Sử dụng cấu trúc song hành, cấu trúc đối

Một phần của tài liệu Khảo sát đặc điểm cấu trúc - ngữ nghĩa của diễn ngôn có mục đích kêu gọi (lời kêu gọi (Trang 78)

5. Cấu trúc của luận văn

3.1.2.Sử dụng cấu trúc song hành, cấu trúc đối

a. Cấu trúc song hành

Cấu trúc song hành là loại cấu trúc mà trong đó một thành phần câu đổi khác nhưng cấu trúc câu và các thành phần khác của câu vẫn được lặp lại ở các câu tiếp theo.

Cấu trúc song hành được lựa chọn và sử dụng khá phổ biến. Nó bị ảnh hưởng của cấu trúc chữ Hán. Cấu trúc này được sử dụng giúp cho diễn ngôn mượt mà, trôi chảy, dễ đọc hơn. Cấu trúc này thực sự có ý nghĩa khi muốn diễn tả hai hoặc nhiều ý tưởng đặc biệt là những ý tưởng so sánh, tương phản. Ví dụ:

“… Tôi chắc và đồng bào cả nước đều chắc vào lòng kiên quyết ái

quốc của đồng bào Nam Bộ. Chúng ta nên nhớ lời nói oanh liệt của nhà đại cách mạng Pháp: "Thà chết tự do hơn sống nô lệ".

Tôi chắc và đồng bào Nam Bộ cũng chắc rằng Chính phủ và toàn

quốc đồng bào sẽ hết sức giúp những chiến sĩ và nhân dân hiện đang hy sinh tranh đấu để giữ vững nền độc lập của nước nhà.

Tôi chắc và tất cả đồng bào đều chắc rằng những người và những dân

tộc yêu chuộng bình đẳng tự do trên thế giới đều đồng tình với chúng ta.” (Trích “Gửi đồng bào Nam Bộ” - Hồ Chí Minh) Cấu trúc song hành được sử dụng khá nhiều. Nó có tác dụng tạo nhịp điệu diễn ngôn nhanh, gấp, sôi nổi như một bài ca thúc giục đồng bào hòa chung vào không khí quyết tâm chống giặc ngoại xâm, ra sức thi đua cứu nước, giành độc lập dân tộc, bảo vệ Tổ quốc…

Ngoài kiểu tạo câu theo lối cấu trúc song hành, trong diễn ngôn Lời kêu gọi có những câu theo cấu trúc đối.

b. Cấu trúc đối

Cấu trúc đối là loại cấu trúc gồm hai vế đối nhau, nhằm biểu thị một ý chí, quan điểm, tình cảm của tác giả trước một hiện tượng, một sự việc nào đó

trong xã hội. Việc xây dựng cấu trúc đối phải tuân thủ theo các quy luật bằng/trắc. Nhận thấy, diễn ngôn có cấu trúc đối xuất hiện ít hơn so với diễn ngôn có cấu trúc song hành.

Với việc sử dụng linh hoạt cấu trúc song hành và cấu trúc đối trong diễn ngôn có mục đích kêu gọi đã thể hiện tài tình trong việc thể hiện ý nghĩa diễn ngôn. Cách tạo câu theo cấu trúc này có những giá trị to lớn trong lời kêu gọi:

- Thứ nhất, góp phần tạo nên tính rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu, có sức thuyết phục lớn cho phần thể hiện hoặc giải thích:

Ví dụ:

Chúng ta, từ Chính phủ đến nhân dân, Nam đến Bắc, già đến trẻ,

giàu đến nghèo, đều kiên quyết một lòng không chịu mất nước, không làm nô lệ, không chịu chia rẽ.

Chúng ta, bên lương cũng như bên giáo, Phật cũng như Cao Đài, đoàn

kết chặt chẽ, kiên quyết kháng chiến để giải phóng giống nòi, giữ gìn Tổ quốc.

Chúng ta, từ chiến sĩ trước mặt trận đến đồng bào hậu phương, đều

đem lòng quyết tử phá địch, để mở con đường sinh tồn, tự do.

Chúng ta vì sẵn sàng cộng tác với nhân dân Pháp một cách thân thiện

và bình đẳng, chúng ta càng quyết kháng chiến để tranh đấu cho kỳ được quyền thống nhất và độc lập thật sự.

Lực lượng của 20 triệu người vì tự do, vì Tổ quốc, vì chính nghĩa mà kháng chiến là một lực lượng tất thắng”.

