Sử dụng câu mệnh lệnh, yêu cầu, đề nghị

Một phần của tài liệu Khảo sát đặc điểm cấu trúc - ngữ nghĩa của diễn ngôn có mục đích kêu gọi (lời kêu gọi (Trang 72)

5. Cấu trúc của luận văn

3.1.1. Sử dụng câu mệnh lệnh, yêu cầu, đề nghị

a. Câu mệnh lệnh

Xét từ tính chất và mục đích kêu gọi, chúng tôi thấy “mệnh lệnh” đã xuất hiện với tư cách là một loại hành động ngôn từ cốt lõi trong những diễn ngôn có mục đích kêu gọi.

Mệnh lệnh được hiểu là “bắt buộc người khác phải làm theo” [40, tr.630]. Trong tiếng Việt, mệnh lệnh thường được biểu thị bằng dạng thức câu mệnh lệnh. Thức mệnh lệnh được thể hiện trong câu bằng những từ mang nghĩa mệnh lệnh, yêu cầu, khuyến nghị như: phải, hãy, mong, mong rằng, hạ lệnh, đừng, chớ…

Phải

Theo Từ điển Tiếng Việt, “Phải có nghĩa là ở trong điều kiện bắt buộc, không thể không thể không làm, nhất thiết không thể khác hoặc nhất thiết cần có” [40, tr.762].

“Phải” có nét nghĩa khiến mà không có nét nghĩa cần. Khi hoạt động trong câu cầu khiến, “phải” diễn đạt hành vi ngôn ngữ ra lệnh: người nói ra lệnh/bắt buộc người nghe làm một việc gì đó. Vị thế giao tiếp của người nói thường cao hơn hoặc ngang bằng với người nghe.

Mỗi Lời kêu gọi ra đời trong một bối cảnh riêng. Tuy vậy, theo đặc thù của thể loại, diễn ngôn Lời kêu gọi luôn được tạo lập trong những thời khắc lịch sử cam go, quyết liệt, thậm trí một mất một còn giành giật giữa cái sống và cái chết, quyết định sự tồn vong của dân tộc, hoặc kêu gọi sự đồng lòng đồng sức thực hiện một hoạt động hết sức quan trọng. Như Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, do Hồ Chí Minh soạn thảo, là lời phát động cuộc kháng chiến chống Pháp vào cuối năm 1946, sau khi những nỗ lực đàm phán hòa bình giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hoà với Pháp, vào giữa năm 1946, để công nhận một nước Việt Nam độc lập, không thành công. Lời kêu gọi này được phát ra vào đêm hôm trước - ngày 19 tháng 12, khi chiến sự bùng nổ - là ngày Toàn quốc kháng chiến. Câu nói: “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” là biểu tượng của tinh thần Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh, đã được nhắc đến như một biểu tượng cho sự hy sinh vì nền độc lập của đất nước Việt Nam. Rồi Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Hồ Chủ Tịch ra đời trong bối cảnh dân tộc vừa giành được độc lập tự do, chính quyền về tay nhân dân, nhưng lại đang phải đối mặt với biết bao khó khăn, thiếu thốn, đòi hỏi sự nỗ lực của mỗi con người để vượt qua. Chính vì vậy, ý chí của người đứng đầu, của người ra Lời kêu gọi phải được thể hiện bằng những mệnh lệnh đòi hỏi, yêu cầu, đồng thời cả khích lệ mọi đối tượng thực hiện hoạt động với tất cả khả năng của mình.

Ví dụ:

“Quốc dân Việt Nam!

Muốn giữ vững nền độc lập,

Muốn làm cho dân mạnh nước giàu,

Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ”.

Ngay trước khi đưa ra mệnh lệnh, yêu cầu, tác giả đã đưa ra lý lẽ đầy thuyết phục: Muốn giữa vững nền độc lập, muốn làm cho dân giàu nước mạnh thì mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi, bổng phận của mình -> phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ -> phải có kiến thức mới -> tham gia vào công việc xây dựng nước nhà. Động từ cầu khiến “phải” được tác giả sử dụng liên tiếp, lặp đi lặp lại ba lần trong một câu có tác dụng nhấn mạnh đến nội dung mệnh lệnh, nội dung kêu gọi: Kêu gọi người dân cả nước phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ.

Ví dụ:

“Các em phải ngoan, ở nhà phải nghe lời bố mẹ, đi học phải siêng năng; đối với bầu bạn phải yêu kính. Các em phải thương yêu nước ta. Mong các em mai sau lớn lên thành những người dân xứng đáng với nước độc lập tự do”.

