Đặc điểm của các thành phần trong cấu trúc diễn ngôn Lời kêu gọi

Một phần của tài liệu Khảo sát đặc điểm cấu trúc - ngữ nghĩa của diễn ngôn có mục đích kêu gọi (lời kêu gọi (Trang 35)

5. Cấu trúc của luận văn

2.4.Đặc điểm của các thành phần trong cấu trúc diễn ngôn Lời kêu gọi

2.4.1.Đặc điểm cấu trúc phần tiêu đề

Nói chung, với một tác phẩm bất kỳ thì phần tiêu đề hay còn có cách gọi khác là phần đầu đề hay là phần tít có vai trò quan trọng trong cấu trúc tổng thể. Phần tiêu đề có tính chất gợi mở vấn đề mà diễn ngôn cần bàn, đề cập đến. Đôi khi, tiêu đề còn gây sự chú ý tò mò, lôi kéo người đọc. Trong tổng số 67 diễn ngôn được chọn làm tư liệu khảo sát trong luận văn, phần tiêu đề xuất hiện với 3 dạng sau:

- Lời kêu gọi + (...) - Thư gửi + (...) - Gửi + (…)

- Dạng được thể hiện bằng một từ hoặc cụm từ hoặc mệnh đề (không bắt đầu bằng “Lời kêu gọi”, “Thư gửi” hoặc “Gửi”).

13.43%

23.88%

8.96%

53.73%

Lời kêu gọi Thư gửi Gửi

Thể hiện bằng một từ hoặc cụm từ

Số lượng cũng như tuần suất xuất hiện của các loại diễn ngôn có các dạng tiêu đề như trên là không giống nhau, trong đó các diễn ngôn có dạng tiêu đề là “Lời kêu gọi…” và “Thư gửi…” xuất hiện chiếm ưu thế hơn hẳn, tổng tỷ lệ đạt 77,61 %. Đó chính là đặc trưng dễ nhận thấy của các diễn ngôn lời kêu gọi. Có thể thấy, các diễn ngôn Lời kêu gọi của các tác giả đều xác định rõ mục đích để kêu gọi, đối tượng để kêu gọi và hoàn cảnh để xuất hiện lời kêu gọi. Vậy nên, trong phần tiêu đề thường tác giả đặt sự xuất hiện đồng thời cả ba yếu tố trên. Các yếu tố này thường xuất hiện theo một thứ tự nhất định:

Lời kêu gọi/Thư gửi/Gửi (1) + đối tượng được kêu gọi (2) + (hành động cần vận động) (3) hoặc (hoàn cảnh đưa ra lời kêu gọi) (4).

Theo khảo sát, chúng tôi nhận thấy trong phần tiêu đề, ngoài yếu tố mang tính xác định thể loại diễn ngôn (Lời kêu gọi/thư gửi), yếu tố đối tượng được kêu gọi thường xuất hiện với tần số rất lớn (83%). Ngoài ra, nội dung biểu thị hành động cần vận động (3) và hoàn cảnh đưa ra trong Lời kêu gọi (4) thường phân bố theo thế bổ sung, vì thế chỉ xuất hiện một trong hai nội dung, hầu như không thấy xuất hiện cùng một lúc hai yếu tố.

Có thể nhận rõ hơn cấu trúc của tiêu đề qua bảng các ví dụ sau:

Dạng/thể loại Đối tƣợng Hành động Nhân dịp

“Lời kêu gọi” đồng bào Nam Bộ

đồng bào nông dân thành lập nghĩa

thương

quốc dân đi bỏ phiếu

toàn quốc kháng chiến

đầu năm mới (1947) nhân ngày Tết Nguyên Đán năm 1947

“Thư gửi” anh chị em giáo viên bình dân học vụ

Dạng/thể loại Đối tƣợng Hành động Nhân dịp

anh em Hoa Kiều đồng bào Nam Bộ

đồng bào toàn quốc nhân dịp “tuần lễ vàng”

đồng bào toàn quốc nhân dịp đầu năm mới

Chính phủ và nhân dân Pháp nhân dịp đầu năm mới

quân đội quốc gia Việt Nam nhân dịp kỷ niệm Quốc

khánh lần thứ hai

“Gửi” các chiến sĩ Nam bộ và Nam

phần Trung bộ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đồng bào Việt Nam, người Pháp và người thế giới

thanh niên và nhi đồng toàn quốc

nhân dịp Tết sắp đến

Hình 2.5.Bảng các ví dụ về các kiểu dạng Tiêu đề cụ thể

Như đã phân tích ở trên, trong các diễn ngôn Lời kêu gọi mà luận văn lựa khảo sát nhận thấy số lượng diễn ngôn có kết cấu phần tiêu đề bắt đầu bằng “Lời kêu gọi” và “ Thư gửi” có tần suất xuất hiện nhiều hơn hẳn so với các cấu trúc còn lại. Có thể nói, đây cũng là cấu trúc điển hình và đặc trưng. Chính vì vậy, luận văn tập trung đi sâu vào khảo sát và phân tích đặc điểm cấu trúc thành phần cấu thành nên phần tiêu đề của diễn ngôn Lời kêu gọi có cấu trúc bắt đầu bằng “Lời kêu gọi” và “Thư gửi”.

