Về con đường sáng tạo sức mạnh tổng hợp để giành chiến thắng

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về kháng chiến toàn diện giai đoạn 1945 - 1954 (Trang 123)

chiến thuật là lấy nhiều thắng ít, về chiến dịch và chiến đấu, khi cần thiết thì tập trung lực lượng nhiều hơn địch để tiêu diệt chúng, tích cực tiến công, giải quyết mau trong từng trận. Trong kháng chiến, Đảng và nhân dân ta đã giải quyết thành công và đồng thời sáng tạo nên nhiều loại hình chiến dịch và chiến thuật. Việc giải quyết thành công các vấn đề chiến lược, nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật chiến tranh nhân dân trong kháng chiến chống thực dân Pháp đã làm thành cơ sở nền tảng của nghệ thuật quân sự chiến tranh nhân dân Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.

Nghệ thuật quân sự chiến tranh nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược (1945 -1954) là sự kế thừa và phát huy lên một trình độ mới về chất nghệ thuật quân sự truyền thống của dân tộc trong thời đại mới. Đó là một nhân tố cơ bản có ý nghĩa quyết định thắng lợi của nhân dân ta trong kháng chiến. Những bài học lý luận quý báu của nghệ thuật quân sự trong thời kỳ này được Đảng ta tiếp túc phát triển và hoàn thiện trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc và là một đóng góp to lớn vào kho tàng lý luận quân sự nước ta và thế giới.

3.2.4. Về con đường sáng tạo sức mạnh tổng hợp để giành chiến thắng. thắng.

Đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta trong kháng chiến chống thực dân Pháp đã chỉ ra rằng, để có thể

huy động được sức mạnh tổng hợp, toàn diện và bền bỉ từ nhân dân, trước hết, cuộc kháng chiến phải bắt nguồn từ chính nghĩa, phải xuất phát từ mục đích vì dân, đem lại lợi ích cho dân. Từ ngày đầu lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đã đề ra mục tiêu cách mạng gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. Và đó chính là nhân tố đầu tiên quyết định sự phát triển của khởi nghĩa và chiến tranh, của chiến tranh nhân dân, của nghệ thuật quân sự hiện đại Việt Nam.

Việc đề ra và tổ chức thực hiện được một cuộc chiến tranh của toàn dân như trong kháng chiến chống thực dân Pháp, trước hết, đã khẳng định tính đúng đắn của mục tiêu cách mạng mà Đảng ta đề ra. Điều đó, cũng có nghĩa là mục đích chính trị của cuộc chiến tranh do Đảng phát động là rất phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Điểm xuất phát của con đường thắng lợi của chiến tranh nhân dân nước ta chính là ở đó.

Phát huy sức mạnh chính trị, tinh thần của cuộc chiến tranh chính nghĩa là một nét sáng tạo và độc đáo trong đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là một trong những cơ sở nền tảng để Đảng ta có thể phát động và thực hiện thắng lợi kháng chiến toàn dân, toàn diện.Đó cũng là một nhân tố có ý nghĩa cực kỳ to lớn trong chiến tranh cách mạng. Cuộc kháng chiến chông thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam đã trở thành một cuộc chiến tranh cách mạng, một cuộc chiến tranh nhân dân thực sự vì dân và do dân tiến hành một cách triệt để. Đúng như Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã viết: “Có mục đích “ vì dân” với nội dung và ý nghĩa đầy đủ của nó và mục đích đó được thấm nhuần sâu sắc trong quần chúng nhân dân thì chiến tranh mới có thể “ do dân” tiến hành một cách triệt để”. [41, tr. 93]

Thấu suốt mục tiêu của cách mạng và dựa trên cơ sở phân tích đúng đắn quan hệ giai cấp trong nước và tình thế cách mạng, dựa trên sự đánh giá đúng tương quan lực lượng giữa ta và địch trong mỗi thời kỳ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra phương pháp cách mạng có hiệu lực lớn đối với quan điểm bạo

lực cách mạng là bạo lực của quần chúng, kết hợp khởi nghĩa với chiến tranh, quân sự với chính trị, tiêu diệt địch và giành quyền làm chủ, tiến công địch trên cả ba vùng chiến lược. Đảng ta đã đề ra chiến lược đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế sâu rộng để gắng ý chí chống ngoại xâm của hàng chục triệu người vào làm một, tất cả vì sự nghiệp giải phóng dân tộc và nền dân chủ thực sự cho mọi tầng lớp nhân dân, vì con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội và nền hòa bình lâu dài cho đất nước. Nhờ đó cuộc kháng chiến đã phát huy cao độ sức mạnh nội lực, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại tạo thành tổng hợp to lớn.

