Cấu trúc tổng thể của diễn ngôn Lời kêu gọi

Một phần của tài liệu Khảo sát đặc điểm cấu trúc - ngữ nghĩa của diễn ngôn có mục đích kêu gọi (lời kêu gọi (Trang 33)

5. Cấu trúc của luận văn

2.3.Cấu trúc tổng thể của diễn ngôn Lời kêu gọi

Như đã trình bày ở trên, diễn ngôn Lời kêu gọi trước hết thuộc nhóm văn bản theo phong cách chính luận. Do vậy về cơ bản, cấu trúc của nó tuân thủ các nguyên tắc của loại văn bản có cấu trúc thông thường. Tuy nhiên, Lời kêu gọi lại là một kiểu loại đặc biệt thuộc nhóm theo phong cách chính luận nên bên cạnh những đặc điểm chung, cấu trúc của nó có những điểm khác biệt nhất định so với cấu trúc văn bản thông thường. Thực tế khảo sát cho thấy rằng, mặc dù các diễn ngôn Lời kêu gọi có cấu trúc khá đa dạng, song chúng đều được cấu tạo gồm một số phần cơ bản sau:

- Phần tiêu đề; - Phần hô gọi;

- Phần hiện trạng (mô tả thực tế, hiện trạng xã hội); - Phần kêu gọi;

- Phần kết.

Có thể hình dung cấu trúc trên qua “Lời kêu gọi nhường cơm sẻ áo” của Chủ Tịch Hồ Chí Minh:

Ví dụ :

Lời kêu gọi nhường cơm sẻ áo

Hỡi đồng bào yêu quý

Từ tháng giêng đến tháng bả năm nay, ở Bắc bộ ta đã có hai trieuj người chết đói.

Kế đó lại là nạn lụt, nạn đói càng tăng thêm, nhân dân càng khốn khổ. Lúc chúng ta nâng bát côm mà ăn, nghĩ đến kẻ đói khổ, chúng ta không khỏi động lòng.

Vậy tôi xin đề nghị với đồng bào cả nước và tôi xin thực hành trước: Cứ 10 ngày nhịn ăm một bữa, mỗi tháng nhịn 3 bữa. Đem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo.

Như vậy thì những người nghèo sẽ có bữa rau bữa cháo để chờ mùa lúa năm sau, khỏi đến nỗi chết đói.

Hình 2.3.

Tôi chắc rằng đồng bào ta ai cũng sẵn sằng cứu khổ cứu nạn, mà hăng hái hưởng ứng lời đề nghị nói trên.

Tôi xin thay mặt người nghèo mà cảm ơn các đồng bào.

(Báo Cứu quốc, số 53. Ngày 28 tháng 9 năm 1945 - Hồ Chí Minh) Đây là một diễn ngôn có cấu trúc đầy đủ của Lời kêu gọi mà chúng tôi tạm gọi là dạng cấu trúc khung. Có thể mô hình hóa các thành phần của cấu trúc khung bằng sơ đồ sau:

Hình 2.2.Khung cấu trúc của diễn ngôn Lời kêu gọi

Như vậy, so với cấu trúc của văn bản thông thường, có thể thấy những bộ phận trùng và bộ phận có những khác biệt nhất định. Song ngay cả phần được coi là giống nhau, thực tế cũng không tương thích hoàn toàn, như giữa phần mở đầu trong văn bản thông thường và phần hô trong Lời kêu gọi. Đặc biệt phần thân của văn bản thông thường được chi tiết hóa, cụ thể hóa bằng phần mô tả hiện trạng và phần kêu gọi rất đặc thù, mang nội dung chính của Lời kêu gọi.

CẤU TRÚC KHUNG

Tiêu đề Phần hô Phần hiện trạng Phần kêu gọi Phần kết

VĂN BẢN

THÔNG THƢỜNG LỜI KÊU GỌI

Tiêu đề

Phần mở đầu Phần hô gọi

Phần thân Phần hiện trạng

Phần kêu gọi Tiêu đề

Hình 2.4.Tỷ lệ các dạng của tiêu đề

Một phần của tài liệu Khảo sát đặc điểm cấu trúc - ngữ nghĩa của diễn ngôn có mục đích kêu gọi (lời kêu gọi (Trang 33)