Phương thức tiến hành chiến tranh cách mạng toàn dân, toàn diện

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về kháng chiến toàn diện giai đoạn 1945 - 1954 (Trang 115)

diện

Trên cơ sở phương pháp cách mạng và quy luật chiến tranh với đặc trưng cơ bản là đấu tranh vũ trang, trong kháng chiến chống thực dân Pháp, đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện của Đảng đã giải quyết thành công những vấn đề về phương thức tiến hành chiến tranh cách mạng. Phương thức tiến hành chiến tranh cách mạng của Đảng cũng là phương châm chiến lược, nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đề ra và hoàn chỉnh trong quá trình lãnh đạo cuộc kháng chiến.

Toàn dân kháng chiến là tư tưởng cơ bản nhất, là cốt lõi xuyên suốt, có ý nghĩa chỉ đạo toàn bộ đường lối kháng chiến, đường lối chiến tranh nhân dân Việt Nam. Kế thừa truyền thống “cả nước đánh giặc”, “trăm họ là binh” từ cha ông để lại và vận dụng lý luận của học thuyết Mác - Lênin về vai trò của quần chúng trong lịch sử, tiếp nối Cách mạng tháng Tám, Đảng ta đã sớm đề ra đường lối chiến lược toàn dân kháng chiến. Trong kháng chiến, lực lượng vũ trang ta không chỉ là quân đội nhân dân (bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương) mà đó còn là lực lượng đông đảo của dân quân tự vệ, của “quần

chúng lâm thời vũ trang”, nghĩa là bao gồm cả những người dân bình thường trong xã hội những luôn luôn sẵn sàng tham gia đánh địch mỗi khi chúng đến với tinh thần “cử quốc nghênh địch”, “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”. Với khẩu hiệu vũ trang toàn dân, nhân dân ta đã dung mọi thứ có thể dung được, từ gươm, súng đến cuốc, thuổng… tất cả để tiêu hao, tiêu diệt kẻ thù. Đường lối chiến tranh nhân dân với phương châm chiến lược toàn dân kháng chiến thực hiện trong kháng chiến chính là yếu tố quyết định nhất đưa cuộc kháng chiến lâu dài của dân tộc đến thắng lợi.

Chiến tranh là một cuộc thử thách toàn diện đối với sức mạnh vật chất và tinh thần của một nước. Do đó, muốn phát huy sức mạnh mọi mặt của đất nước, của dân tộc, đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng chỉ ra rằng, kháng chiến toàn dân phải gắn liền với kháng chiến toàn diện.

Kháng chiến toàn diện là một nội dung cơ bản, một phương châm chiến lược của đường lối chiến tranh nhân dân của một đất nước nhỏ yếu chống lại kẻ địch lớn mạnh hơn mình, nhằm huy động mọi khả năng, phát huy mọi lực lượng cách mạng và tiến bộ trên thế giới để tổng hợp sức mạnh đánh bại kẻ thù. Kháng chiến toàn diện là đánh giặc không chỉ trên mặt trận chủ yếu là quân sự mà còn là đánh giặc trên tất cả các mặt trận khác như: chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa…

Đấu tranh trên mặt trận chính trị giữ vị trí hết sức quan trọng trong cuộc kháng chiến của ta. Do đó, phải tổ chức quần chúng thành một lực lượng rộng lớn với đội quân chính trị có tổ chức chặt chẽ làm nòng cốt ở tất cả mọi địa bàn; lập thế trận đấu tranh chính trị trên cả ba vùng chiến lược; đấu tranh kết hợp nhiều hình thức khác nhau… triệt để lợi dụng những mâu thuẫn trong hang ngũ kẻ thù, phân hóa và cô lập chúng đến cao độ để làm suy yếu vị trí và thế lực của chúng, tạo điều kiện đưa cách mạng tiến lên.

Trong hoàn cảnh cách mạng nước ta có đặc điểm là luôn phải đứng trước những kẻ thù lớn mạnh và nhiều khi phải đối phó với nhiều kẻ thù trong cùng một lúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta chủ trương đấu tranh trên mặt trận chính trị phải trên cơ sở giữ vững nguyên tắc mà vận dụng một cách mềm dẻo, khôn khéo nhiều sách lược khác nhau để lợi dụng mâu thuẫn nội bộ của kẻ thù, phân hóa và cô lập chúng. Những biện pháp cực kỳ sáng suốt mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đề ra trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến để đối phó với thực dân Pháp và thế lực phản động Tưởng Giới Thạch “đã được ghi vào lịch sử cách mạng nước ta như một mẫu mực tuyệt vời của sách lược Lênin nít về lợi dụng những mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ địch và về sự nhân nhượng có nguyên tắc” [19, tr. 31].

