Sử dụng từ xưng hô, các giới ngữ chỉ quan hệ sở thuộc

Một phần của tài liệu Khảo sát đặc điểm cấu trúc - ngữ nghĩa của diễn ngôn có mục đích kêu gọi (lời kêu gọi (Trang 99)

5. Cấu trúc của luận văn

3.5.2. Sử dụng từ xưng hô, các giới ngữ chỉ quan hệ sở thuộc

Một trong những thành công của diễn ngôn có Lời kêu gọi là phải có tính thuyết phục đối với đối tượng cần kêu gọi. Cách dùng từ xưng hô, các giới ngữ chỉ quan hệ sở thuộc có tác dụng mạnh mẽ đến tính thuyết phục này, Chính vì vậy, tác giả đã có những lựa chọn phù hợp.

Về cách xưng hô, tác giả xưng theo ngôi ứng với đối tượng cần kêu gọi khác nhau:

- Dùng đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số ít: Tôi để hướng tới đối tƣợng đồng bào, chiến sĩ mình khi kêu gọi đồng bào, chiến sĩ mình.

+ Tôi thay mặt cho Chính phủ: Tôi ở đây không phải là cá nhân Hồ Chủ Tịch đứng lên kêu gọi đồng bào, chiến sĩ mà Người luôn đóng vai trò là người đại diện cho Chính phủ ra lời kêu gọi. Người luôn đóng vai trò là đại diện cho Chính phủ ra lời kêu gọi cho đồng bào: Tôi thay mặt cho Chính Phủ

+ Tôi là đại diện cho nhân dân, đồng bào tôi: để kêu gọi nhân dân thể giới

+ Tôi là Tôi: Với tư cách là cá nhân, kêu gọi các đồng bào, đồng chí, để chia sẻ, tạo sự gần gũi, thân thiết

- Dùng đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số nhiều: Chúng tôi để hướng tới đối tượng nhân dân thế giới, kêu gọi nhân dân thế giới.

+ Chúng tôi có vai trò là đại diện cho cả dân tộc, cho một tổ chức

Ngoài các xưng “tôi”, “chúng tôi”, tác giả còn dùng cả “ta”, “Chúng ta” trong các diễn ngôn để góp phần vào việc diễn đạt mục đích kêu gọi của diễn ngôn. Trên cương vị là người đứng ra kêu gọi và đối tượng được kêu gọi là quần chúng nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lối sử dụng từ ngữ đã kéo gần, rút ngắn khoảng cảnh giữa người kêu gọi và đối tượng kêu gọi để việc thực hiện mục đích được thuyết phục và động lòng hơn. Người đọc như hiểu rằng không phải Người đang viết mà như Người đang đối thoại trực tiếp đối với quần chúng nhân dân, như đang chia sẻ và kêu gọi quần chúng.

Không chỉ có đặc trưng về cách xưng trong các diễn ngôn, ngòi bút tác giả Hồ Chí Minh còn có những đặc sắc trong cách hô. Các từ và cụm từ Hồ Chí Minh dùng để gọi đối tượng rất phong phú, đa dạng nhất là trong cách gọi quân xâm lược. Lúc thì Bác gọi với sắc thái nghĩa bình thường: Quân Pháp, Thực dân Pháp, họ… Lúc thì lại gọi với ý nghĩa coi thường, khinh miệt, căm giận, bởi tội ác do chúng gây ra cho đồng bào và nhân dân ta nên gọi chúng là lũ, bọn, chúng…hoặc các kết hợp như: lũ thực dân Pháp, bọn quân phiệt thực dân Pháp, bọn chư hầu của Mỹ…

Một điều khá đặc biệt là Bác không bao giờ đánh đồng bọn thực dân Pháp cướp nước với những người dân Pháp yêu chuộng hòa bình. Trong cách xưng hô cũng thể hiện rõ thái độ của tác giả đối với hai đối tượng này. Bác luôn kêu gọi những người Pháp yêu chuộng hòa bình đứng về phía nhân dân ta, về phe chính nghĩa để chống lại cuộc chiến tranh phi nghĩa, bảo vệ nền hòa bình, vì sự tiến bộ. Tác giả muốn lôi cuốn, tranh thủ sự cộng tác, đồng tình ủng hộ của đối tượng này, coi họ như anh em trong một nhà, không muốn mất mát hy sinh nên hãy ủng hộ nhân dân Việt Nam đấu tranh cho chính nghĩa, cho hòa bình. Chính vì thế các từ ngữ mà Bác dùng rất trân trọng: dân tộc Pháp, nhân dân Pháp, anh em, các bạn…

Khi gọi các đối tượng là đồng bào ta, Bác cũng sử dụng rất đa dạng và thân mật. Trong cách gọi đó cũng đã thể hiện rõ ràng thái độ của Bác. Có khi là cách xưng hô: tôi - các chú thể hiện mối quan hệ thân mật anh em như trong gia đình… có khi là cách gọi anh em…

Ngoài ra, tác giả còn sử dụng giới ngữ sở hữu chỉ quan hệ sở thuộc như: nhân tân ta, đồng bào tam ông cha ta, tổ quốc ta, kiều bào ta… càng góp phần thể hiện thái độ gần gũi, thân ái với đồng bào và chiến sĩ cả nước.