Đề ra mục tiêu cách mạng gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, vận dụng sáng tạo phương pháp cách mạng bạo lực, thực hiện chiến lược đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế chính là con đường tọa dựng sức mạnh tổng hợp để chiến thắng kẻ thù trong chiến tranh cách mạng, chiến tranh nhân dân Việt Nam ở thời đại Hồ Chí Minh.

Phát động cuộc chiến tranh chính nghĩa, dựa vào nhân dân, động viên toàn dân, vũ trang toàn dân, tổ chức toàn dân đánh giặc, đánh trên mọi mặt trận với tất cả vũ khí có được, sử dụng nhiều cách đánh phù hợp với hoàn cảnh đất nước, triệt để chiến lược tiến công là những nội dung cốt lõi nhất, nổi bật nhất của chiến tranh nhân dân, chiến tranh cách mạng Việt Nam. Đó là những nhân tố đã làm nên sức mạnh vô địch của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Và đó cũng là cốt lõi của tư tưởng quân sự cách mạng Việt Nam.

Đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta được hình thành và phát triển từ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược với nội dung cơ bản là chiến tranh toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh, biết đánh, biết thắng địch từng bước để tiến lên giành thắng lợi cuối cùng đã thể hiện tư duy chính trị, quân sự khoa học,

cách mạng của Đảng. Vì thế, có thể khẳng định “Kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ là bước phát triển mới của bạo lực cách mạng Việt Nam và là những quy luật tiến hành chiến tranh nhân dân Việt Nam [6, tr. 259 -260]. Những nội dung mang tính quy luật đó đã làm nên một bộ phận quan trong trong kho tàng lý luận quân sự hiện đại Việt Nam.

Tiểu kết chương 3.

1. Đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta được hình thành và phát triển trên cơ sở của những truyền đấu tranh anh dũng của dân tộc Việt Nam, kết hợp với tinh hoa quân sự nhân loại, trong đó quan trọng nhất là những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin. Vì thế, với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, những truyền thống quý báu dân tộc Việt Nam, những lý luận của học thuyết Mác - Lênin về bạo lực cách mạng, chiến tranh cách mạng một lẫn nữa được chứng minh tính đúng đắn, sáng tạo trong thực tiễn đấu tranh cách mạng. Mặt khác, với thắng lợi ấy, tư tưởng của Hồ Chí Minh về kháng chiến toàn dân, toàn diện của Hồ Chí Minh đã thực sự trở thành một sức mạnh vật chất cụ thể trong thực tiễn, giúp cho nhân dân từng bước làm thay đổi tương quan so sánh lực lượng giữa ta và địch, từ chỗ ta yếu địch mạnh, trở thành ta mạnh địch yếu; giúp nhân dân ta đi đến thắng lợi cuối cùng.

2. Đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện của Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 -1954) đã đặt cơ sở cho việc xây dựng và phát triển một nền quân sự hiện đại Việt Nam. Đường lối ấy sẽ được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta tiếp tục phát triển, áp dụng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước sau này, cũng như trong giai đoạn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ngày nay. Mặt khác, đường lối ấy đã góp phần làm phong phú thêm lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về bạo lực cách mạng và chiến tranh cách mạng; bổ sung những lý luận sinh

động trong kho tàng tri thức quân sự thế giới, trở thành cẩm nang để các dân tộc thuộc địa trên thế giới nghiên cứu và áp dung trong cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc của mình.