(Trích “Thư gửi đồng bào và chiến sĩ Nam Bộ, miền Nam Trung Bộ nhân kỷ niệm ngày Nam Bộ kháng chiến” - Hồ Chí Minh) Bằng cách tổ chức câu, đoạn văn theo lối song hành, người đọc dễ dàng hiểu được một cách rõ ràng, mạch lạc những sự quyết tâm của đồng bào và các chiến sĩ cả nước trong việc sẵn sàng đứng lên đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.

- Thứ hai, giúp cho câu văn trở nên cấn đối, hài hóa, có tính nhạc. Ví dụ:

Lúc cần nhấn mạnh thời gian, tác giả đã sử dụng cấu trúc đặt trạng ngữ chỉ thời gian trước nòng cốt câu:

Ngày mai mồng 6 tháng Giêng năm 1946.

Ngày mai, là một ngày sẽ đưa quốc dân ta lên con đường mới mẻ.

Ngày mai, là một ngày vui sướng của đồng bào ta, vì ngày mai là ngày (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng tuyển cử28, vì ngày mai là một ngày đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mà nhân dân ta bắt đầu hưởng dụng quyền dân chủ của mình.

Ngày mai, dân ta sẽ tỏ cho các chiến sĩ ở miền Nam rằng: Về mặt trận

quân sự, thì các chiến sĩ dùng súng đạn mà chống quân thù. Về mặt chính trị, thì nhân dân dùng lá phiếu mà chống với quân địch. Một lá phiếu cũng có sức lực như một viên đạn.

Ngày mai, quốc dân ta sẽ tỏ cho thế giới biết rằng dân Việt Nam ta đã:

Kiên quyết đoàn kết chặt chẽ, Kiên quyết chống bọn thực dân, Kiên quyết tranh quyền độc lập.

Ngày mai, dân ta sẽ tự do lựa chọn và bầu ra những người xứng đáng

thay mặt cho mình, và gánh vác việc nước.

Ngày mai, người ra ứng cử thì đông, nhưng số đại biểu thì ít, lẽ tất

nhiên, có người được cử, có người không được cử.

Những người trúng cử, sẽ phải ra sức giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, ra sức mưu sự hạnh phúc cho đồng bào. Phải luôn luôn nhớ và thực hành câu: Vì lợi nước, quên lợi nhà; vì lợi chung, quên lợi riêng.

Phải làm cho xứng đáng với đồng bào, cho xứng đáng với Tổ quốc. Người không trúng cử, cũng không nên ngã lòng. Mình đã tỏ lòng hăng hái với nước, với dân, thì luôn luôn phải giữ lòng hăng hái đó. ở trong Quốc hội hay ở ngoài Quốc hội, mình cũng cứ ra sức giúp ích nước nhà. Lần này

không được cử, ta cứ gắng làm cho quốc dân nhận rõ tài đức của ta, thì lần sau quốc dân nhất định cử ta.

Ngày mai, tất cả các bạn cử tri, đều phải nhớ đi bầu cử. Ngày mai, mỗi

người đều nên vui vẻ hưởng quyền lợi của một người dân độc lập, tự do.

(Trích "Lời kêu gọi quốc dân đi bỏ phiếu" - Hồ Chí Minh) Trạng ngữ “ngày mai” được dùng lặp đi lặp lại nhiều lần trong các câu của diễn ngôn như một điệp khúc nhắc thời gian, một điệp khúc khẳng định về niềm tự hào của một dân tộc đã giành được độc lập…

Vì vâng lệnh Chính phủ, mà nhân dân Việt Nam sẵn sàng cộng tác

thật thà với nhân dân Pháp.

Vì hiểu rõ đại nghĩa, mà nhân dân Pháp mong muốn cộng tác thật thà với nhân dân Việt Nam.

Vì tôn trọng chữ ký, mà Chính phủ Việt Nam ra sức thực hành một không khí thân thiện. Tiếc vì một đôi nơi, như ở miền Nam nước Việt, ở Hải Phòng và Lạng Sơn, một số người Pháp không hiểu tâm lý dân Việt Nam, không làm theo ý nguyện dân Pháp, đã gây nên những cuộc xung đột đổ máu giữa hai bên.”

Một phần của tài liệu Khảo sát đặc điểm cấu trúc - ngữ nghĩa của diễn ngôn có mục đích kêu gọi (lời kêu gọi (Trang 78)