(Trích “Thư gửi thiếu nhi Việt Nam đêm trung thu đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa” - Hồ Chí Minh) “Phải” được dùng lặp đi lặp lại trong cấu trúc của các diễn ngôn trên. Ngay trong cấu trúc của một câu, từ “phải” được dùng nhắc đi nhắc lại đến bốn lần, rồi lại được tiếp tục lặp lại ở câu kế tiếp. Qua đó, người đọc hiểu được rằng với cương vị là Chủ tịch nước, Bác Hồ vừa thể hiện nghĩa yêu cầu vừa có nghĩa khuyên bảo các em thiếu nhi trong bối cảnh là đêm trung thu đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là phải ngoan, phải nghe lời, phải siêng năng, phải kính yêu, phải thương yêu nước ta.

Ngay với Lời kêu gọi được thể hiện dưới dạng Thư gửi, kết cấu câu mệnh lệnh với từ "phải" cũng được sử dụng khá phổ biến:

"....Vậy nên chính sách của chúng ta là "Việt-Hoa thân thiện". Phải

giúp đỡ Hoa quân, phải bảo vệ Hoa kiều. Chúng ta phải hoàn toàn thực hiện chính sách đó. Đồng thời, chúng ta phải ngăn ngừa những âm mưu ly gián, nó mong gây ra những sự xích mích giữa dân ta với Hoa kiều, phá hoại cảm

tình giữa hai dân tộc. Chúng ta phải tìm mọi phương pháp để gây nên phong trào Hoa-Việt tinh thành hợp tác”.

(Trích “Thư gửi thanh niên toàn xứ” - Hồ Chí Minh)

Hãy

Theo từ điển tiếng Việt, “hãy là từ biểu thị ý yêu cầu có tính chất mệnh lệnh hoặc thuyết phục, động viên nên làm việc gì đó, nên có thái độ nào đó” [40, tr.426]. “Hãy” thiên về biểu thị ý nghĩa khiến nói chung. Nó có thể sử dụng tương ứng với hành vi đề nghị, yêu cầu hoặc ra lệnh tùy theo ngữ cảnh và cấu trúc có các kiểu tình thái phụ trợ đi kèm. Mặc dù mức độ mệnh lệnh của “hãy” thấp hơn của “phải”, song trong diễn ngôn Lời kêu gọi, vai trò của các câu có dùng “hãy” cũng rất lớn khi truyền đạt thái độ dứt khoát của người viết, tác động không nhỏ tới người nghe.

Ví dụ:

“Đồng bào hãy làm cho thế giới văn minh và nhất là dân tộc Pháp nghe thấy tiếng nói của Tổ quốc. Các bạn hãy chiến đấu để phá tan những sự điêu toa của bọn thực dân Pháp đang tuyên truyền một cách bỉ ổi.

…Đồng bào hãy tỏ ra là xứng đáng với những anh em đang chiến đấu anh dũng ở Nam Bộ để bảo vệ cho nền Độc lập của nước nhà”.

(Trích “Lời kêu gọi kiều bào Việt Nam ở Pháp” - Hồ Chí Minh) Qua ví dụ trên cho thấy, từ “hãy” trong kết cấu diễn ngôn để thể hiện hành vi đề nghị, yêu cầu một cách nhẹ nhàng, mang hàm ý thuyết phục là chủ yếu. Tác giả yêu cầu nhân dân Pháp ủng hộ và giúp đỡ cho cuộc chiến tranh chính nghĩa, cho việc làm tình thân thiện giữa hai dân tộc…

Mong

“Mong” thường dùng để “nói lên nguyện vọng, ước muốn của mình với người khác” [40, tr.636]. Từ “mong” cũng bao hàm ý cầu khiến nhưng nghiêng về tình cảm nhiều hơn.

Mong quốc dân Pháp hiểu rằng chúng tôi không thù hằn gì dân tộc Pháp. Chúng tôi bắt buộc phải chiến đấu, chống bọn thực dân phản động đang mưu mô xẻ cắt Tổ quốc chúng tôi, đưa chúng tôi vào vòng nô lệ và gieo rắc sự chia rẽ giữa hai dân tộc Pháp và Việt”

(Trích “Thư gửi Chính phủ và nhân dân Pháp nhân dịp đầu năm mới” - Hồ Chí Minh) Cũng có khi tác giả sử dụng “mong” kết hợp/thay thế cấu trúc có “muốn” để nhấn mạnh hơn ý muốn và hy vọng có được, đạt được; cảm thấy có sự đòi hỏi về mặt tâm lý, tình càm hay sinh lý làm một việc gì đó hoặc cái gì đó [40, tr.651], hoặc là “mong đợi”.