Có thể nói, xét cụ thể về mặt kết cấu thì các diễn ngôn có mục đích kêu gọi bắt đầu bằng “Lời kêu gọi” có cấu trúc đa dạng và phức tạp nhất, cụ thể là các loại sau (sắp xếp theo mức giảm độ phức tạp của các thành phần cấu thành):

- Loại 1: Lời kêu gọi + Danh từ chỉ đối tượng + Động từ hành động Ví dụ:

Lời kêu gọi nhân dân thi hành đúng bản hiệp định sơ bộ Việt - Pháp Lời kêu gọi toàn dân tham gia “đền ơn đáp nghĩa”

- Loại 2: Lời kêu gọi + Danh từ chỉ đối tượng + Động từ hành động + trạng ngữ chỉ mục đích

Ví dụ:

Lời kêu gọi đồng bào phá hoại để kháng chiến

- Loại 3: Lời kêu gọi + Danh từ chỉ đối tượng Ví dụ:

Lời kêu gọi đồng bào Nam Bộ

Lời kêu gọi kiều bào Việt Nam ở Pháp Lời kêu gọi đồng bào

- Loại 4: Lời kêu gọi + nhân dịp/Trạng ngữ chỉ thời gian Ví dụ:

Lời kêu gọi nhân ngày Tết Nguyên Đán năm 1947 Lời kêu gọi đầu năm mới (1947)

Lời kêu gọi sau khi ký Hiệp định sơ bộ

Ngoài các diễn ngôn Lời kêu gọi của Hồ Chủ Tịch, trong tư liệu của chúng tôi còn có Lời kêu gọi của một số cá nhân hoặc tổ chức khác. Với các diễn ngôn này, kết cấu của tiêu đề mang đặc thù riêng, thường bao gồm thông tin người gửi. Ví dụ:

Lời kêu gọi của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam Lời kêu gọi của Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Khác với tiêu đề có dạng “Lời kêu gọi”, các diễn ngôn có dạng “Thư gửi” có cấu trúc đơn giản hơn, tập trung chủ yếu vào 2 loại sau:

- Loại 1: Thư gửi + Đối tượng + Nhân dịp/Kỷ niệm/Dịp Ví dụ:

Thư gửi đồng bào toàn quốc nhân dịp “tuần lễ vàng” Thư gửi đồng bào toàn quốc nhân dịp đầu năm mới

Thư gửi phụ nữ Việt Nam nhân dịp Xuân Bính Tuất (1946)

- Loại 2: Thư gửi + Đối tượng (Danh từ/Danh ngữ) Ví dụ:

Thư gửi anh em Hoa Kiều

Thư gửi các giới công thương Việt Nam Thư gửi các vị phụ lão…

Trong các diễn ngôn ở hai dạng bắt đầu bằng “Lời kêu gọi” và “Thư gửi” có thể thấy một điều chung rằng đối tượng mà diễn ngôn hướng tới chủ yếu là: đồng bào, nông dân, thiếu nhi, nhi đồng, thanh niên, giáo viên, phụ nữ, toàn dân… Đó là danh từ chỉ số nhiều, chỉ những người mà đại diện cho rất nhiều người, cho cả một tầng lớp… Đây là những thành phần, tầng lớp trong xã hội lúc bấy giờ mà tác giả đưa ra lời kêu gọi nhằm hướng tới, nhằm kêu gọi, lôi cuốn và mong muốn thực hiện theo hành động. Thông thường, tác giả có lời kêu gọi nhân dịp sự kiện quan trọng nào đó như: Tết sắp đến, ngày 1-5, Xuân Bính Tuất (1947), đầu năm mới, Lễ Noen 1947, Quốc khánh lần thứ 2,… Đây là những thời điểm có ý nghĩa, gắn bó mật thiết với dân tộc tại thời điểm Lời kêu gọi được xuất hiện, tạo thành tình huống/ngữ cảnh ngoài văn bản giúp người nghe/người đọc có thể hiểu sâu sắc hơn ý nghĩa và những giá trị tư tưởng mà người viết muốn truyền đạt.

Dù sử dụng cấu trúc phần tiêu đề ở dạng nào đi chăng nữa nhưng người đọc cũng thấy được cách chung trong lối xây dựng phần tiêu đề đa số là ngắn gọn, xúc tích, hàm chứa đối tượng, nội dung cần kêu gọi một cách rõ ràng, chứa đựng được một lượng thông tin tối đa.

Một phần của tài liệu Khảo sát đặc điểm cấu trúc - ngữ nghĩa của diễn ngôn có mục đích kêu gọi (lời kêu gọi (Trang 35)