Tiểu kết Chƣơng 3

Bên cạnh các đặc điểm về phương diện cấu trúc, diễn ngôn Lời kêu gọi cũng có những đặc thù nhất định so với các kiểu loại diễn ngôn khác về việc sử dụng các yếu tố ngôn ngữ xét góc độ cấu trúc ngữ pháp, đặc điểm mạch lạc, liên kết cũng như việc sử dụng từ vựng.

Xét từ tính chất và mục đích kêu gọi, chúng tôi thấy “mệnh lệnh” đã xuất hiện với tư cách là một loại hành động ngôn từ cốt lõi trong những diễn ngôn có mục đích kêu gọi. Một đặc điểm nổi bật về cấu trúc ngữ pháp là diễn ngôn Lời kêu gọi quan tâm sử dụng câu mệnh lệnh, yêu cầu đề nghị với các từ như: phải, hãy, mong, mong rằng, hạ lệnh, đừng, chớ hay một số động từ thuộc nhóm động từ ngữ vi như: kêu gọi, hạ lệnh... Ngoài đặc điểm trên, diễn ngôn Lời kêu gọi còn sử dụng các câu tạo cấu trúc song hành, cấu trúc đối, sử dụng cấu trúc Hỏi - Đáp.

Khi khảo sát diễn ngôn Lời kêu gọi áp dụng lý thuyết phân tích diễn ngôn, luận văn nhận thấy mạch lạc, liên kết và sử dụng lập luận cũng đã khảo sát có ý nghĩa, thú vị nhưng cũng thật đa dạng. Tính mạch lạc được biểu hiện trong các quan hệ sau: Mạch lạc biểu hiện trong quan hệ giữa các từ ngữ trong một câu (thuộc mạng mạch); Mạch lạc hiểu hiện quan hệ giữa các đề tài - chủ đề của các câu (thuộc hệ thống đề trong mạng mạch); Mạch lạc hiểu hiện quan hệ giữa các phần nêu đặc trưng ở những câu có quan hệ nghĩa với nhau (thuộc hệ thống tin trong mạng mạch); Mạch lạc biểu hiện trong quan hệ giữa từ ngữ trong văn bản với cảnh huống ngoài văn bản hay là mạc lạc theo quan hệ ngoại chiếu (thuộc mạng mạch); Mạch lạc biểu hiện trong quan hệ thích hợp giữa các hành đồng nó (không thuộc mạng mạch); Mạch lạc biểu hiện trong quan hệ lập luận (không thuộc mạng mạch). Mạch lạc trong diễn ngôn Lời kêu gọi chủ yếu là do quan hệ lập luận tạo thành.

Một trong những đặc điểm không thể không nói đến của Lời kêu gọi là tính lập luận chặt chẽ. Trên cơ sở luận cứ thực tế, mục tiêu của Lời kêu gọi là

làm sao để người đọc tin và thực hiện theo. Hầu hết các Lời kêu gọi đều sử dụng lập luận như một phương thức hữu hiệu nhằm tăng hiệu quả của mục tiêu được đặt ra… Lập luận trong diễn ngôn Lời kêu gọi được xây dựng theo quan hệ nhân quả, theo phương thức đối, phương thức kéo theo…

Để đạt được mục đích kêu gọi, các tác giả ngoài việc lựa chọn các cấu trúc ngữ pháp, cách lập luận tạo mạch lạc và liên kết, còn rất chú trọng đến việc sử dụng từ ngữ như: thành ngữ, từ ngữ trong sáng, đơn giản, dễ hiểu; sử dụng từ xưng hô, các giới ngữ chỉ quan hệ sở thuộc…

KẾT LUẬN

Trên cở sở khảo sát khảo sát 67 diễn ngôn có mục đích kêu gọi, trong đó chủ yếu là các diễn ngôn Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chủ Minh được in trong cuốn Hồ Chí Minh toàn tập từ tập 4 đến tập 7 (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản lần thứ 3, năm 2000), luận văn đã tiến hành khảo sát một cách hệ thống đặc điểm cấu trúc - ngữ nghĩa của diễn ngôn Lời kêu gọi.

