Môi trường cơ chất nuôi trồng thử nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng quy trình đơn giản trồng nấm mỡ Brasil Agaricus brasiliensis với Compost trong phòng thí nghiệm (Trang 51)

2.1.4.1. Môi trường cơ chất nuôi trồng bịch nhỏ.

Môi trường cơ chất phân gà (viết tắt CCPG): Nguyên liệu gồm mùn cưa + phân gà với tỉ lệ phối trộn khác nhau, có bổ sung CaSO4 1%, CaCO3 1% và urê 0.5 %. Các chất bổ sung được chọn căn cứ theo các chất bổ sung thường dùng trong chế biến compost trồng nấm mỡAgaricus. Cụ thể gồm các loại môi trường cơ chất phân gà + mùn cưa với các tỉ lệ khác nhau như sau:

(1) CCPG 0-1: 100% phân gà.(tỉ lệ mùn cưa : phân gà = 0:1) (2) CCPG 1-4: 80% phân gà. (tỉ lệ mùn cưa : phân gà = 1:4) (3) CCPG 1-3: 75% phân gà (tỉ lệ mùn cưa : phân gà = 1:3)

(4) CCPG 1-2: 66,6% phân gà (tỉ lệ mùn cưa : phân gà = 1:2) (5) CCPG 2-3: 60% phân gà (tỉ lệ mùn cưa : phân gà = 2:3) (6) CCPG 3-4: 57,14% phân gà (tỉ lệ mùn cưa : phân gà = 3:4) (7) CCPG 1-1: 50% phân gà (tỉ lệ mùn cưa : phân gà = 1:1) (8) CCPG 4-3: 42,86% phân gà (tỉ lệ mùn cưa : phân gà = 4:3) (9) CCPG 3-2: 40% phân gà (tỉ lệ mùn cưa : phân gà = 3:2) (10) CCPG 2-1: 33,3% phân gà (tỉ lệ mùn cưa : phân gà = 2:1) (11) CCPG 3-1: 25% phân gà (tỉ lệ mùn cưa : phân gà = 3:1) (12) CCPG 4-1: 20% phân gà (tỉ lệ mùn cưa : phân gà = 4:1) (13) CCPG 1-0: 100% mùn cưa (tỉ lệ mùn cưa : phân gà = 1:0)

Tất cả 13 công thức (lô) cơ chất phân gà trộn mùn cưa đều có bổ sung các chất CaSO4 1%, CaCO3 1% và urê 0.5 % giống nhau. Nguyên liệu trộn đều, kiểm tra độ ẩm đạt 65-70%, rồi cho vào bịch PP 6.5 x 23cm, làm nút bông, khử trùng ở 121oC, 1atm, trong 30 phút. Bảng 2.2: Cơ chất với các tỉ lệ phối trộn Phân gà Mùn cưa 0 1 2 3 4 0 _ 0:1 (ccpg1) _ _ _ 1 1 : 0 1 : 1 1 : 2 1 : 3 1 : 4 2 _ 2 : 1 _ 2 : 3 _ 3 _ 3 : 1 3 : 2 _ 3 : 4 4 _ 4 : 1 _ 4 : 3 _

Môi trường cơ chất phân bò (CCPB): Sử dụng nguyên liệu phân bò trộn mùn cưa theo các tỉ lệ tương tự như với cơ chất phân gà và các chất bổ sung cũng tương tự. Cụ thể có các công thức như sau: (Tỉ lệ phối trộn như Bảng 2.1, nhưng thay phân gà bằng phân bò).

(4) CCPB 1-2: 66,6% phân bò.(tỉ lệ mùn cưa : phân bò = 1:2) (5) CCPB 2-3: 60% phân bò.(tỉ lệ mùn cưa : phân bò = 2:3) (6) CCPB 3-4: 57,14% phân bò.(tỉ lệ mùn cưa : phân bò = 3:4) (7) CCPB 1-1: 50% phân bò.(tỉ lệ mùn cưa : phân bò = 1:1) (8) CCPB 4-3: 42,86% phân bò.(tỉ lệ mùn cưa : phân bò = 4:3) (9) CCPB 3-2: 40% phân bò.(tỉ lệ mùn cưa : phân bò = 3:2) (10) CCPB 3-2: 33,3% phân bò.(tỉ lệ mùn cưa : phân bò = 2:1) (11) CCPB 3-1: 25% phân bò.(tỉ lệ mùn cưa : phân bò = 3:1) (12) CCPB 4-1: 20% phân bò.(tỉ lệ mùn cưa : phân bò = 4:1) (13) CCPB 1-0: 100% mùn cưa (tỉ lệ mùn cưa : phân bò = 1:0)

