Sử dụng thành ngữ, tục ngữ

Một phần của tài liệu Khảo sát đặc điểm cấu trúc - ngữ nghĩa của diễn ngôn có mục đích kêu gọi (lời kêu gọi (Trang 95)

5. Cấu trúc của luận văn

3.5.1.Sử dụng thành ngữ, tục ngữ

Có thể thấy rằng, để đạt được mục đích kêu gọi, các tác giả ngoài việc lựa chọn các cấu trúc ngữ pháp để thể hiện còn rất chú trọng đến việc sử dụng từ ngữ. Việc lựa chọn và sử dụng thành ngữ, tục ngữ thích hợp với người nghe, với nội dung và hoàn cảnh nói đã góp phần không nhỏ vào việc

truyền tải nội dung đến đối tượng được kêu gọi. Việc sử dụng cách nói và viết với những hình ảnh quen thuộc của đời sống để diễn đạt một tư tưởng nào đó là điều thường gặp trong diễn ngôn Lời kêu gọi nói chung và đặc biệt là trong các diễn ngôn của Hồ Chủ Tịch. Để viết và nói có hình ảnh, người nói và viết cần nắm vững các biện pháp tu từ, cách vận dụng các phương tiện ngôn ngữ để tạo nên những hình thức diễn đạt gợi cảm, có sức hấp dẫn và lôi cuốn. Một trong những biện pháp để nói và viết có hình ảnh là vận dụng các thành ngữ, tục ngữ, cao dao…vào trong lời nói và câu văn. Thành ngữ, tục ngữ, ca dao vừa là sự biểu đạt sâu sắc, vừa hấp dẫn bởi đó trong nó thể hiện hình ảnh bức tranh thu nhở, sinh động của đời sống nhân dân, dân tộc. Cách sử dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong lối diễn đạt vừa làm cho sự diện đạt có nội dung cô động, súc tích, lại có hình ảnh gần gũi, dễ hiểu, dễ tri nhận, dễ đi vào lòng người.

Khái niệm thành ngữ được luận văn chọn cách hiểu như sau: Thành ngữ là những cụm từ cố định vừa có tính hoàn chỉnh về nghĩa vừa có tính gợi cảm [15, tr.77].

Ví dụ: Vườn không nhà trống; Ăn gió nằm sương; Trống đánh xuôi kèn thổi ngược; Bất di bất dịch; Đồng cam cộng khổ; Đồng tâm hiệp lực…

Luận văn đã khảo sát được gần 60 câu thành ngữ, ca dao đã được sử dụng trong các diễn ngôn có mục đích kêu gọi, trong đó có 2 câu ca dao:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương,

Người trong một nước phải thương nhau cùng".

Lụt thì lút cả làng,

Muốn cho khỏi lụt thiếp chàng cùng lo

Tác giả đã lựa chọn, vận dụng và sử dụng thành ngữ một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với từng hoàn cảnh, nội dung. Nhờ đó mà mỗi câu nói của người như có cần có điệu, giàu sức biểu đạt và truyền cảm. Nhận thấy, xét về nguồn gốc thì thành ngữ được sử dụng bao gồm cả thành ngữ thuần Việt và thành ngữ Hán - Việt.

Hình 3.3. Tỷ lệ sử dụng thành ngữ phân theo nguồn gốc

Số lượng thành ngữ thuần Việt được tác giả ưu tiên và lựa chọn dùng phổ biến hơn như: Chỉ tay năm ngón, trèo đèo lặn suối, trên dưới một lòng, sai một ly đi một dặm, ăn đói mặc rét, ăn gió nằm sương, kèn thổi ngược trống đánh xuôi… Bởi tác giả Hồ Chí Minh là người hơn ai hết hiểu được rằng đối tượng người nghe/người đọc là ai? Họ là số đông những người dân, người lao động, là đồng bào cả nước, là con cháu của dân tộc Việt Nam nên việc sử dụng các từ ngữ thuần Việt giúp người nghe/người đọc tiếp nhận thông tin một cách dễ dàng, đầy đủ và chính xác hơn. Ngoài thành ngữ thuần Việt, tác giả cũng có sử dụng thành ngữ Hán - Việt nhưng tỷ lệ thấp hơn. Các thành ngữ Hán - Việt được dùng chủ yếu cũng đơn giản và dễ hiểu, như: Huynh đệ tương tàn, bất nhân bội tín, quang minh chính đại, đồng cam động khổ…

Thành ngữ được sử dụng và vận dung linh hoạt sáng tạo trong các cách viết, lối diễn đạt phù hợp trong từng văn cảnh, ngữ cảnh. Có khi đó là cách dùng nguyên vẹn các thành ngữ như: mưa bom bão đạn, vì nước quên dân… Có nhiều trường hợp, tác giả lại cải biên hình thức diễn đạt dân gian hết sức độc đáo. Trong cách dùng, một số thành ngữ được thay thế một vài yếu tố nào đó trong cấu trúc.

36%

64% Thuần Việt Hán Việt

Có thể đưa ra một vài cơ chế khái quát xây dựng thành ngữ cải biến như sau:

- Đối với thành ngữ thuần Việt :

+ Thêm thành tố phụ vào để nhấn mạnh yếu tố nào đó Ví dụ : Khi thắng không kiêu, khi lui không nản. + Thay đổi yếu tố nào đó trong thành ngữ gốc

Ví dụ : Cho nên chúng ta phải tỉnh táo, phải kiên quyết, tạm bại không nản, thắng to không kiêu, không chủ quan, không khinh địch

+ Vừa thay thế vừa đảo cho phù hợp với ngữ cảnh

Ví dụ : Đồng bào các chiến khu thì nhà tan cửa mất, lưu lạc, tản cư, ăn đói mặc rét, cực khổ điêu linh

- Đối với thành ngữ Hán - Việt :

+ Thay đổi một số các yếu tố Hán - Việt trong thành ngữ bằng các yếu tố thuần Việt cho dễ hiểu

Ví dụ : Tuy khí giới ta còn kém, kinh nghiệm ta còn ít, nhưng lòng kiên quyết, chí hy sinh của tướng sỹ ta đã lập những chiến công oanh liệt, vẻ vang có thể nói là kinh trời động đất

Trong các diễn ngôn được khảo sát, có thể thấy rằng việc sử dụng các thành ngữ, cao dao thuần Việt chiếm ưu thế hơn hẳn so với việc sử dụng các câu thành ngữ, ca dao Hán - Việt. Bởi những thành ngữ ca dao thuần Việt là những câu vừa giản dị, vừa giàu hình ảnh lại vừa có sức gợi tả cao. Phần lớn các câu thành ngữ Hán - Việt được tác giả lựa chọn và sử dụng cũng đều là những câu quan thuộc trong cuộc sống hàng ngày của nhân dân. Chính nhờ đó mà lối diễn đạt của tác giả trở nên gần gũi, dễ hiểu với nhân dân, quần chúng hơn. Bởi người luôn xác định rõ ràng rằng Người viết ra, nói ra không phải cho bản thân vì bản thân mà là vì nhân dân, cho nhân dân và phục vụ nhân dân. Đây chính là sự khéo léo, tài tình trong ngòi bút tác giả Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu Khảo sát đặc điểm cấu trúc - ngữ nghĩa của diễn ngôn có mục đích kêu gọi (lời kêu gọi (Trang 95)