5. Cấu trúc của luận văn
2.4.2. Đặc điểm cấu trúc phần hô gọi
2.4.2.1 Khung cấu trúc
Câu hô gọi là phần không thể thiếu để tạo nên cấu trúc hoàn chỉnh và làm nên tính điển hình của một diễn ngôn Lời kêu gọi. Việc sử dụng câu hô gọi như thế nào, tần suất xuất hiện bao nhiêu là một trong các nguyên nhân chính tạo ra sự không ổn định cho cấu trúc của văn bản.
Tiến hành khảo sát trên các diễn ngôn Lời kêu gọi, luận văn đã thống kê được có 65 câu hô gọi. Có 14 diễn ngôn không dùng câu hô gọi (chiếm 20,89%); 30 diễn ngôn sử dụng 1 câu hô gọi (chiếm 47.50%); còn lại là 21 diễn ngôn dùng từ 2 câu hô gọi trở lên (chiếm 31.61%).
Hình 2.6.Mức độ xuất hiện của câu hô gọi trong phần Hô gọi
Kết quả trên cho thấy, có tới gần 80% diễn ngôn lời kêu gọi được các tác giả dùng câu hô gọi (bao gồm những văn bản dùng một câu hô gọi và những văn bản dùng hai hay nhiều hơn hai câu hô gọi). Điều đó chứng tỏ rằng đối với diễn ngôn có mục đích kêu gọi thì việc sử dụng câu hô gọi với tư cách thành phần chính là rất quan trọng. Nó có tính chất chỉ ra đối tượng mà chủ thể kêu gọi hướng tới. Từ đó ảnh hưởng tới việc sử dụng văn phong ở các phần tiếp theo. Câu hô gọi là một trong những thành phần cần yếu làm nên đặc thù của Lời kêu gọi. Diễn ngôn Lời kêu gọi mà không có câu hô gọi sẽ được coi là diễn ngôn không điển hình.
Tùy thuộc vào vị trí của mình trong từng diễn ngôn mà câu hô gọi có những vai trò riêng. Nếu câu hô gọi làm thành phần mở đầu cho một diễn ngôn Lời kêu gọi thì nó có tác dụng gợi sự chú ý của đối tượng được kêu gọi vào nội dung mà người kêu gọi muốn trình bày. Ví dụ:
Quốc dân đồng bào!
(Trích: “Kêu gọi quốc dân” - Hồ Chủ Tịch) 20.89%
47.50% 31.61%
Không dùng câu hô gọi Sử dụng 01 câu hô gọi Sử dụng từ 2 câu hô gọi trở lên
Đối với những diễn ngôn mà câu hô gọi xuất hiện từ hai lần trở lên thì tác dụng nhấn mạnh đối tượng kêu gọi dẫn đến các kết quả như sau:
Một là, trong một diễn ngôn có nhiều đối tượng cần kêu gọi, mỗi đối tượng có một nội dung kêu gọi khác nhau thì câu hô gọi có tác dụng chuyển mạch diễn ngôn từ nội dung kêu gọi cho đối tượng này sang nội dung kêu gọi cho một đối tượng khác tạo nên các diễn ngôn có cấu trúc trùng lặp. Nói cách khác, với mỗi đối tượng được kêu gọi cần thực hiện các mục đích khác nhau thì tác giả lại sử dụng một câu hô gọi. Ví dụ: Trong diễn ngôn “Lời kêu gọi gửi nhân dân thế giới”, Hồ Chí Minh phân ra thành ba đối tượng cần kêu gọi là nhân dân Pháp, anh em các dân tộc châu Á, các nhân sĩ dân chủ trên thế giới với ba lời kêu gọi khác nhau nên Người sử dụng ba câu hô gọi:
“Hỡi nhân dân Pháp”, “Hỡi anh em các dân tộc châu Á”, “Hỡi các nhân sĩ dân chủ trên thế giới”.