KẾT LUẬN

1. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược đã bảo vệ và phát triển thành quả của Cách mạng tháng Tám 1945, giải phóng hòa toàn miền Bắc, tạo điều kiện để miền Bắc đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, trở thành hậu phương vững chắc để miền Nam hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ. Ngoài ra, thắng lợi của nhân dân ta thắng lợi còn có ảnh hưởng to lớn, thúc đẩy phong trào đấu tranh của các dân tộc thuộc địa trên thế giới phát triển mạnh mẽ, sôi nổi hơn trong nửa sau của thế kỷ XX.

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là kết quả của 9 năm trường kỳ, nỗ lực không ngừng của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta. Đó là thắng lợi đường lối chiến lược đúng đắn, phương pháp cách mạng sáng tạo, phù hợp với điều kiện của cách mạng nước ta và xu hướng phát triển của cách mạng thế giới do Hồ Chí Minh và Đảng đề ra. Trong đó, tư tưởng Hồ Chí Minh về kháng chiến toàn diện đóng một vai trò đặc biệt quan trọng, mang tính chất quyết định tới thắng lợi chung của cuộc kháng chiến. Chính tư tưởng mang tính chất “đột phá” đó của Người đã động viên được đông đảo các tầng lớp nhân dân cùng đoàn kết, đồng tâm tiến hành cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ đến thắng lợi cuối cùng.

2. Tư tưởng kháng chiến toàn diện của Hồ Chí Minh trong giai đoạn 1945-1954 là kết quả của sự kế thừa truyền thống "giặc đến nhà đàn bà cũng đánh" của dân tộc, từ việc vận dụng quan điểm "cách mạng là sự nghiệp của quần chúng" của chủ nghĩa Mác - Lênin, cũng như việc nắm bắt và phân tích tình hình đất nước lúc bấy giờ của Hồ Chí Minh... Từ tất cả những nhân tố ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: Dân là chủ, kháng chiến kiến quốc là sự nghiệp của dân; có dân là có tất cả; khởi nghĩa toàn dân để giành lại nền độc lập cho dân tộc, kháng chiến toàn dân để giữ vững nền độc lập ấy. Đây là một luận điểm mang tính hệ thống hoàn chỉnh, thể hiện rõ nét những vấn đề cốt lõi nhất, cơ bản nhất của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Trong

đó, quân sự và chính trị là hai nhân tố quan trọng hàng đấu, cùng với mặt trận kinh tế, văn hóa... tạo thành một cuộc kháng chiến toàn diện của nhân dân ta. Các mặt trận, lĩnh vực này không tách rời nhau mà có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau.

Tư tưởng kháng chiến toàn diện của Hồ Chí Minh là “kim chỉ nam” cho đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng ta trong toàn bộ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Tư tưởng đó là sự phản ánh trực tiếp, chính xác nhất những hoạt động cách mạng không chỉ của Hồ Chí Minh mà còn là của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trên mọi phương diện của cuộc kháng chiến, từ quân sự, kinh tế tới chính trị, văn hóa xã hội. Với một hệ thống gồm hàng trăm tác phẩm bao gồm các thể loại khác nhau, từ thành văn (báo cáo chính trị, lời kêu gọi, bài báo…) cho tới các bài nói chuyện, diễn thuyết thực tế của Người là một nguồn tài liệu hết sức phong phú, đa dạng và đầy đủ của Đảng ta và dân tộc ta. Thông qua nguồn tư liệu này, chúng ta có được cái nhìn chính xác, đầy đủ và hệ thống về tư tưởng đóng vai trò là “kim chỉ nam” cho toàn bộ cuộc kháng chiến toàn diện của quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng nhằm chống lại một cường quốc trên thế giới lúc bầy giờ là thực dân Pháp.

