Xây dựng và phát triển nghệ thuật quân sự

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về kháng chiến toàn diện giai đoạn 1945 - 1954 (Trang 119)

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, đối tượng tác chiến của chiến tranh nhân dân, của cuộc đấu tranh quân sự của ta là quân đội viễn chinh xâm lược nhà nghề thực dân Pháp, trong đó bao gồm cả quân đội của chính quốc và một bộ phận khá lớn những đội quân lê dương hung ác và được coi là thiện chiến nhất trên thế giới lúc bấy giờ. Trang bị vũ khí của đối phương so với ta vẫn vào loại dồi dào và hiện đại hơn hẳn. Hơn nữa , kể từ năm 1950, khi đế quốc Mỹ can thiệp ngày càng sâu hơn vào cuộc chiến tranh Đông Dương, ào ạt rót vũ khí và “ viện trợ” cả về chính trị cho Pháp, thì tình hình so sánh lực

lượng lại thêm phần khó khăn hơn đối với ta. Song, qua thực tiễn đấu tranh cách mạng, qua những lần đấu trí, đấu lực trực tiếp với tất cả các chiến lược, chiến thuật quân sự của địch, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã nhận định hết sức sáng suốt và biện chứng về sự thay đổi trong tương quan so sánh lực lượng giữa ta và địch trong quá trình kháng chiến. Từ đó, Đảng đã có những đối sách đối phó trở lại đầy hiệu quả và ngày càng làm chủ tình thế cách mạng. Trong quá trình đấu tranh đó, nghệ thuật quân sự chiến tranh nhân dân Việt Nam của Đảng đã liên tục được phát triển, từ thấp tới cao, từ chưa hoàn chỉnh đến hoàn chỉnh.

Nghệ thuật quân sự toàn dân đánh giặc của Đảng trong chiến tranh nhân dân chống thực dân Pháp xâm lược là nghệ thuật toàn dân đánh giặc, kết hợp ba thứ quân, kết hợp chiến tranh chính quy với chiến tranh du kích, kết hợp thế, lực và thời cơ, đánh địch bằng mưu trí, đánh bất ngờ, đánh địch bằng mọi lực lượng, mọi thứ vũ khí, với nhiều cách khác nhau, hạn chế địch đánh theo sở trường của chúng...

Chiến tranh du kích là một hình thức chiến tranh cơ bản của dân tộc nhỏ chống lại ách thống trị thực dân và đánh bại chiến tranh xâm lược của chủ nghĩa đế quốc, là một phương thức khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền và bảo vệ chính quyền ở cơ sở, giành và giữ quyền làm chủ ở cơ sở trong chiến tranh giải phóng. Chiến tranh du kích không chỉ là một vấn đề chiến lược quân sự mà còn là một vấn đề chiến lược cách mạng. Đánh du kích là hình thức tác chiến cơ bản của chiến tranh nhân dân, giữ một vai trò rất quan trọng trong cuộc chiến tranh cách mạng lâu dài. Nó là cách đánh của quần chúng nhân dân, du kích, dân quân tự vệ, bộ đội địa phương và những bộ phận chủ lực hoạt động phân tán, dựa vào tinh thần anh dũng mưu trí cao mà chiến thắng kẻ địch có vũ khí hiện đại. Nó dùng hành động bất ngờ, linh hoạt “ lai vô ảnh, khứ vô tung”, đánh nhanh chuyển nhanh, khi phân tán lúc tập trung,

đánh địch khắp nơi và mọi lúc, tận dụng mọi thứ vũ khí và đánh mọi hình thức, làm hao mòn quân địch, làm chúng sa sút về tinh thần.

Tuy vậy, phương thức đấu tranh vũ trang của ta không phải là chỉ đánh du kích, trường kỳ mai phục, lấy nông thôn bao vây thành thị, chờ khi có thời cơ thuận lợi mới chuyển sang tiến công địch, và cũng không phải là hoàn toàn coi hình thức đánh tiến công quy mô lớn trong các chiến dịch là chỉ do các binh đoàn chính quy thực hiên trên mặt trận dài và ở những chiến khu lớn như ở một số các nước khác. Trong chỉ đạo kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã khẳng định du kích vận động chiến là cách đánh của toàn dân, không phải của riêng bộ đội, đồng thời phải tiến công địch cả ở hậu phương lẫn tiền tuyến.

Du kích vận động chiến, chủ động tiến công địch trên mọi địa bàn chính là phương thức đấu tranh vũ trang của chiến tranh nhân dân nước ta. Đó là cách đánh phát huy cao độ thế mạnh của cuộc chiến tranh diễn ra ngay trên đất nước, trên quê hương mình. Với mọi người lính, mọi dân quân du kích Việt Nam thì địa bàn diễn ra giao tranh là những nơi họ thân thuộc và hiểu rõ, còn kẻ địch thì lại không. Mặt khác, với cách đánh du kích vận động chiến, lực lượng vũ trang ta hoạt động hết sức linh hoạt và cơ động. Còn trong khi đó, kẻ thù của chúng ta phần thì không thông thạo địa bàn, phần nữa là do những thứ vũ khí hiện đại mà địch được trang bị chỉ thích hợp với kiểu chiến tranh quy ước chứ không thích hợp với một cuộc chiến tranh đòi hỏi phải có sự cơ động linh hoạt. Do đó, với cách đánh này, ta không những phát huy được sở trường, thế mạnh của mình mà còn hạn chế được cách đánh sở trường của địch, tập trung vào những hạn chế, điểm yếu của địch. Chính phương châm đó, đã không cho địch đánh theo cách mà chúng mong muốn, từ đó dần dần suy yếu và cuối cùng là đi đến thất bại.

Lý luận và thực tiễn lãnh đạo kháng chiến chống thực dân Pháp của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng đã khẳng định du kích vận động chiến là cách đánh phù hợp với cuộc chiến tranh của nhân dân. Nó là cách đánh phát huy được yếu tố thiên thời, địa lợi và nhân hòa của chiến tranh nhân dân diễn ra trên đất nước mình, phát huy được thế chủ động tiến công của quân ta và đẩy quân địch vào tình thế chủ động tiến công của quân ta và đẩy quân địch vào tình thế bị động, lúng túng và lo sợ.

Lý luận và thực tiễn lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng cũng chỉ ra rằng: không thể giành thắng lợi quyết định, không thể đạt được mục đích chính trị của chiến tranh chỉ bằng chiến tranh du kích, chiến tranh nhân dân địa phương nếu thiếu đi vai trò và tác dụng chiến lược mấu chốt của chiến tranh chính quy bằng các binh đoàn chủ lực. Sức mạnh của chiến tranh chính quy bằng các binh đoàn chủ lực luôn kết hợp chặt chẽ với các hoạt động tác chiến của bộ đội địa phương và dân quân du kích, với phong trào đấu tranh cách mạng, đấu tranh chính trị và nổi dậy của quần chúng cả ở thành thị và nông thôn. Chiến tranh du kích rộng lớn chính là cái nền, là chỗ dựa vững chắc của chiến tranh chính quy. Tuy nhiên cần phải khẳng định rằng: Chiến tranh chính quy mới là yếu tố quyết định nhất trong chiến tranh. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, việc tiến hành các chiến dịch trên quy mô khác nhau từ nhỏ đến lớn và các loại hình chiến thuật cho đến một loạt các chiến dịch trong đông xuân 1953 -1954, với đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ mới là nhân tố quyết định thay làm đổi cục diện chiến tranh, quyết định sự kế thúc thắng lợi của cuộc kháng chiến.

Khoa học và nghệ thuật quân sự toàn dân đánh giặc và đánh giặc toàn diện của Đảng trong kháng chiến chống thực dân Pháp còn thể hiện ở việc quán triệt tư tưởng tiến công, đánh địch trên thế mạnh, hãm địch vào thế phòng ngự bị động đối phó. Nghệ thuật quân sự đó còn thể hiện ở việc quán

triệt tư tưởng tích cực tiêu diệt cả sinh lực và phương tiện chiến tranh, cả lực lượng quân sự và lực lượng chính trị của chúng, tích cực, chủ động, kiên quyết, linh hoạt và mưu trí, sáng tạo và bí mật, đánh địch bất ngờ, nắm thời cơ, chọn đúng những hình thức và phương pháp tác chiến, tổ chức và sử dụng lực lượng thích hợp, nâng cao hiệu lực chiến đấu của mọi lực lượng, mọi thứ quân, lấy chất lượng làm chính.

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về kháng chiến toàn diện giai đoạn 1945 - 1954 (Trang 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)