Kháng chiến trên lĩnh vực ngoại giao

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về kháng chiến toàn diện giai đoạn 1945 - 1954 (Trang 82)

Hồ Chí Minh xác định đấu tranh ngoại giao cũng là một mặt trận có ý nghĩa chiến lược, phối hợp với mặt trận quân sự và mặt trận chính trị. Trong đó, quân sự và chính trị đóng vai trò là nòng cốt, tạo ra “thực lực” cho cuộc kháng chiến. Muốn kháng chiến thắng lợi, “phải trông ở thực lực. Thực lực mạnh, ngoại giao sẽ thắng lợi. Thực lực là cái chiêng mà ngoại giao là cái tiếng. Chiêng có to tiếng mới lớn.” [57, tr. 126]

Đấu tranh ngoại giao nhằm mục tiêu lớn nhất là giúp chúng ta “thêm bạn, bớt thù”. Nó có tác dụng động viên được cao độ mọi lực lượng hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và xã hội chủ nghĩa ủng hộ, giúp đỡ cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc ta. Như chính Hồ Chí Minh đã khẳng định, mặt trận ngoại giao của ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp phải thực hiện được các nhiệm vụ sau:

1. Nêu cao chính nghĩa và kêu gọi dư luận tán đồng lập trường của mình.

2. Đề phòng nước thứ ba đi về phe với địch.

3. Trên trường quốc tế, làm thế nào cho nước mình không bị cô lập mà vẫn giữ được địa vị ưu thắng.

4. Dùng mọi mánh khóe ngoại giao để chiếm được thắng lợi. [57, tr.297] Thực hiện những nhiệm vụ trên, trong giai đoạn 1945-1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã hai lần mở mặt trận đấu tranh ngoại giao với thực dân Pháp xâm lược. Đợt thứ nhất là ở giai đoạn đầu của kháng chiến (1945- 1946) và g\đợt thứ hai là ở giai đoạn cuối nhằm kết thúc chiến tranh. Trong

giai đoạn đầu, do ta đang yếu hơn kẻ địch, chưa đủ lực lượng để có thể đối đầu trực tiếp với thực dân Pháp và bè lũ phản động quốc tế. Do đó, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương dùng ngoại giao để trì hoãn chiến tranh, vạch mặt âm mưu và thủ đoạn của thực dân Pháp nhằm làm cho thế giới biết nhiều hơn về cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam, tìm kiếm sự đồng tình, ủng hộ cho kháng chiến. Đợt thứ hai, bắt đầu từ năm 1953, là thời điểm mà cuộc kháng chiến của ta đã có những bước phát triển đáng kể, nhân dân ta đang trong thế tiến công và phản công mạnh mẽ, nhằm đánh bại những cố gắng chiến tranh cao nhất, cuối cùng của thực dân Pháp. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương mở đợt tiến công địch trên mặt trận ngoại giao, khi nhà cầm quyền Pháp bộc lộ ý định thương lượng để giải quyết cuộc chiến tranh bằng đàm phán; đồng thời tăng cường hơn nữa sự đồng tình, ủng hộ của các nước xã hội chủ nghĩa anh em, nhân dân yêu chuộng hòa bình và tiến bộ trên thế giới, bao gồm cả nhân dân Pháp.

Trong cả hai đợt trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đề ra, lãnh đạo và thực thi cuộc đấu tranh ngoại giao hết sức sắc bén, đưa nó trở thành một nghệ thuật trong việc giải quyết mối quan hệ giữa dân tộc và quốc tế. Có thể coi, mặt trận ngoại giao trong kháng chiến chống Pháp là cầu nối quan hệ giữa nước ta với các nước trong cộng đồng thế giới, trở thành một điểm sáng của sự phối hợp rất chặt chẽ, phát triển khá nhịp nhàng với mặt trận quân sự, chính trị để cùng giành thắng lợi, làm chuyển biến cục diện chiến tranh.

Trong tư tưởng ngoại giao thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Hồ Chí Minh nêu bật vai trò quan trọng của công tác tuyên truyền đối ngoại là vạch rõ tính chất phi nghĩa, phản động của cuộc chiến tranh xâm lược của địch, những tội ác chúng đã gây ra trên đất nước ta; khẳng định tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến và ý chí quyết tâm giành, giữ vững nền độc lập tự

nhân dân các nước, của mọi người, mọi tổ chức, mọi lực lượng yêu chuộng hòa bình và tiến bộ trên thế giới.