Chúng tôi bao giờ cũng muốn cộng tác với dân tộc Pháp như anh em, trong hoà bình và tin tưởng lẫn nhau.

Chúng tôi bao giờ cũng muốn độc lập và thống nhất trong khối Liên hiệp Pháp.

Chúng tôi bao giờ cũng muốn kiến thiết lại nước chúng tôi với sự giúp đỡ của tư bản và các nhà chuyên môn Pháp để mưu lợi ích chung cho cả hai dân tộc.

Chúng tôi muốn hoà bình ngay để máu người Pháp và Việt ngừng chảy. Những dòng máu đó chúng tôi đều quý như nhau.

Chúng tôi mong đợi ở Chính phủ và nhân dân Pháp một cử chỉ mang lại hoà bình. Nếu không, chúng tôi bắt buộc phải chiến đấu đến cùng để giải phóng hoàn toàn đất nước. Nước Việt Nam có thể bị tàn phá, nhưng nước Việt Nam sẽ lại hùng mạnh hơn sau cuộc tàn phá đó. Còn nước Pháp chắc chắn sẽ mất hết và sẽ biến hẳn khỏi cõi Á châu.

Chúng tôi tha thiết mong rằng dân tộc Pháp bao giờ cũng chiến đấu cho tự do trên thế giới, sẽ hết sức tìm mọi cách để tránh một tình trạng không phương cứu chữa”.

(Trích “Lời kêu gọi Chính phủ và Nhân dân Pháp” - Hồ Chí Minh) Ngoài ra, trong diễn ngôn Lời kêu gọi còn thấy xuất hiện các động từ thuộc nhóm động từ ngữ vi.

Hạ lệnh

Theo Từ điển Tiếng Việt, “hạ lệnh có nghĩa ra lệnh, truyền xuống cho cấp dưới thi hành” [40, tr.415].

“Hạ lệnh” là từ có cường độ “khiến” mạnh nhất trong các từ xuất hiện trong các diễn ngôn mà Chủ tịch sử dụng trong cấu trúc ngữ pháp mệnh lệnh mà trong nó không có nghĩa cầu khiến. Khi sử dụng cấu trúc có từ “hạ lệnh”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thể hiện vai trò và vị thế của mình. Trên cương vị đó, Người đã thay mặt Chính phủ Việt Nam, hạ lệnh cho nhân dân thi hành một việc gì đó có tính chất bắt buộc. Những câu chứa từ “hạ lệnh” này xuất hiện không nhiều trong các diễn ngôn được khảo sát.

Ví dụ:

“Chính phủ hạ lệnh cho toàn thể nhân dân và bộ đội phải giúp đỡ cho quân đội Trung Hoa, trong lúc quân đội Trung Hoa thoái triệt.

Ai xâm phạm đến tính mạng, tài sản của quân đội Trung Hoa sẽ bị nghiêm trị”.

(Trích “Nghiêm lệnh” - Hồ Chí Minh)

Kêu gọi: Động từ Kêu gọi được tác giả đặc biệt chú trọng sử dụng trong Lời kêu gọi

“…Tôi tha thiết kêu gọi đồng bào bất kỳ già trẻ, trai gái, mọi người đều phải coi việc canh đê, phòng lụt là việc thiết thân của mình.”

(Thư gửi đồng bào trung du và hạ du chống lụt - Hồ Chí Minh)

“Nay vì sự dùng dằng bên phía Pháp mà đồng bào phẫn uất, tôi kêu gọi

đồng bào hãy bình tĩnh, sẵn sàng chờ lệnh của Chính phủ.

Tôi cũng thiết tha kêu gọi nhân dân và Chính phủ cả thế giới, nhất là nhân dân Pháp, hãy ủng hộ chính nghĩa làm sao cho bên phía Pháp thi hành đúng bản Hiệp định sơ bộ, để đi đến kết quả hoà hảo cho hai dân tộc và bảo vệ nền hoà bình thế giới.

Một phần của tài liệu Khảo sát đặc điểm cấu trúc - ngữ nghĩa của diễn ngôn có mục đích kêu gọi (lời kêu gọi (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)