Hai là, sau khi đã nêu lên được tình hình, mục đích để đưa ra lời kêu gọi, Hồ Chí Minh sử dụng câu hô gọi như lời dẫn vào nội dung phần kêu gọi chính thức, đồng thời nhấn mạnh lại đối tượng được kêu gọi. Ví dụ: Hỡi toàn thể đồng bào, toàn thể chiến sĩ! (Trích: “Lời kêu gọi đầu năm mới (1947) - Hồ Chí Minh”).
Những phân tích trên là minh chứng cho vai trò của câu hô gọi trong cấu trúc của diễn ngôn Lời kêu gọi. Vậy nên, tuyệt đại đa số các diễn ngôn mà chúng tôi khảo sát có câu hô gọi xuất hiện trong cấu trúc tổng thể cũng là điều dễ hiểu. Không chỉ có vai trò quan trọng trong cấu trúc tổng thể của diễn ngôn, câu hô gọi còn mang lại cho diễn ngôn những sắc thái ý nghĩa, sắc thái biểu cảm nhất định. Điều này sẽ được chúng tôi nói rõ hơn ở các phân tích tiếp theo.
Bên cạnh đó, vẫn có 20,89% diễn ngôn Lời kêu gọi, chúng tôi sưu tầm, trong cấu trúc diễn ngôn không sử dụng câu hô gọi. Trong các diễn ngôn này, các tác giả không dùng câu hô gọi để nêu đối tượng mà đi thẳng vào miêu tả nội dung hiện trạng và mục đích đưa ra lời kêu gọi của mình. Đây là kiểu kết cấu đi thẳng vào vấn đề trọng tâm.
Nói như vậy không có nghĩa là ở trong các diễn ngôn này đối tượng được kêu gọi không được xác định cụ thể. Đối tượng của những lời kêu gọi này thường là một đối tượng mang tính chung, hiển nhiên, đó là toàn thể người dân, đồng bào cả nước (Lời kêu gọi nhân dịp kỷ niệm ba năm kháng chiến, Lời kêu gọi quốc dân đi bỏ phiếu). Nó là cách thể hiện ngầm ẩn đối tượng. Còn nếu là một đối tượng khác thì nó lại được nêu rõ ngay ở tiêu đề (Lời kêu gọi gửi Quốc hội và Chính phủ Pháp, Lời kêu gọi Chính phủ và nhân dân Pháp), gọi là cách thể hiện đối tượng ở tiêu đề. Hoặc, đối tượng sẽ được tác giả nêu rõ ở phần kêu gọi (Lời kêu gọi về việc quân Pháp lại gây hấn ở Hải Phòng, Lời kêu gọi nhân ngày Tết). Đó là những cách thể hiện đối tượng khác nhau đối với các diễn ngôn kêu gọi không có thành phần hô để chỉ rõ đối tượng được kêu gọi.
Dựa vào những nhận định ban đầu và bảng thống kê chi tiết các câu hô gọi, chúng tôi xin đưa ra khung cấu trúc tổng quát của phần hô như sau:
Tính chất của
cấu trúc STT Từ hô gọi
Danh ngữ chỉ đối tƣợng
đƣợc kêu gọi Tình thái từ
Điển hình
1. Hỡi - đồng bào
- các nhân sĩ dân chủ trên thế giới - anh em các dân tộc châu Á
Ø 2. Hỡi - đồng bào - chiến sĩ - yêu quý - thân mến 3. Cùng
- bộ đội, dân quân, tự vệ quốc quân - chiến sĩ Vệ quốc quân, bộ đội địa
phương, dân quân du kích và công an xung phong
Ø
4. Cùng toàn thể đồng bào yêu quý
5. Thưa các cụ phụ lão Ø
Không điển hình 6. Ø Quốc dân đồng bào Ø
7. Ø Đồng bào thân mến
2.4.2.2. Các kiểu nhóm cấu trúc
a. Dựa vào tính chất tường minh/ không tường minh
Có tất cả 7 cấu trúc khác nhau như đã trình bày ở trên cho 65 câu hô gọi được chúng tôi chia thành hai nhóm lớn theo tiêu chí tường minh/không tường minh. Nhóm tường minh là tập hợp những cấu trúc câu có chứa từ hô gọi và nhóm biến thể không tường minh bao gồm những câu mà trong cấu trúc không có từ hô gọi. Trong 7 cấu trúc mà chúng tôi đưa ra, có tới 5 cấu trúc thuộc nhóm tường minh và chỉ có 2 cấu trúc nằm trong nhóm không tường minh mà thôi.