Bằng các phương pháp nghiên cứu như: phân tích - tổng hợp, miêu tả, thống kê, so sánh đối chiếu…, kết hợp các lược đồ, sơ đồ và bảng biểu có tính chất hỗ trợ, trên cơ sở khảo sát tư liệu, luận văn xin đưa ra một kết luận về đặc điểm về cấu trúc - ngữ nghĩa của diễn ngôn Lời kêu gọi như sau:

1. Diễn ngôn Lời kêu gọi là một loại đặc biệt thuộc nhóm phong cách chính luận với những đặc thù về hoàn cảnh ra đời, về đối tượng người viết, đối tượng tiếp nhận, về thông tin... Vì vậy, diễn ngôn Lời kêu gọi không chỉ mang những đặc điểm chung của diễn ngôn thuộc phong cách chính luận mà nó còn có những đặc thù quan trọng trong kết cấu. Diễn ngôn Lời kêu gọi có cấu trúc khá đa dạng, song chúng đều được cấu tạo gồm một số phần cơ bản sau: phần tiêu đề; phần hô gọi; phần hiện trạng (mô tả thực tế, hiện trạng xã hội); phần kêu gọi; phần kết. Mỗi thành phần cấu thành nên diễn ngôn Lời kêu gọi lại có những đặc điểm đặc trưng phù hợp với vị trí và ý nghĩa thể hiện. Tùy theo mục đích, hoàn cảnh ra lời kêu gọi mà tác giả lựa chọn và sử dụng các kiểu cấu trúc cho phù hợp. Diễn ngôn Lời kêu gọi có ba kiểu cấu trúc cơ bản gồm: Cấu trúc đơn, cấu trúc thiếu và cấu trúc ghép. Trong các loại đó, diễn ngôn có cấu trúc đơn là phổ biến hơn cả.

2. Để hướng tới đối tượng tiếp nhận thông tin - đối tượng được kêu gọi là một nhóm người, tầng lớp…các tác giả đặc biệt là Hồ Chí Minh đã rất chú ý đến cách chọn lọc và sử dụng ngôn từ, cấu trúc câu như câu mệnh lệnh, yêu cầu, đề nghị… Tác giả đã sử dụng từ ngữ trong sáng, lời lẽ gọn gàng, vốn từ thuần Việt, thành ngữ dễ hiểu, dễ nhớ, có hàm lượng thông tin cao.

3. Một trong những đặc điểm không thể không nói đến của Lời kêu gọi là tính lập luận chặt chẽ. Trên cơ sở luận cứ thực tế, mục tiêu của Lời kêu gọi là làm sao để người đọc tin và thực hiện theo. Hầu hết các Lời kêu gọi đều sử dụng lập luận như một phương thức hữu hiệu nhằm tăng hiệu quả của mục tiêu được đặt ra… Ngoài ra, trong diễn ngôn Lời kêu gọi là sự diễn đạt chính xác, lập luận khéo léo, mạch lạc và liên kết.

4. Có thể nói, với cách lựa chọn và sử dụng ngôn từ, cú pháp, ngữ nghĩa xây dựng diễn ngôn Lời kêu gọi, các tác giả đã thể hiện rõ về tài năng nghệ thuật ngòi bút của mình. Đặc biệt trong ngòi bút của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đọc thấy được sự tinh tế của ngôn ngữ Hồ Chí Minh, đồng thời góp phần thể hiện trí tuệ Hồ Chí Minh, tâm hồn Hồ Chí Minh và phong cách Hồ Chí Minh.

Từ kết quả nghiên cứu của luận văn, chúng tôi mong muốn trên cơ sở khảo sát đặc điểm cấu trúc - ngữ nghĩa của các diễn ngôn Lời kêu gọi thuộc phạm vi khảo sát, nếu có cơ hội sẽ mở rộng để nghiên cứu và khảo sát có hệ thống đặc điểm của các diễn ngôn chính luận, góp phần vào việc áp dụng lý thuyết ngôn ngữ, lý thuyết phân tích diễn ngôn để phân tích triển khai vào một kiểu loại/dạng diễn ngôn cụ thể.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Sách

1. Diệp Quang Ban (1999), Văn bản và liên kết trong tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

2. Diệp Quang Ban (2005), Ngữ pháp Tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 3. Diệp Quang Ban (2005), Văn bản, NXb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

4. Diệp Quang Ban (2009), Giao tiếp diễn ngôn và cấu tạo của văn bản, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

5. G.Brown & G.Yule (1997), Phân tích diễn ngôn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Nguyễn Tài Cẩn (1999), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội

7. Đinh Kiều Châu (2011), Ngôn ngữ truyền thông qua ba sản phẩm truyền thông xã hội (trên tư liệu tiếng Việt)), Luận án tiến sĩ ngôn ngữ học.