Trong đấu tranh ngoại giao, Hồ Chí Minh xác định rõ chủ thể của cuộc đấu tranh ngoại giao của cuộc kháng chiến. Khi đối tượng là các thế lực thực dân, đế quốc với âm mưu xâm lược và thống trị nước ta, Người tỏ rõ thái độ cương quyết, cứng rắn và khi buộc phải nhân nhượng, cũng chỉ thực hiện sự nhân nhượng có nguyên tắc để giữ vững nền độc lập tự chủ của dân tộc; khi đối tượng ngoại giao là các nước xã hội chủ nghĩa, dân chủ nhân dân anh em hay nhân dân tiến bộ khắp thế giới, Hồ Chí Minh luôn khéo léo tìm cách để tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ, qua đó tăng thêm “đồng minh” cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Như chính Hồ Chí Minh đã khẳng định chắc chắn rằng “cảm tình của những người lao động trên toàn thế giới và sự đoàn kết của nhân dân Pháp đã dấy lên một phong trào rộng lớn chống lại cuộc chiến tranh bẩn thỉu ở Việt Nam là một thắng lợi to lớn về tinh thần đối với nhân dân Việt Nam.” [59, tr. 33]

Một nội dung quan trọng, độc đáo của tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh thời kỳ chống Pháp là nghệ thuật khôn khéo lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù để phân hóa chúng, tranh thủ lôi kéo những lực lượng có thể lôi kéo được, từ đó cô lập và tập trung mũi nhọn vào kẻ thù chính hay ít nhất cũng là tranh thủ những mâu thuẫn ấy mà làm lợi cho mình. Như trong giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Pháp, từ năm 1950 đến 1954, khi Mỹ ngày càng can thiệp sâu hơn vào Đông Dương và mâu thuẫn Pháp - Mỹ ngày càng gay gắt, Người đã chỉ rõ “chúng ta thấy rằng: mâu thuẫn giữa Pháp với Mỹ ngày càng sâu sắc. Mâu thuẫn giữa bọn thống trị Pháp cũng thêm sâu sắc. Mà phần lớn mâu thuẫn đó là do Pháp thất bại ở Việt Nam. Vậy chúng ta phải cố gắng vượt mọi khó khăn, ra sức kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn. Ta càng thắng lợi thì mâu thuẫn giữa bọn địch càng to, chúng càng bị chia rẽ, thế

chúng càng yếu, thế ta càng mạnh, chúng càng thua, ta càng thắng. Thế tức là: khéo dùng tình hình địch làm lợi cho tình hình ta.”[59, tr.536]

Ngoài ra, tùy thuộc vào những hoàn cảnh lịch sử cụ thể, Người chủ trương kết hợp “vừa đánh vừa đàm”, mà trong đó “đánh là chủ yếu, đàm là hỗ trợ”. Trong tiến công kẻ thủ cần kiên quyết, giữ vững lập trường, tư tưởng của mình; trong đàm phán phải hết sức kiên trì, tỉnh táo, có khi phải chấp nhận nhân nhượng, nhưng là những nhân nhượng có nguyên tắc.

Nhờ có đường lối và chính sách đối ngoại đúng đắn, hợp lòng người và tài năng đấu tranh ngoại giao khôn khéo, sắc bén, sự đánh giá chính xác của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta, mặt trận đấu tranh ngoại giao của ta trở thành mũi tiến công lợi hại góp phần tích cực làm tăng thêm sức mạnh của cuộc kháng chiến. Trong kháng chiến đã diễn ra sự xem kẽ giữa “vừa đánh vừa đàm”, đánh là chủ yếu, đàm là kết hợp, giúp chúng ta kết thúc chiến tranh đúng thời điểm. Sự kết hợp giữa ba mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao đã đạt bước phát triển cao, đã phát huy được sức mạnh của thời đại, tạo thành sức mạnh tiến công tổng hợp rất lớn để đánh thắng kẻ thù xâm lược, đặt nền móng cho ngoại giao nhân dân Việt Nam trong các giai đoạn sau này.

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về kháng chiến toàn diện giai đoạn 1945 - 1954 (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)