Tất cả 13 công thức cơ chất phân bò trộn mùn cưa đều có bổ sung các chất CaSO4 1%, CaCO3 1% và urê 0.5 % giống nhau. Nguyên liệu trộn đều, kiểm tra độẩm đạt 65-70%, rồi cho vào bịch PP 6.5 x 23cm, làm nút bông, khử trùng ở 121oC, 1atm, trong 30 phút.

Môi trường cơ chất phân trùn quế (CCPTQ): Sử dụng nguyên liệu phân trùn quế

trộn mùn cưa với tỉ lệ phối trộn như phân gà nhưng thay phân gà bằng phân trùn quế. (1) CCPTQ 0-1: 100% phân trùn quế.(tỉ lệ mùn cưa : phân trùn quế = 0:1) (2) CCPTQ 1-4: 80% phân trùn quế.(tỉ lệ mùn cưa : phân trùn quế = 1:4) (3) CCPTQ 1-3: 75% phân trùn quế.(tỉ lệ mùn cưa : phân trùn quế = 1:3) (4) CCPTQ 1-2: 66,6% phân trùn quế.(tỉ lệ mùn cưa : phân trùn quế = 1:2) (5) CCPTQ 2-3: 60% phân trùn quế.(tỉ lệ mùn cưa : phân trùn quế = 2:3) (6) CCPTQ 3-4: 57,14% phân trùn quế.(tỉ lệ mùn cưa : phân trùn quế = 3:4) (7) CCPTQ 1-1: 50% phân trùn quế.(tỉ lệ mùn cưa : phân trùn quế = 1:1) (8) CCPTQ 4-3: 42,86% phân trùn quế.(tỉ lệ mùn cưa : phân trùn quế = 4:3) (9) CCPTQ 3-2: 40% phân trùn quế.(tỉ lệ mùn cưa : phân trùn quế = 3:2) (10) CCPTQ 3-2: 33,3% phân trùn quế.(tỉ lệ mùn cưa : phân trùn quế = 2:1) (11) CCPTQ 3-1: 25% phân trùn quế.(tỉ lệ mùn cưa : phân trùn quế = 3:1) (12) CCPTQ 4-1: 20% phân trùn quế.(tỉ lệ mùn cưa : phân trùn quế = 4:1)

(13) CCPTQ 1-0: 100% mùn cưa (tỉ lệ mùn cưa : phân trùn quế = 1:0)

Tất cả 13 công thức cơ chất trùn quế trộn mùn cưa đều có bổ sung các chất CaSO4 1%, CaCO3 1% và urê 0.5 % giống nhau. Nguyên liệu trộn đều, kiểm tra độẩm đạt 65-70%, rồi cho vào bịch PP 6.5 x 23cm, làm nút bông, khử trùng ở 121oC, 1atm, trong 30 phút.

2.1.4.2. Môi trường cơ chất nuôi trồng bịch lớn.

Đối với mỗi môi trường, chọn ra ba lô cơ chất có tỉ lệ phối trộn cho mức độ lan tơ

tốt nhất trong thí nghiệm 2, phối trộn, kiểm tra độ ẩm, cho vào bịch PP (25cm x 35 cm), làm nút bông, khử trùng ở 121oC, 1atm, trong 30 phút, lặp lại việc khử trùng 3 lần.

Môi trường cơ chất CCPG :mùn cưa + phân gà. ( 3 lô x 12 bịch, 3 lô x 6 khay)

Môi trường cơ chất CCPB:mùn cưa + phân bò. ( 3 lô x 12 bịch, 3 lô x 6 khay)

Môi trường cơ chất CCPTQ: mùn cưa + phân trùn quế.(3 lô x 12 bịch, 3 lô x 6 khay).

Tổng cộng phần này có: 9lô, 108 bịch và 54 khay . Mỗi bịch 1,5kg cơ chất. mỗi khay 3kg cơ chất. 2.1.5. Môi trường lớp phủ. Các loại lớp phủ gồm: (1) phân bò (2) phân trùn quế (3) đất canh tác (4) đất thải trồng rau mầm (5) xơ dừa (6) than

Các loại lớp phủ gồm phân bò, phân trùn quế, đất canh tác, đất thải trồng rau mầm thêm nước để hơi nhão, ray trên lưới lỗ lớn để tạo ra những viên tròn khoảng lớn hơn hạt bắp. Xơ dừa, than đập vụn, cắt nhỏ lớn hơn hạt bắp. Dùng dung dịch formol 0,05% để phun vào đất nhằm khử trùng đất, phơi khô.

