Nhóm cấu trúc thiếu

Một phần của tài liệu Khảo sát đặc điểm cấu trúc - ngữ nghĩa của diễn ngôn có mục đích kêu gọi (lời kêu gọi (Trang 59)

5. Cấu trúc của luận văn

2.5.2. Nhóm cấu trúc thiếu

Nhóm cấu trúc thiếu là nhóm cấu trúc không đảm bảo sự có mặt của tất cả các thành phần mà thiếu vắng một hoặc một số thành phần.

a. Trường hợp vắng phần hô gọi:

Như đã phân tích ở trên, phần hô gọi là một phần rất quan trọng trong diễn ngôn Lời kêu gọi, có tác dụng phân biệt Lời kêu gọi với các kiểu loại diễn ngôn khác. Tuy vậy, qua khảo sát chúng tôi thấy loại diễn ngôn thiếu vắng phần hô gọi không phải là không có.

Ví dụ:

Lời kêu gọi quốc dân đi bỏ phiếu Ngày mai mồng 6 tháng Giêng năm 1946.

Ngày mai, là một ngày sẽ đưa quốc dân ta lên con đường mới mẻ. Ngày mai, là một ngày vui sướng của đồng bào ta, vì ngày mai là ngày Tổng tuyển cử28, vì ngày mai là một ngày đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mà nhân dân ta bắt đầu hưởng dụng quyền dân chủ của mình.

Ngày mai, quốc dân ta sẽ tỏ cho thế giới biết rằng dân Việt Nam ta đã: Kiên quyết đoàn kết chặt chẽ,

Kiên quyết chống bọn thực dân, Kiên quyết tranh quyền độc lập.

Ngày mai, dân ta sẽ tự do lựa chọn và bầu ra những người xứng đáng thay mặt cho mình, và gánh vác việc nước.

Những người trúng cử, sẽ phải ra sức giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, ra sức mưu sự hạnh phúc cho đồng bào. Phải luôn luôn nhớ và thực hành câu: Vì lợi nước, quên lợi nhà; vì lợi chung, quên lợi riêng.

Phải làm cho xứng đáng với đồng bào, cho xứng đáng với Tổ quốc. Người không trúng cử, cũng không nên ngã lòng. Mình đã tỏ lòng hăng hái với nước, với dân, thì luôn luôn phải giữ lòng hăng hái đó. ở trong Quốc hội hay ở ngoài Quốc hội, mình cũng cứ ra sức giúp ích nước nhà. Lần này không được cử, ta cứ gắng làm cho quốc dân nhận rõ tài đức của ta, thì lần sau quốc dân nhất định cử ta.

Ngày mai, tất cả các bạn cử tri, đều phải nhớ đi bầu cử. Ngày mai, mỗi người đều nên vui vẻ hưởng quyền lợi của một người dân độc lập, tự do.

Hồ Chí Minh

(Báo Cứu quốc, số 134, ngày 5-1-1946)

Một ví dụ khác:

Lời kêu gọi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trước cuộc chiến biên giới Việt Trung 1979

Cuộc kháng chiến cứu nước thần thánh chống giặc Trung Quốc xâm lược, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN đang diễn ra quyết liệt ở các tỉnh biên giới phía bắc của nước ta. Ngày 17-2-1979, bọn cầm quyền phản động Bắc Kinh đã phát động cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn chống nước CHXHCNVN.

Từ những ngày đầu, quân và dân ta ở các tỉnh biên giới, từ Lai Châu, Hoàng Liên Sơn, đến Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh đã nêu cao tinh thần quyết chiến quyết thắng, chiến đấu cực kỳ anh dũng bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc, gây cho quân giặc những tổn thất nặng nề.

Hưởng ứng Lời kêu gọi của BCHTWĐCSVN, nhân dân ta từ Bắc chí Nam, ức triệu người như một, nhất tề đứng lên, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Cả

nước ta đang hướng về tiền tuyến phía bắc, sôi sục căm thù, tăng cường sẵn sàng chiến đấu, ra sức lao động quên mình, quyết tâm đánh thắng hoàn toàn giặc Trung Quốc xâm lược.

(...)

Bọn phản động Trung Quốc xâm lược nhất định sẽ thất bại!. Nhân dân Việt Nam nhất định thắng lợi!.

Tổ quốc Việt Nam XHCN muôn năm!.

Đại Tướng Võ Nguyên Giáp

(Tạp Chí Cộng Sản số 3/1979) Tại các diễn ngôn trên, mặc dù có tiêu đề Lời kêu gọi, song phần hô được lược ẩn đi, không xuất hiện ở phần đầu văn bản, hoặc diễn đạt dưới hình thức khác. Như trong Lời kêu gọi Kiều bào Việt Nam tại Pháp (Hồ Chí Minh), phần hô được thể hiện dưới dạng thưa “Đồng bào thân mến”... Có thể nhận thấy, phần lớn phần hô không thể hiện là khi tại tiêu đề, đối tượng đã được thể hiện rõ. Vì vậy, phần hô gọi được coi là không thực sự cần thiết.