3. Thông qua việc tìm hiểu, phân tích và hệ thống lại những nội dung quan trọng của tư tưởng kháng chiến toàn diện của Hồ Chí Minh trong giai đoạn 1945-1954, chúng ta nhận thấy sự lãnh đạo sâu sát của Chủ tịch Hồ Chí Minh nói riêng và Đảng ta nói chung trên mọi mặt, khía cạnh khác nhau của cuộc kháng chiến. Trong đó, mặt trận quân sự và chính trị là hai mặt trận quan trọng, đóng vai trò quyết định nhất đến thắng lợi của cuộc kháng chiến, được Người giành sự quan tâm đặc biệt. Ngoài ra, các tư tưởng về xây dựng nền kinh tế mới, nền văn hóa mới... phục vụ kháng chiến cũng góp phần tạo nên sự hoàn thiện của tư tưởng Hồ Chí Minh về kháng chiến toàn diện.

Những nội dung cơ bản của tư tưởng kháng chiến toàn diện của Hồ Chí Minh trong giai đoạn 1945-1954 đã chứng minh rằng cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta là một cuộc chiến tranh nhân dân, huy động toàn thể dân tộc cùng nhau đứng lên tiến hành một cuộc kháng chiến toàn diện trên tất cả các mặt. Cuộc kháng chiến ấy đã phát triển đến một trình độ cao dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng ta, đứng đầu là lãnh tụ Hồ Chí Minh. Tư tưởng kháng chiến toàn dân, toàn diện của Hồ Chí Minh là “sợi chỉ đỏ”, là “kim chỉ nam”, là phương pháp cách mạng chân chính và đúng đắn nhất soi đường dẫn lối cho toàn thể dân tộc ta tiến lên thực hiện những mục tiêu của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

4. Tư tưởng Hồ Chí Minh về một cuộc kháng chiến toàn diện trong giai đoạn 1945-1954 đã thể hiện tinh thần độc lập, tự chủ và đầy sáng tạo của Người. Tư tưởng ấy không dập khuôn, giáo điều mà đã được nâng cao, phát triển từ những truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của các thế hệ cha anh đi trước; đã vận dụng một cách linh hoạt chủ nghĩa Mác - Lênin vào trong thực tiễn cách mạng nước ta.

Một trong những điểm nổi bật nhất của tư tưởng Hồ Chí Minh về kháng chiến toàn diện đó là quan điểm giải quyết đúng đắn mối quan hệ dân tộc - giai cấp, nhằm huy động tối đa lực lượng cho mục đích lớn nhất của cuộc kháng chiến là bảo vệ nền độc lập, tự chủ của dân tộc. Điều này được thể hiện rõ nét thông qua việc Người đã nhận biết được đặc trưng cơ bản trong giá trị con người Việt Nam là chủ nghĩa yêu nước để đưa ra các hình thức, biện pháp cụ thể nhằm động viên tối đa mọi tầng lớp, giai cấp, tôn giáo… cùng tham gia vào cuộc kháng chiến. Từ đó, phát huy được tối đa những điểm mạnh của dân tộc ta là ưu thế tuyệt đối về chính trị và tinh thần, cũng như những nhân tố khách quan thuận lợi trong thời đại mới, khắc phục những khó khăn, yếu kém về trang bị vật chất, vũ khí, kỹ thuật của một nước nhỏ, kinh tế nông nghiệp

lạc hậu, lực lượng vũ trang nhỏ bé; đồng thời khoét sâu vào những điểm yếu của địch để từng bước làm thay đổi cán cân so sánh lực lượng giữa ta và địch.

Trong thực tiễn của cuộc kháng chiến, tư tưởng kháng chiến toàn diện của Hồ Chí Minh đã thấm nhuần trong mọi hành động của đông đảo quần chúng nhân dân ta. Vì thế, quân và dân ta đã sáng tạo ra những phương pháp đấu tranh phù hợp với truyền thống của dân tộc, với điều kiện và hoàn cảnh của đất nước, với những đặc trưng riêng biệt của từng vùng miền. Do đó, cuộc kháng chiến của nhân dân ta không đơn thuần chỉ là sự đọ sức giữa hai lực lượng quân sự của hai quốc gia; mà ở đây, thực dân Pháp phải đương đầu với một khối đoàn kết, thống nhất cả dân tộc Việt Nam cùng nhau đứng lên chống lại kẻ thù bằng tất cả sức mạnh tinh thần và vật chất, dù có phải hi sinh tính

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về kháng chiến toàn diện giai đoạn 1945 - 1954 (Trang 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)