Nhóm tường minh chiếm một tỷ lệ gần như tuyệt đối. Điều này chứng tỏ từ hô gọi có vị trí tương đối ổn định trong cấu trúc của phần hô. Ví dụ :
- Hỡi đồng bào nông gia!
(Trích “Lời kêu gọi đồng bào nông gia thành lập nghĩa thương”-Hồ Chủ Tịch)
- Hỡi toàn thể đồng bào Nam, Trung, Bắc!
(Trích “Lời kêu gọi đầu năm mới (1947)” - Hồ Chủ Tịch)
- Cùng toàn thể đồng bào yêu quý!
(Trích “Lời kêu gọi thi đua yêu nước” - Hồ Chí Minh)
- Cùng các tướng sĩ Vệ quốc quân, dân quân du kích!
(Trích“Lời kêu gọi tướng sĩ Vệ quốc quân, dân quân du kích nhân cuộc vận động luyện bộ đội lập chiến công” - Hồ Chí Minh)
-Thưa các cụ phụ lão, Các vị thân sĩ,
Nam nữ đồng bào,
(Trích“Lời kêu gọi đồng bào bán gạo khao quân nhân dịp kỷ niệm ngày quốc khánh 2-9-1949” - Hồ Chí Minh)
Trong phần hô gọi, các từ hô gọi “Hỡi”, “Cùng”, “Thưa” được sử dụng với tần suất không như nhau.
Hình 2.8.Biểu đồ sử dụng từ hô gọitrong câu hô gọi
Quá trình khảo sát cho thấy, trong tổng số các câu hô gọi đã thống kê được trên 67 diễn ngôn, các câu có sử dụng “Hỡi” làm từ hô gọi, chiếm khoảng 65.38%; câu dùng từ hô gọi “Cùng”, chiếm khoảng 27.85% và câu “Thưa”, chiếm khoảng 2.40%; (còn lại khoảng 4.37% dành cho câu hô gọi không chứa từ hô gọi sẽ xét sau). Biểu đồ minh họa:
2.40% 27.85% 65.38% 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% Hỡi Cùng Thưa Hỡi Cùng Thưa
Tỷ lệ dùng từ hô gọi “Hỡi” chiếm đa số là điều dễ lý giải. Theo từ điển tiếng Việt giải thích thì “Hỡi là từ biểu thị ý gọi người ngang hàng trở xuống một cách thân mật hoặc gọi số đông một cách trang trọng” [40, tr.465].
Định nghĩa này chỉ rõ đặc tính của từ này là dùng để biểu thị ý gọi số đông một cách thân mật hoặc trang trọng. Đặc tính đó hoàn toàn thích hợp với tính chất của diễn ngôn Lời kêu gọi, giúp nó chiếm ưu thế hơn trong sự lựa chọn của người kêu gọi.
Hồ Chí Minh là người luôn linh hoạt trong việc sử dụng vốn ngôn từ phong phú của tiếng Việt. Chính vì thế, Người không chỉ dùng đơn thuần một từ hô gọi cho các câu hô gọi của mình mà thay đổi nó bằng những từ cùng trường nghĩa hoặc mang tính chất tương tự để sử dụng luân phiên nhau. Đó là lý do ta thấy sự xuất hiện thêm của hai từ hô gọi khác trong cấu trúc của phần hô. Trước hết phải kể đến một trong số đó là từ hô gọi “Cùng”.
Cũng theo từ điển Tiếng Việt, “Cùng là từ biểu thị quan hệ liên hợp. Biểu thị người sắp nêu ra là đối tượng mà chủ thể của hoạt động vừa nói nhằm tới, coi là có quan hệ tác động qua lại mật thiết với mình” [40, tr.224]. Ý nghĩa này mang lại lợi thế cho “Cùng” sau sự lựa chọn “Hỡi”. Bằng chứng là tác giả sử dụng nó với tỷ lệ cũng khá đạt khoảng 27.85%).
