạo. (TT&VH, 17/3/2008) => tài sản là ẩn dụng cho dấu ấn chiến thuật trong bóng đá.

1.3.2.2.5. Biểu thức quy chiếu bóng đá vay mượn từ trường nghĩa chỉ hiện tượng thiên nhiên

Trong bóng đá, yếu tố bất ngờ mang đến vẻ đẹp theo đúng ý nghĩa của “trái bóng tròn”. Không phải đội bóng nào mạnh hơn sẽ giành chiến thắng và ngược lại. Chính những hiện tượng lạ xảy ra trong bóng đá giúp chúng ta liên tưởng đến sự thay đổi của thiên nhiên như động đất, địa chấn...Một đội bóng mạnh khi thể hiện được sức mạnh đáng kinh ngạc được ví von như cơn bão, cơn cuồng phong...Do đó, các từ ngữ mang ý nghĩa chỉ hiện tượng thiên nhiên giúp ngôn ngữ bóng đá trở nên hấp dẫn, giàu hình tượng hơn.

Vì yếu tố hấp dẫn đó, các thuật ngữ bóng đá vay mượn từ trường nghĩa chỉ hiện tượng thiên nhiên để ẩn dụ cho sự bất ngờ, đột biến trong các trận đấu căng thẳng.

Các ví dụ:

Cơn địa chấn: Cuối tuần qua, Wolfsburg đã làm nên cơn địa chấn ở

miền Bắc nước Đức khi vượt qua Bremen 2-1 ngay tại Weser. (TT&VH, 4/4/2008) => cơn địa chấn là ẩn dụ thể hiện sự bất ngờ đột biến trong một

trận bóng đá.

Cơn lốc: Cơn lốc mang tên Fernando Torres đang khiến các hậu vệ ở

Premier League phải khiếp sợ. ( TT&VH, 4/4/2008) => cơn lốc là ẩn dụ thể

hiện sự nhanh nhẹn, tốc độ của một tiền đạo xuất sắc.

Cơn bão: Những cơn bão táp mà Sevilla tạo nên trước khung thành

(TT&VH, 25/2/2008) => cơn bão táp là ẩn dụ thể hiện sức mạnh tấn công (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

của một đội bóng

Tiểu kết chƣơng 1

1. Quy chiếu là phạm vi đối tượng của thế giới được người nói chỉ ra

khi dùng một từ ngữ nào đó trong phát ngôn là quy chiếu của từ ngữ đó. Chúng ta phải xác định rằng: Các đối tượng được chỉ ra đó không thuộc về ngôn ngữ. Từ ngữ ở đây đóng vai trò là phương tiện, công cụ để chỉ ra quy chiếu. Nói một cách khác, chỉ ra quy chiếu là một cách dùng từ, là một chức năng của từ. Hai loại quy chiếu được sử dụng phổ biến là quy chiếu xác định và quy chiếu không xác định.

2. Sự chuyển nghĩa các biểu thức quy chiếu dựa trên cách nhìn của ngữ

nghĩa học từ vựng dựa trên khái niệm trường nghĩa và phương pháp chuyển trường từ vựng ẩn dụ. Theo cách nhìn của ngữ nghĩa học tri nhận thì bản chất của ấn dụ tri nhận là ở sự ý niệm hóa và hiểu những hiện tượng loại này trong thuật ngữ các hiện tượng loại khác.

3. Các biểu thức quy chiếu bóng đá về mặt cấu trúc thì phân loại theo 2

biểu thức quy chiếu chính là danh từ (ngữ) xác định, danh từ (ngữ) không xác định. Còn về mặt ngữ nghĩa, các biểu thức quy chiếu được phân loại vay mượn theo 5 trường nghĩa chính là trường nghĩa chuyên môn thuần túy bóng đá, trường nghĩa xã hội, trường nghĩa quân sự, trường nghĩa kinh tế, trường nghĩa chỉ hiện tượng thiên nhiên và một số trường nghĩa khác.

CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH ĐỐI CHIẾU CÁC BIỂU THỨC

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đối chiếu và chuyển dịch các biểu thức quy chiếu trong ngôn ngữ bóng đá Tiếng Anh và Tiếng Việt (Trang 27)