Khi cuộc kháng chiến bước vào giai đoạn cuối cùng, trên cơ sở những lợi thế quân sự mà quân và dân ta đã giành được, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta chủ động nắm lấy những thuận lợi của tình hình thế giới và cả sự mâu thuẫn trong nội bộ đối phương (cuộc khủng hoảng trong nội bộ nước Pháp và những mâu thuẫn trong quan hệ Pháp - Mỹ) để đánh đòn quyết định cuối cùng và giành thắng lợi. Trong cuốn “Thời điểm của những sự thật”, H. Nava viết: “cũng như về hình thức tổ chức, Việt Minh bắt chúng tôi chấp nhận kiểu cách của họ, thì về chiến lược họ cũng bắt chúng tôi như thế. Họ xác định một kế hoạch tổng thể, rất chú ý đến các mặt chính trị và tâm lý, có sự tính toán dài hạn đến việc giành thắng lợi và sự xói mòn tinh thần của Pháp thì cũng bằng thắng lợi quân sự (…) Trong một giai đoạn một, Việt Minh chỉ hạn chế hoạt động của họ ở chiến tranh du kích ở các địa phương. Giai đoạn hai, họ phát triển rộng rãi chiến tranh du kích rồi mở những chiến dịch đánh vận động lớn. Giai đoạn cuối cùng là tổng phản công nhằm giải phóng toàn bộ Đông Dương. Giai đoạn cuối này phụ thuộc vào ba điều kiện: ưu thế quân sự, tình hình quốc tế có lợi và khủng hoảng ở nước Pháp”. [70, tr. 56]

Đường lối toàn dân, toàn diện của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta trong kháng chiến chống thực dân Pháp đã khẳng định rõ mặt trận ngoại giao là một mặt trận kháng chiến có vị trí chiến lược quan trọng. Sự phối hợp nhịp nhàng giữa đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị, đấu tranh ngoại giao, cục diện đan xen giữa “đánh” và “đàm” giúp làm chuyển biến cục diện chiến tranh, tiến tới kết thúc chiến tranh đúng thời cơ. Đấu tranh trên mặt trận ngoại giao chính là sự phát huy cao độ sức mạnh chính trị của cuộc chiến tranh chính nghĩa, nhờ đó cuộc kháng chiến của ta đã tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của các lực lượng tiến bộ trên thế giới.

Trong kháng chiến toàn diện, đấu tranh trên mặt trận văn hóa, tư tưởng là rất quan trọng. Nó phối hợp chặt chẽ với đấu tranh quân sự, chính trị và các mặt đấu tranh khác để tạo nên sức mạnh chính trị - tinh thần và vật chất to lớn cho chiến tranh nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “chiến tranh về mặt văn hóa hay tư tưởng so với những mặt khác cũng không kém phần quan trọng’ [57, tr. 319]. Trong kháng chiến, bản sắc văn hóa dân tộc mà nội dung cơ bản là chủ nghĩa yêu nước được bảo tồn vững chắc; văn hóa giáo dục phát triển tích cực, lành mạnh, dân trí ngày một nâng cao; bản lĩnh và trí tuệ con người Việt Nam ngày càng được khẳng định vững vàng… thì sẽ tạo nên một sức mạnh vật chất vô cùng to lớn và những hoạt động văn hóa, tư tưởng sẽ trở thành một mũi tấn công lợi hại trong cuộc chiến đấu toàn diện với kẻ thù.

Kháng chiến toàn diện trên mặt trận kinh tế phải bao gồm hai mặt: phải làm cho kinh tế của ta không ngừng lớn mạnh và làm cho kinh tế địch không ngừng suy yếu. Có như thế, kháng chiến về mặt kinh tế mới có thể phối hợp đắc lực với các mặt đấu tranh khác giành thắng lợi. Trong mọi trường hợp đều phải thực hiện vừa chiến đấu, vừa xây dựng, vừa tiến hành chiến tranh, vừa đẩy mạnh sản xuất. Trong chiến tranh, cùng với sự phát triển thắng lợi của chiến trường, phải ra sức mở rộng và củng cố hậu phương về mọi mặt, trong

đó cần hết sức chú trọng đẩy mạnh sản xuất, xây dựng và phát triển kinh tế kháng chiến.

Đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng ta khẳng định, trong kháng chiến toàn diện, mỗi mặt trận đều có vị trí đấu tranh quan trọng, nhưng các mặt trận phải biết kết hợp chặt chẽ với nhau. Mỗi người dân Việt Nam phải là một chiến sĩ đấu tranh chủ yếu trên một mặt trận: quân sự, chính trị, kinh tế… trong thế chung của cuộc chiến tranh nhân dân. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chúng ta vừa diệt giặc đói, vừa diệt giặc dốt, vừa diệt giặc ngoại xâm; vừa đánh địch ngoài mặt trận, vừa thực hiện giảm tô, giảm tức, ban hành chính sách thuế nông nghiệp, tiến hành cải cách ruộng đất ở hậu phương. Chúng ta cũng tiến hành có kết quả việc xóa nạn mù chữ, bổ túc văn hóa, xây dựng đời sống mới, phát triển y tế và các mặt công tác xã hội khác. Thành tựu này thể hiện chủ trương của Đảng về mối quan hệ giữa kháng chiến và kiến quốc. Kháng chiến để bảo vệ công cuộc xây dựng chế độ mới, xã hội mới; mặt khác, xây dựng đất nước vững mạnh trong chiến tranh chính là góp phần thúc đẩy kháng chiến mau đi đến thắng lợi hoàn toàn. Đó cũng chính là một trong những phương thức tiến hành chiến tranh cách mạng - phương thức vừa chiến đấu vừa xây dựng, để càng đánh càng thắng.

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về kháng chiến toàn diện giai đoạn 1945 - 1954 (Trang 115)