Trong suốt quá trình hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chủ Tịch luôn “lấy dân làm gốc” nên Người hay hòa mình vào quần chúng chứ không quan cách. Mặc dù luôn đứng trên tư cách là người lãnh đạo đại diện cho Chính phủ ra lời kêu gọi quốc dân đồng bào nhưng Hồ Chí Minh luôn “đồng cam cộng khổ” với nhân dân. Tác giả sử dụng “Cùng” để hô gọi là với ý như vậy. Người kêu gọi đồng bào, chiến sĩ… cùng mình ra sức hoàn thành những mục tiêu đề ra, tất cả vì “đất nước độc lập, dân tộc tự do, dân sinh hạnh phúc”. Chính việc sử dụng từ hô gọi đặc biệt này đã tăng hiệu quả của chức năng liên nhân trong tất cả các văn bản của Người.
Ngoài việc sử dụng từ “Hỡi” và “Cùng” đặt đầu câu hô gọi, tác giả Hồ Chí Minh còn dùng “Thưa”. Số lượng diễn ngôn dùng từ “Thưa” trong câu hô gọi chiếm tỷ lệ nhỏ. Theo Từ điển tiếng Việt định nghĩa: “Thưa là từ dùng trước một từ hoặc tổ hợp từ xưng gọi để mở đầu khi nói với người trên hoặc trước đám đông, tỏ thái độ trân trọng, lễ phép” [40, tr.972]. Định nghĩa đã giải thích cho sự hợp lý của Hồ Chí Minh khi sử dụng từ “Thưa” để hô gọi trong trường hợp này. Điển hình là diễn ngôn “Lời kêu gọi đồng bào bán gạo khao quân nhân kỷ niệm ngày quốc khánh 2-9-1949”. Đối tượng để Hồ Chí Minh bắt đầu lời kêu gọi là các cụ phụ lão - những người cần thiết phải tỏ thái độ lễ phép. Sự lựa chọn này một lần nữa nêu bật lên được ý thức “viết cho ai?” của Hồ Chí Minh.
Như vậy, khi khảo sát chúng tôi nhận thấy, nhóm cấu trúc phần hô có tính chất điển hình là chiếm ưu thế, trong khi đó nhóm biến thể không điển hình chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ. Đó là trường hợp của hai câu hô gọi sau:
1) Quốc dân đồng bào!
(Trích “Kêu gọi quốc dân” - Hồ Chủ Tịch)
2) Đồng bào thân mến
(Trích “Kêu gọi kiều bào Việt Nam ở Pháp - Hồ Chủ Tịch)
b. Dựa vào tính chất trùng lặp/ không trùng lặp cấu trúc
Theo tiêu chí này, chúng tôi phân các câu hô gọi thống kê được thành hai nhóm: Nhóm tập hợp các câu có cấu trúc trùng lặp (I) và nhóm tập hợp các câu có cấu trúc đơn (II). Cấu trúc trùng lặp là loại cấu trúc câu hô gọi dùng cho nhiều đối tượng được kêu gọi cùng lúc, với mỗi một đối tượng lại dùng một câu hô gọi với cấu trúc hoặc lặp lại hoàn toàn, hoặc chỉ lặp lại một bộ phận của cấu trúc hô gọi đầu. Còn cấu trúc đơn (cấu trúc không trùng lặp) là loại cấu trúc câu hô gọi mà dù có một hay nhiều đối tượng được kêu gọi thì chủ thể kêu gọi cũng chỉ dùng một cấu trúc câu duy nhất để kêu gọi. Thống kê của chúng tôi cho số lượng diễn ngôn có sử dụng từ “Hỡi” trong câu hôi gọi và số lượng diễn ngôn có sử dụng từ “Cùng” trong câu hôi gọi là tương đương nhau. Điều này cho thấy tác giả sử dụng hai cấu trúc này tương đối đồng đều để hô gọi. Cũng không có gì lạ bởi việc dùng loại cấu trúc nào là phụ thuộc vào số lượng đối tượng được kêu gọi và mục đích của người kêu gọi. Nói chính xác hơn là phụ thuộc vào việc tác giả lựa chọn loại danh từ chỉ đối tượng nào (danh từ chung hay danh từ riêng). Ví dụ:
