Đấu tranh chính trị là hình thức đấu tranh cơ bản của chiến tranh nhân dân. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chính trị là chỗ mạnh căn bản của ta, là chỗ yếu căn bản của địch. Bởi lẽ, chúng ta tiến hành kháng chiến nhằm bảo vệ nền độc lập và thống nhất đất nước, chống lại ách thống trị của bên ngoài. Cuộc kháng chiến ấy là chính nghĩa, được sự đồng tình và
tham gia của nhân dân cả nước, sự ủng hộ của nhân dân tiến bộ thế giới. Ngược lại, thực dân Pháp là kẻ đi xâm lược nước khác, gây nên chiến tranh phi nghĩa. Cho nên, ngay từ khi bắt đầu, cuộc chiến tranh ấy đã bị nhân dân tiến bộ Pháp và thế giới phản đối. Tuy vậy, trong thực tiễn, với những âm mưu và thủ đoạn của chủ nghĩa thực dân, chúng đã dùng mọi cách để lừa bịp dân chúng, đánh lừa dư luận, gây khó khăn cho ta và cải thiện tình hình chính trị của chúng. Vì thế, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt chú trọng đến mặt trận dấu tranh chính trị nhằm vạch trần bản chất xâm lược, phi nghĩa và các thủ đoạn lừa bịp của thực dân Pháp và phát huy ưu thế chính trị, nêu cao chính nghĩa của ta.
Nội dung cốt lõi đầu tiên trong tư tưởng của Hồ Chí Minh về kháng chiến toàn diện trên mặt trận chính trị là phải tăng cường đoàn kết toàn dân, xây dựng và mở rộng khối liên minh công nông, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, củng cố chính quyền dân chủ nhân dân, củng cố bộ máy lãnh đạo, chỉ đạo kháng chiến.
Để tăng khối đoàn kết toàn dân, cần phải “đem tất cả tinh thần và lực lượng để đưa toàn dân quay về một hướng, nhằm vào một mục đích đánh đuổi thực dân Pháp, làm cho nước thống nhất và độc lập” [24, tr. 167], “mọi hành động của đoàn thể phải nhằm vào mục đích thống nhất dân, được lòng dân, vì dân” [24, tr.78], phải “nghiên cứu tất cả những biện pháp để thực hiện chính sách đại đoàn kết” [24, tr. 349]. Để thực hiện khối đại đoàn kết toàn dân này, Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam (Liên Việt) phải “có sinh hoạt mạnh mẽ thật sự, tượng chưng cho khối kháng chiến dân tộc, tụ họp tất cả các phần tử tiến bộ và các phần tử lừng chừng. Giặc Pháp càng cố chia rẽ khối kháng chiến, chúng ta càng nỗ lực củng cố, tăng cường khối ấy” [24, tr. 350].
Trong vấn đề đảng phái, Hồ Chí Minh chủ trương phải chống tất cả các mưu mô của thực dân Pháp toan chia rẽ khối kháng chiến ra hai khối: quốc
gia và cộng sản, giả danh dùng chiêu bài chống cộng sản để làm suy yếu mặt trận dân tộc kháng chiến của ta. Thông qua những hành động thiết thực, Người lãnh đạo Đảng và nhân dân ta chỉ rõ cho các đảng phải chính trị khác thấy rằng “chúng ta đặt quyền lợi dân tộc trên quyền lợi đảng phải, chúng ta thành thật đoàn kết với họ trong cuộc tranh thủ độc lập, thống nhất cho nước nhà”. “Chúng ta phải lãnh đạo kháng chiến nhưng chúng ta không nhất thiết chiếm hết quyền hành. Chúng ta phải luôn luôn đúng đắn, rộng rãi, thành thật trong chính sách liên minh với các đảng phái khác” [24, tr. 350-351].
Đối với đồng bào tôn giáo, những đối tượng mà kẻ địch chú trọng lôi kéo, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta nhấn mạnh chủ trương tuyên truyền, cổ động, lôi kéo họ quay về với Tổ quốc, làm cho họ thấy chính sách đoàn kết của chúng ta, làm cho họ thấy quyền lợi của họ được bảo đảm chắc chắn trong chế độ dân chủ: “phải làm cho dân chúng rõ mục đích kháng chiến là “cốt đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập và thống nhất cho nước nhà; mang tự do, hạnh phúc lại cho toàn dân. Của cải nhà giàu được coi trọng, đời sống người nghèo được cải thiện; cũng như các quyền tự do dân chủ khác, tự do tín ngưỡng được bảo đảm; đồng bào Trung, Nam, Bắc như một; các dân tộc lớn nhỏ ngang hàng…” [15, tr. 43-44].