8. Đỗ Hữu Châu (1998), Cơ sở ngữ nghĩa học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

9. Đỗ Hữu Châu (2003), Đại cương Ngôn ngữ học - tập 2 (Ngữ dụng học).

Nxb Giáo dục, Hà Nội.

10.Mai Ngọc Chừ, Hoàng Trọng Phiến, Vũ Đức Nghiệu (2001), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

11.Nguyễn Đức Dân (2000), Ngữ dụng học (tập 1), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 12. Hữu Đạt (2000), Phong cách học và phong cách chức năng tiếng Việt,

Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội.

13.Phạm Văn Đồng (1990), Hồ Chí Minh - một con người, một dân tộc, một sự nghiệp…, Nxb Sự thật, Hà Nội.

14. Đinh Văn Đức (2001), Ngữ pháp tiếng Việt (từ loại), Nxb ĐHQG, Hà Nội.

15. Nguyễn Thiện Giáp (2001), Từ vựng học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

16. Nguyễn Thiện Giáp (2004), Dụng học Việt ngữ, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

17. Nguyễn Thiện Giáp, Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết (2001).

Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

18. Cao Xuân Hạo (1998), Tiếng Việt, mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

19. Nguyễn Hoà (2003), Phân tích diễn ngôn: Một số vấn đề về lý luận và phương pháp, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

20. Nguyễn Hoà (2005), Phân tích diễn ngôn phê phán:Lý luận và phương pháp, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

21.Nguyễn Văn Khang (1999), Ngôn ngữ học xã hội - những vấn đề cơ bản,

Nxb Khoa học Xã hội.

22.Đinh Trọng Lạc (1994), Phong cách học văn bản, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 23. Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hoà (1996). Phong cách học và phong

cách tiếng Việt hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

24. Đinh Trọng Lạc (chủ biên) (1999), Phong cách học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

25.Nguyễn Lân (2006), Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam, XNb Văn học, Hà Nội.

26. J. Lyons (1996), Nhập môn ngôn ngữ học lý thuyết, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

27.David Nunan (1998), Dẫn nhập phân tích diễn ngôn, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

28. Hoàng Phê (chủ biên) (2001), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.

29.Hoàng Trọng Phiến (2003), Cách dùng hư từ tiếng Việt hiện đại, NXb Nghệ An.

30.Tập thể tác giả (2000), Hồ Chí Minh toàn tập tập 4 (1945-1946) xuất bản lần thứ hai, Nxb Chính trị Quốc gia.

31.Tập thể tác giả (2000), Hồ Chí Minh toàn tập tập 5 (1947-1949) xuất bản lần thứ hai, Nxb Chính trị Quốc gia.

32. Trần Ngọc Thêm (2002), Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

33. Nguyễn Thị Việt Thanh (2001), Hệ thống liên kết lời nói tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

34. Lê Quang Thiêm (2008), Ngữ nghĩa học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

35. Hoàng Tuệ (1996), Ngôn ngữ và đời sống xã hội - văn hoá, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

36.Viện Ngôn ngữ học (2004), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng. 37. G.Yule (2003), Dụng học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

II. Khóa luận tốt nghiệp, luận văn, luận án

1. Hạp Thu Hà (2006), Mạch lạc theo quan hệ nguyên nhân và quan hệ thời gian trong một số truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan, Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học.

2. Nguyễn Thị Thanh Hương (2002). Nghiên cứu thể loại phóng sự báo in trong tiếng Anh và tiếng Việt hiện đại trên bình diện phân tích diễn ngôn. Luận án Tiến sĩ ngữ văn.

3. Phạm Thị Nhàn (2009), Bước đầu khảo sát một số đặc điểm cấu trúc ngữ nghĩa của diễn ngôn “Lời kêu gọi” của Hồ Chí Minh, khóa luận tốt nghiệp đại học.

4. Nguyễn Thị Hồng Thuý (2004), Trật tự câu trong vai trò liên kết và tạo mạch lạc cho văn bản, Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học.

III. Tạp chí

1. Lê Quang Thiêm (2010). Ôn lại lời dạy và những bài học về sử dụng ngôn ngữ của Bác Hồ, Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống (5).

Một phần của tài liệu Khảo sát đặc điểm cấu trúc - ngữ nghĩa của diễn ngôn có mục đích kêu gọi (lời kêu gọi (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)