Bên cạnh đó, khi khảo sát các diễn ngôn được thể hiện dưới dạng “Thư” hoặc “Thư gửi”, mặc dù nội dung về cơ bản được cấu tạo theo khuôn hình cấu trúc cơ bản của Lời kêu gọi, nhưng phần hô phần lớn được sử dụng bằng những biểu hiện mềm mại hơn như “Thưa các cụ”, “Các em học sinh”, “Các em”... phù hợp hơn với dạng thức của một bức thư.

b. Trường hợp vắng phần kết

Với tư cách là một bộ phận có chức năng chào hoặc chúc đối tượng ở phần cuối cùng của diễn ngôn, phần kết thường có dạng là một câu chúc tụng hoặc một khẩu hiệu khẳng định quyết tâm, niềm tin vào chiến thắng hoặc thành công tất yếu của hành động.

Ví dụ:

Lời kêu gọi quốc dân Quốc dân đồng bào!

Nhân dân Việt Nam hoan nghênh quân Đồng minh kéo vào Việt Nam để tước khí giới quân Nhật, nhưng cương quyết phản đối quân Pháp kéo vào Việt Nam, vì mục đích của họ chỉ là hãm dân tộc Việt Nam vào vòng nô lệ một lần nữa.

Hỡi đồng bào!

Hiện một số quân Pháp đã lọt vào nước ta. Đồng bào hãy sẵn sàng đợi lệnh Chính phủ để chiến đấu!

Chủ tịch Hồ Chí Minh (Báo Cứu quốc, số 36, ngày 5-9-1945)

Tuy vậy, theo tư liệu khảo sát của chúng tôi, số lượng diễn ngôn không có phần kết cũng không phải là ít. Trong số 67 diễn ngôn được khảo sát có tới 19 diễn ngôn không được kết thúc bằng phần kết (chiếm 28,35%).

Như vậy, so với cấu trúc mang tính thông dụng, một diễn ngôn Lời kêu gọi có thể vắng mặt một trong hai bộ phận, hoặc có khi vắng cả hai bộ phận là phần hô gọi và phần kết. Ví dụ:

Thư gửi Chính phủ và nhân dân Pháp nhân dịp đầu năm mới Nhân danh Chính phủ và quốc dân Việt Nam và riêng tôi, tôi chúc Chính phủ và quốc dân Pháp, một năm mới tốt đẹp.

Mong quốc dân Pháp hiểu rằng chúng tôi không thù hằn gì dân tộc Pháp. Chúng tôi bắt buộc phải chiến đấu, chống bọn thực dân phản động đang mưu mô xẻ cắt Tổ quốc chúng tôi, đưa chúng tôi vào vòng nô lệ và gieo rắc sự chia rẽ giữa hai dân tộc Pháp và Việt. Nhưng chúng tôi không chiến đấu chống nước Pháp mới và quốc dân Pháp, chúng tôi lại còn muốn hợp tác thân ái.

Ở Việt Nam cũng như ở Pháp, có rất nhiều người Pháp đàn ông và đàn bà yêu chuộng công lý và tự do. Những người đó hiểu và bênh vực những nguyện vọng của chúng tôi. Họ mới thật là những người bênh vực đứng đắn quyền lợi chân chính của nước Pháp và khối Liên hiệp Pháp. Tôi thành thực

cảm tạ những người Pháp đó.

Tôi kêu gọi nhân dân Pháp để chấm dứt cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn và năm 1947 mang lại nền hoà bình và tình hữu ái giữa nước Pháp và nước Việt Nam.

Ngày 1 tháng 1 năm 1947 Hồ Chí Minh

(Sách Lời Hồ Chủ tịch, Nha Thông tin Việt Nam, 1948)

Mặc dù vậy, tính chất kêu gọi của các diễn ngôn loại này vẫn không bị ảnh hưởng nhiều. Đó là do sự tồn tại của hai bộ phận nội dung rất quan trọng là phần hiện trạng và phần kêu gọi. Hai bộ phận này có vai trò quyết định để xếp một diễn ngôn vào loại Lời kêu gọi hay không. Trong các diễn ngôn luận văn khảo sát, không có diễn ngôn nào vắng mặt hai bộ phận này.

Có thể sơ đồ hóa dạng cấu trúc dạng thiếu như sau:

Hình 2.11.Sơ đồ cầu trúc thiếu

Một phần của tài liệu Khảo sát đặc điểm cấu trúc - ngữ nghĩa của diễn ngôn có mục đích kêu gọi (lời kêu gọi (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)