Diễn dịch và quy nạp trong quan hệ lập luận

Một phần của tài liệu Khảo sát đặc điểm cấu trúc - ngữ nghĩa của diễn ngôn có mục đích kêu gọi (lời kêu gọi (Trang 91)

5. Cấu trúc của luận văn

3.3.3. Diễn dịch và quy nạp trong quan hệ lập luận

Để tạo sức thuyết phục đối với đối tượng kêu gọi, hướng tới đối tượng kêu gọi, người kêu gọi phải đưa ra những luận cứ sát đáng, phù hợp. Các luận cứ này có thể được sắp xếp và trình bày theo lối diễn dịch hoặc quy nạp. Diễn dịch và quy nạp là hai phương pháp hay còn gọi là phép suy lý khái quát. Diễn dịch còn dịch là suy diễn là phương pháp suy lí đi từ nguyên lí chung đến kết luận riêng. Quy nạp là phương pháp suy lí đi từ những hiện tượng, sự kiện riêng đến kết luận chung.

Ví dụ về các chuỗi câu/mệnh đề có lập luận đơn giản trình bày theo lối diễn dịch (câu chỉ cái chung được in đậm).

“…(1)Việt Nam là một nước sống về nông nghiệp. (2 )Nền kinh tế của ta lấy canh nông làm gốc. (3) Trong công cuộc xây dựng nước nhà, Chính phủ trông mong vào nông dân, trông cậy vào nông nghiệp một phần lớn”.

(Trích “Thư gửi điền chủ nông gia Việt Nam” - Hồ Chủ Tịch) Có thể hình dung quan hệ diễn dịch trong các câu trên theo lược đồ sau:

(2) (3)

và lập luận được trình bày theo lối quy nạp theo lược đồ sau:

Một điều đáng chú ý ở cách lập luận của tác giả Hồ Chí Minh là cách kết hợp nhuần nhuẫn đan xen giữa lập luận theo lỗi diễn dịch và quy nạp.

“…(1) Vì vậy, muốn kháng chiến lâu dài để tới thắng lợi cuối cùng, cần

phải động viên hết thảy mọi lực lượng mới mong đi tới thắng lợi cuối cùng.

(2) Cậu bé chăm chỉ học hành trong nhà trường cũng là kháng chiến. (3) Anh dân cày cày cuốc ngoài đồng ruộng, anh thợ cặm cụi trong nhà máy, chị bán hàng buôn bán ngược xuôi, ông già xách giỏ đi câu cũng là kháng chiến. (4) Các công chức, các nhà văn, nhà báo mải miết trước bàn giấy, cạnh tủ sách cũng là kháng chiến. (5) Các y sinh, khán hộ lăn lộn bên giường bệnh cũng là kháng chiến. (6) Các nhà giàu có đem hết tài lực mở mang xưởng thợ, khai thác ruộng đất cũng là kháng chiến. (7) Đó là toàn dân kháng chiến”.

(Trích “Toàn dân kháng chiến” - Hồ Chí Minh)

“…(1) Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới làm thành công. (2) Mỗi một người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khoẻ tức là cả nước mạnh khoẻ.

(3) Vậy nên luyện tập thể dục, bồi bổ sức khoẻ là bổn phận của mỗi

một người yêu nước. (4) Việc đó không tốn kém, khó khăn gì. (5) Gái trai,

già trẻ ai cũng nên làm và ai cũng làm được. (6) Mỗi ngày lúc ngủ dậy, tập

(1) (2) (3) (3) (5) (1) (4) (2) (6) (7)

một ít thể dục. (7) Ngày nào cũng tập thì khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ, như vậy là sức khoẻ.

(Trích “Sức khỏe và thể dục - Hồ Chí Minh)

Một phần của tài liệu Khảo sát đặc điểm cấu trúc - ngữ nghĩa của diễn ngôn có mục đích kêu gọi (lời kêu gọi (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)