Hình ảnh tiêu biểu nhất cho khối đại đoàn kết toàn dân chính là sự lớn mạnh của Mặt trận Việt Minh, sau đó là Mặt trận Liên Việt. Hai tổ chức này là sự đoàn kết thống nhất hết sức rộng rãi, vượt ra ngoài phạm vi các đảng phái để trở thành một sự thống nhất của toàn dân. Sự ra đời của Mặt trận Liên Việt đã đáp ứng đầy đủ nhất những yêu cầu trong xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Nó đã tập hợp, đoàn kết mọi lực lượng có thể đoàn kết, tập trung mọi lực lượng có thể trung lập, phân hóa mọi lực lượng có thể phân hóa, tập trung mũi nhọn đánh đổ kẻ thù chủ yếu nhất của cách mạng là bọn đế quốc xâm lược thực dân Pháp, can thiệp Mỹ. Nhờ
những chinh sách đúng đắn này mà trong các thành phần xã hội tham gia cuộc kháng chiến gian khổ, đã có nhiều người nguyên là Khâm sai, Thượng thư, Tổng đốc trong chế độ cũ; nhiều điền chủ, thân hào, nhiều trí thức, nhà khoa học lớn, nhiều nhà tu hành… Họ đã cùng kề vai sát cánh với những người cộng sản gánh vác công việc đánh giặc, cứu nước theo tiếng gọi đoàn kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Từ các hình thức mặt trận dân tộc thống nhất, Hồ Chí Minh tiếp tục xây dựng và phát triển các lực lượng chính trị có tổ chức để tham gia trong các cuộc đấu tranh chính trị từ thấp đến cao, lẻ tẻ đến tập trung cả về mặt chiến lược, chiến dịch, ở cả cơ sở nông thôn lẫn cơ sở thành thị. Các tổ chức chính trị này được xây dựng trên cơ sở thật thà đoàn kết, thực sự trân trọng sáng kiến và tài năng của các tầng lớp nhân dân, chăm lo thiết thực đến quyền lợi và đời sống mọi thành viên trong toàn dân tộc. Vì thế, lực lượng tham gia kháng chiến đã trở thành một tập hợp bền vững của các lực lượng xã hội có định hướng, có tổ chức, có lãnh đạo; thực sự là lực lượng của cả dân tộc Việt Nam cùng nhau kháng chiến, kiến quốc.
Một khía cạnh khác của mặt trận chính trị trong kháng chiến chống Pháp là việc Hồ Chí Minh rất coi trọng công tác xây dựng và phát huy sức mạnh của chế độ mới. Đây là một nhiệm vụ trọng tâm, mà ngay khi giành được chính quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã bắt tay vào thực hiện. Trong đó, việc tiến hành tổng tuyển cử trong cả nước để kiện toàn bộ máy chính quyền nhà nước cách mạng là một trong những công việc cấp bách nhất: “Tôi đề nghị chính phủ tổ chức càng sớm càng hay cuộc tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu. Tất cả công dân trai gái mười tám tuổi đều có quyền ứng cử và bầu cử, không phân biệt giàu nghèo, tôn giáo, dòng giống” [57, tr. 8]. Nhà nước này là nhà nước của dân, do dân và vì dân với đặc trưng cơ bản là:
Các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho tới các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật.
Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh.
Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta. [57, tr. 56]
Trong quá trình lãnh đạo kháng chiến, Hồ Chí Minh không bao giờ tách rời chính trị với các lĩnh vực khác, như quân sự, kinh tế, hay văn hóa xã hội. Trong đó, Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh mối quan hệ biện chứng giữa chính trị và quân sự. Người luôn khẳng định tư tưởng chính trị quyết định tư tưởng quân sự, đường lối chính trị quyết định đường lối quân sự. Giữa đấu tranh chính trị và đấu tranh quân sự có mối liên hệ biện chứng qua lại lẫn nhau, bởi “thắng lợi quân sự đem lại thắng lợi chính trị. Những thắng lợi chính trị đó sẽ làm cho ta thắng lợi về quân sự to lớn hơn” [59, tr. 322]. Mặt khác, quân sự luôn phải gắn liền và dựa vào việc vận động quần chúng của Đảng, theo định hướng chính trị của cách mạng vô sản. Đấu tranh quân sự phải luôn có mục đích rõ ràng, mang tính chính trị sâu sắc vì “chính trị biểu hiện ra trong lúc đánh giặc”, và quan trọng nhất là “quân sự không có chính trị như cây không có gốc, vô dụng lại có hại” [59, tr. 318]. Do đó, Hồ Chí Minh đề ra nguyên tắc cơ bản là quân sự phải phục vụ chính trị, phục tùng chính trị. Sự khẳng định đó không chỉ tỏ rõ tính nguyên tắc về mối quan hệ giữa quân sự và chính trị mà còn chỉ rõ tính chất giai cấp của đấu tranh vũ trang và lực lượng vũ trang của dân tộc ta; chỉ rõ sự hình thành và phát triển của lực lượng vũ trang và đấu tranh vũ trang trên cơ sở đấu tranh chính trị và lực lượng chính trị; đồng thời chỉ rõ sự thống nhất biện chứng giữa lực lượng
Chí Minh cũng nhấn mạnh rằng, việc tiến hành đấu tranh quân sự và chính trị song song hoặc đưa hình thức nào lên trước, là phải căn cứ vào tình hình cụ thể từng nơi từng lúc mà quyết định. Nhưng nhìn chung toàn cục thì, trong một cuộc chiến tranh, quân sự là việc chủ chốt để thực hiện những mục tiêu và nhiệm vụ chính trị. Thắng lợi quân sự đem lại thắng lợi cho chính trị, thắng lợi chính trị sẽ làm cho thắng lợi quân sự thêm to lớn hơn.