Trong “Lời kêu gọi nhân dịp Tết Nguyên đán Đinh Hợi (1947)”, có nhiều đối tượng được kêu gọi như: đồng bào Nam - Trung - Bắc, chiến sĩ các mặt trận, các thương binh, kiều bào ở ngoại quốc, anh em Hoa kiều ở Việt- nam, nên Hồ Chí Minh đã sử dụng cấu trúc hô gọi lặp:
“Cùng toàn thể đồng bào Nam - Trung - Bắc Cùng các chiến sĩ các mặt trận
Cùng các thương binh Cùng kiều bào ở ngoại quốc
Cùng anh em Hoa kiều ở Việt Nam”
Hay như trong “Lời kêu gọi nhân kỷ niệm một năm kháng chiến toàn quốc”, Hồ Chí Minh cũng dùng cấu trúc hô gọi lặp với từ “Hỡi”:
“Hỡi đồng bào toàn quốc
Hỡi toàn thể tướng sĩ Vệ quốc quân, dân quân, du kích”
Tác giả muốn nhấn mạnh vào từng đối tượng được kêu gọi, đồng thời cũng là để xác định rõ đối tượng muốn kêu gọi để từ đó có một văn phong thích hợp.
Còn ở trong “Lời kêu gọi đồng bào Nam Bộ”, đối tượng được kêu gọi đã được chỉ đích xác ở tiêu đề là “đồng bào Nam Bộ” nên Hồ Chí Minh chỉ dùng cấu trúc đơn để kêu gọi là: “Hỡi đồng bào trong Nam”. Việc sử dụng từ hô gọi nào có ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc câu hô gọi của nhóm này. Xét tổng thể, số câu có cấu trúc lặp dùng từ hô gọi “Hỡi” bằng với số câu có cấu trúc trùng lặp dùng từ hô gọi “Cùng”. Nhưng nội tại cấu trúc của từng câu chứa các từ hô gọi này lại có nhiều sự khác biệt.
Trong kiểu cấu trúc lặp này lại có thể chia ra thành hai tiểu loại là lặp bộ phận và lặp hoàn toàn. Cấu trúc lặp bộ phận là kiểu cấu trúc bao gồm nhiều câu hô gọi cho nhiều đối tượng nhưng từ câu thứ hai trở đi thì không chứa từ hô gọi trong cấu trúc của mình nữa mà chỉ có thành phần đối tượng được hô gọi. Ngược lại, cấu trúc lặp hoàn toàn cũng là loại cấu trúc bao gồm nhiều câu hô gọi cho nhiều đối tượng nhưng những câu này có các thành phần trong cấu trúc hoàn toàn giống nhau. Ví dụ:
- Câu hô gọi có cấu trúc lặp hoàn toàn “Hỡi quốc dân đồng bào
Hỡi toàn thể các tướng sĩ”
và
Cùng các chiến sĩ vệ quốc quân và bộ đội địa phương và dân quân du kích xã
Cùng các cán bộ Chính phủ và Đoàn thể Cùng các cháu thanh niên và nhi đồng”
- Câu hô gọi có cấu trúc lặp bộ phận
“Cùng toàn thể đồng bào
Anh em thương binh và gia đình tử sĩ”
Hay: “Hỡi các chiến sĩ yêu quý Vệ quốc đoàn
Bộ đội địa phương Dân quân du kích”
Qua khảo sát, luận văn nhận thấy: số lượng câu hô gọi có cấu trúc lặp lặp bộ phận là ít hơn hẳn so với các câu hôi gọi có cấu trúc lặp hoàn toàn. Ở