Những mặt trận chiến lƣợc trong cuộc kháng chiến toàn diện theo tƣ

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về kháng chiến toàn diện giai đoạn 1945 - 1954 (Trang 68)

theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh

Chiến tranh là một cuộc thử thách toàn diện đối với sức mạnh vật chất và tinh thần của một quốc gia. Trong thực tiễn, khi tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược nước ta, thực dân Pháp cũng tiến hành xâm lược trên tất cả các lĩnh vực, từ quân sự, đến chính trị, văn hóa, xã hội. Về phía ta, xuất phát từ tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” sau khi giành được chính quyền, lại phải đương đầu với một trong những cường quốc của thế giới, nên để phát huy sức mạnh toàn thể dân tộc, phát động kháng chiến toàn dân phải gắn với kháng chiến toàn diện. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ: “trước kia chỉ đánh nhau về một mặt quân sự, nhưng ngày nay đánh nhau về đủ mọi mặt quân sự, kinh tế, chính trị, tư tưởng nên người ta gọi là toàn diện chiến tranh” [57, tr.296] và “không dùng toàn lực của nhân dân về đủ mọi mặt để ứng phó, không thể nào thắng lợi được” [57, tr. 298].

Kháng chiến toàn diện là phát huy đến mức cao nhất sức mạnh tổng hợp của toàn dân đánh giặc trên tất cả các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa, tư tưởng... trong đó, chủ yếu là tiến công địch về chính trị và quân sự. Như Hồ Chí Minh đã khẳng định, kháng chiến toàn diện là: “…mỗi người dân Việt Nam, bất kỳ già trẻ, trai gái, bất kỳ giàu nghèo, lớn nhỏ đều cần phải trở nên một chiến sĩ đấu tranh trên một mặt trận quân sự, kinh tế, chính trị, văn hóa. Thực hiện khẩu hiệu: toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến” [60, tr. 416]. Chỉ có làm như vậy, chúng ta mới có thể hạn chế những điểm mạnh của địch, phát huy ưu thế của ta, từng bước đưa cuộc kháng chiến của ta đến thắng lợi cuối cùng. Hay nói cách khác, tư tưởng kháng chiến toàn diện là sự tổng hợp của các tư tưởng kháng chiến trên các mặt trận quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa tư tưởng nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của tất cả các tầng lớp, giai cấp để “muốn thắng lợi, thì ai ai cũng phải cố gắng góp của, góp công, người phụ trách việc này, kẻ phụ trách việc khác. Bộ đội thì xông pha tên đạn, cực khổ gian nan, xung phong giết giặc. Nhân dân, cán bộ, công chức cũng phải chịu đựng khó nhọc, chịu thiếu thốn, mà thi đua công tác ở hậu phương” [59, tr. 44]. Các mặt trận này không những không tách rời mà còn có mối quan hệ biện chứng, liên quan chặt chẽ với nhau. Muốn hiểu rõ được tư tưởng của Hồ Chí Minh về kháng chiến toàn diện của Hồ Chí Minh, không có cách nào khác là phải tìm hiểu tư tưởng ấy trong từng lĩnh vực cụ thể.

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về kháng chiến toàn diện giai đoạn 1945 - 1954 (Trang 68)