Trong quá trình thực hiện nghệ thuật đấu tranh chính trị, Hồ Chí Minh nhấn mạnh cần phải thực hiện cho tốt những vấn đề chính sau:
Thứ nhất là tổ chức và lãnh đạo nhân dân đấu tranh với các hình thức và quy mô phù hợp, để phối hợp với đấu tranh quân sự chống địch ở khắp mọi nơi, cả ở tiền tuyến lẫn vùng địch hậu, làm cho ngay cả vùng hậu phương của địch cũng thường xuyên mất ổn định, khiến chúng phải phân tán lực lượng để đối phó. Thường xuyên tận dụng thế mạnh chính trị của cách mạng ở vùng nông thôn, trọng điểm là ở các vùng tự do, đông dân cư, gắn với các hoạt động quân sự để phát huy thế tiến công chính trị, chống phá các kế hoạch bình định, vô hiệu hóa bộ máy tề ngụy, củng cố và mở rộng vùng tự do của ta. Ngoài ra, cũng cần tranh thủ lôi kéo, vận động, nhắc nhở đối với những người Việt Nam đang đứng trong hàng ngũ địch trên tinh thần dân tộc, nghĩa đồng bào để họ hiểu ra chính nghĩa, đi theo kháng chiến. Hồ Chi Minh nói: “Năm ngón tay cũng có ngón vắn ngón dài. Nhưng vắn dài đều phải họp nhau lại nơi bàn tay. Trong mấy triệu người cũng có người thế này, thế khác, nhưng thế này hay thế khác đều là dòng dõi của tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng đại độ. Ta phải nhận rằng đã là con Lạc cháu Hồng thì ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc. Đối với những đồng bào lạc lối, lầm đường, ta phải lấy tình thân ái mà cảm hóa họ. Có như thế mới thành đại đoàn kết, có đại đoàn kết thì tương lai sẽ vẻ vang”. [57, tr. 246-247]
Thứ hai là phối hợp những cuộc tiến công chính trị của quần chúng với binh, địch vận, đánh vào tinh thần và tổ chức của địch, tạo nên những suy yếu, rã rời từ ngay trong hàng ngũ địch. Xây dựng cơ sở quần chúng, tạo điều kiện cho đấu tranh quân sự phát triển. Tấn công chính trị, binh, địch vận góp phần quan trọng làm tan rã địch về tinh thần và tổ chức của địch, xây dựng cơ sở quần chúng, tạo điều kiện cho đấu tranh quân sự phát triển. Mặt khác, Hồ Chí Minh cũng nêu rõ, trong đấu tranh chính trị cần vận dụng các hình thức hợp pháp, nửa hợp pháp và bất hợp pháp, đấu tranh có lý, có lẽ, vừa tiến công địch vừa tạo khả năng tự vệ bám trụ và đứng vững khi địch đàn áp hay dụ dỗ, lôi kéo. Khi hàng ngũ địch có mâu thuẫn, chúng ta cần tranh thủ tận dụng những cuộc tranh chấp đấu đá nhau giữa các phe phái, trong bọn tay sai đầu não để mở những cuộc tấn công quy mô lớn làm suy yếu địch về chính trị và tâm lý.
Thứ ba là đấu tranh chính trị là mặt trận quan trọng giúp chúng ta làm rõ tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống xâm lược. Phương châm này bắt nguồn từ quan điểm cho rằng cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới. Vì thế, để tạo sức mạnh lớn nhất cho cuộc kháng chiến, trên cơ sở phải dựa vào sức mình là chính, ta còn phải ra sức tranh thủ sự giúp đỡ tích cực của các nước xã hội chủ nghĩa anh em và nhân dân yêu chuộng hòa bình, công lý trên thế giới, kể cả nhân dân tiến bộ Pháp. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định “ thế là tình hình thế giới dính dáng mật thiết với nước ta. Thắng lợi của phe dân chủ cũng là thắng lợi của ta, mà ta thắng lợi cũng là phe dân chủ thắng lợi” [59, tr. 170]. Đây chính là biểu hiện cho sự quy tụ sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong kháng chiến toàn dân, toàn diện của nhân dân ta. Đó là một nhân tố thắng lợi của đường lối chính trị và đường lối quốc tế đúng đắn của Đảng ta theo tư tưởng chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh.