Kháng chiến trên lĩnh vực kinh tế

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về kháng chiến toàn diện giai đoạn 1945 - 1954 (Trang 85)

Theo tư tưởng kháng chiến toàn diện của Hồ Chí Minh, kháng chiến trên lĩnh vực kinh tế cũng là một bộ phận của cuộc kháng chiến. Trong đó, “kinh tế cũng là một mặt trận rất quan trọng. Chúng ta vừa kháng chiến, vừa kiến quốc. Kinh tế lại là một ngành hoạt động tối quan trọng. Bây giờ chúng ta phải có một nền kinh tế kháng chiến. Nền kinh tế đó làm cơ sở cho nền kinh tế kiến quốc” [58, tr. 455]. Hay nói cách khác, đó là quá trình phá hoại kinh tế của địch; ra sức ổn định, tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, xây dựng nền kinh tế của ta, đảm bảo sức sống của nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu kháng

chiến kiến quốc. Để làm được điều này, Người đã chỉ rõ, nhiệm vụ của chúng ta trên lĩnh vực kinh tế là:

1. Đảo loạn hay phá hoại kinh tế bên địch.

2. Đối với bên địch, thi hành chính sách phong tỏa làm cho chúng bị cô lập về kinh tế, không thể mua bán với nước ngoài.

3. Tìm mọi cách ngăn cản bên địch không thể trù liệu được tiền tài hay phẩm vật để sung vào chiến phí.

4. Tổng động viên để có thể thu được hoặc giữ lấy tất cả các nguồn lợi. 5. Dùng mọi phương pháp để trù liệu chiến phí.

6. Thi hành mọi phương sách làm cho nhân dân được sống yên ổn, no đủ trong lúc có chiến tranh. [57, tr.297]

Trong đó, quá trình xây dựng kinh tế ở hậu phương vững mạnh, có đủ sức người, sức của phục vụ cho tiền tuyến là nhiệm vụ chiến lược. Hồ Chí Minh nêu rõ, trong quá trình xây dựng và phát triển hậu phương, cần nỗ lực bồi dưỡng sức dân gồm ba mặt là cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí, thực hiện dân chủ để kháng chiến lâu dài. Đối với một nền kinh tế còn lạc hậu, lại bị chiến tranh và thiên tai tàn phá như nước ta, Người xác định là cách thức tốt nhất là phát động nhân dân thi đua tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm. Mục tiêu của mặt trận kinh tế, được Người xác định rõ là xây dựng nền kinh tế dân chủ nhân dân, bảo đảm đời sống cho các tầng lớp nhân dân trong chiến tranh không bị đảo lộn quá lớn và có khả năng cung cấp ngày càng nhiều cho tiền tuyến. Trong xây dựng, phát triển nền kinh tế mới, Hồ Chí Minh nêu rõ cần kết hợp kháng chiến với kiến quốc, thực hiện “hậu phương thi đua với tiền phương”, coi “ruộng rẫy là chiến trường, cuốc cày là vũ khí, nhà nông là chiến sĩ” [59, tr. 178]; với các khẩu hiệu “tay cày tay súng”, “tay búa tay

súng” để phát động phong trào thi đua sản xuất, ra sức phát triển kinh tế để phục vụ kháng chiến.

Theo tư tưởng kháng chiến toàn diện của Hồ Chí Minh, kháng chiến trên lĩnh vực kinh tế không chỉ đơn giản là phục vụ kháng chiến trước mắt, mà còn là quá trình xây dựng những cơ sở đầu tiên cho quá trình kiến thiết nền kinh tế dân chủ nhân dân của nước ta sau khi giành được độc lập, tự chủ. Vì thế, tùy thuộc vào những điều kiện cụ thể, Người luôn quan tâm và chỉ đạo việc thực hiện những chính sách nhằm phục vụ và đáp ứng sự phát triển của kinh tế nước ta. Trong các ngành kinh tế, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến nông nghiệp, vì thực tế nước ta vẫn là một nước nông nghiệp; bên cạnh đó phải không ngừng chăm lo phát triển tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp. Biểu hiện cụ thể là Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã ban hành nhiều chính sách quan trọng như giảm thuế, chia ruộng đất cho nông dân; xây dựng các cơ sở kinh tế nhà nước và phát triển kinh tế hợp tác xã… Những chính sách này là cơ sở để nhân dân tin tưởng và ủng hộ sự lãnh đạo của Đảng, không chỉ trong quá trình kháng chiến mà cả trong các giai đoạn sau này.

Bên cạnh việc xây dựng và phát triển kinh tế của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta cũng rất coi trọng việc phá hoại kinh tế địch, ngăn địch phá hoại kinh tế ta. Đảng ta nêu rõ: “trong kháng chiến đi đôi với việc mở mang kinh tế quốc dân, phải tùy nơi tùy lúc mà phá hoại và bao vây kinh tế địch một cách có kế hoạch, có hại cho địch mà không có hại cho ta. Giải phóng đến đâu thì tịch tịch thu tài sản của địch đến đó, thủ tiêu kinh tế thực dân của chúng” [31, 439]. Vì thế, trong suốt quá trình thực tiễn đấu tranh, ở các vùng tự do, nhân dân ta luôn đề cao cảnh giác, chủ động ngăn ngừa những âm mưu, hành động phá hoại của địch; ngược lại, ở những vùng tạm chiếm, chúng ta lại không ngừng nỗ lực, tìm mọi cách để phá hủy, làm hư hại cơ sở vật chất,

Tóm lại, trên mặt trận kinh tế, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng nền kinh tế kháng chiến của ta và phá hoại kinh tế của địch. Xây nền kinh tế kháng chiến của ta theo nguyên tắc vừa kháng chiến vừa kiến quốc, kiến quốc để kháng chiến, tự cung tự cấp về mọi mặt. Trong đó, nông nghiệp là ngành được quan tâm hơn cả do nông nghiệp cung cấp phần lớn nhu cầu hàng ngày của nhân dân; phát triển nông nghiệp cũng là chính sách động viên cao nhất sức dân vào kháng chiến. Có thể khẳng định rằng, kháng chiến về mặt kinh tế theo chủ trương của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là mọi hoạt động kinh tế trong kháng chiến đều phải bảo đảm cho mặt trận, cho bộ đội ăn no đánh thắng.

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về kháng chiến toàn diện giai đoạn 1945 - 1954 (Trang 85)