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1. Phương pháp nhân giống sơ cấp và thứ cấp

Phương pháp nhân giống sơ cấp: Từ ống giống Agaricus brasiliensis do phòng thí nghiệm cấp, cấy vào các ống nghiệm chứa môi trường PGA. Sau khoảng 7 – 10 ngày, khi tơ nấm lan đầy ống nghiệm, chọn những ống tơ nấm lan đều, mạnh, không bị nhiễm cất trong tủ lạnh ngăn mát để giữ giống và để làm ống giống nhân giống chuẩn bị cho việc trồng nấm.

Phương pháp nhân giống thứ cấp: Thóc vo sạch, nấu sôi đến khi vừa búp, đổ ra trải lớp cho nguội và ráo nước, cho vào bịch PP 13 x 23cm, làm nút bông, hấp khử

trùng ở 121oC, 1 atm trong 30 phút ( môi trường hạt) Sau 24h, cấy tơ nấm giống từ môi trường PGA.

Sau khoảng 14 ngày khi tơ nấm đã lan đầy bịch thóc, sử dụng làm meo giống cho các thí nghiệm xác định tốc độ lan tơ và nuôi trồng thử nghiệm trên các loại cơ chất theo các tỉ lệ phối trộn cần khảo sát.

2.2.2. Phương pháp xác định mức độ lan tơ nấm trên cơ chất meo.

Trong đợt thí nghiệm đầu tiên này, căn cứ mức độ lan tơ nấm theo chiều dài trên các cơ chất meo khác nhau nhằm để xác định tương đối loại meo tốt nhất.

- Chuẩn bị môi trường hạt:các loại hạt gạo lức, gạo lúa mì, lúa, lúa cám, lúa nảy mầm, bắp, bobo, millet vo sạch, nấu sôi đến khi vừa búp, đổ ra trải lớp cho nguội và ráo nước, cho vào bịch PE 6.5cm x 23 cm, làm nút bông, kí hiệu từng lô môi trường, khử trùng ở 121oC, 1atm, trong 30 phút.

- Chuẩn bị môi trường hạt có bổ sung CaCO3, CaSO4: các loại hạt gạo lức, gạo lúa mì, lúa, lúa cám, lúa nảy mầm, bắp, bobo, millet vo sạch, nấu sôi đến khi vừa búp, đổ ra trải lớp cho nguội và ráo nước. Bổ sung CaCO3, CaSO4 theo tỉ lệ: cứ

11kg hạt đã nấu, trải lớp và cho ráo nước thì bổ sung 120g CaSO4, 40g CaCO3, trộn đều . Cho vào bịch PE 6.5 x 23 cm, làm nút bông, kí hiệu từng bịch từng lô môi trường, khử trùng ở 121oC, 1atm, trong 30 phút.

- Sau khi hấp xong lấy ra để nguội trong 24h. Cấy giống từ môi trường PGA vào từng bịch, giữ ở nhiệt độ phòng. Nơi ủ tơ phải sạch, thoáng mát và không có ánh sáng. Các bịch ủ lan tơ xếp thẳng đứng, không chồng lên nhau thành nhiều lớp.. - Sau 5 ngày cấy giống vào bịch hạt, cứ hai ngày đo độ dài lan tơ của nấm một lần và đo 5 lần. Ghi nhận lại kết quả cho từng bịch, từng lô. Ghi nhận số bịch trong từng lô bị nhiễm.

- Tính độ dài lan tơ trung bình của từng lô. Chọn ra lô nào có độ dài lan tơ nhanh nhất. So sánh độ dài lan tơ của các lô trong môi trường hạt và môi trường hạt có bổ

sung CaCO3, CaSO4. So sánh lô nào dễ nhiễm và lô nào ít nhiễm nhất. Tổng cộng có 16 lô với 160 bịch .

2.2.3. Phương pháp nuôi trồng.

2.3.3.1. Xác định mức độ lan tơ nấm trên cơ chất trồng trong bịch nhỏ.

Thí nghiệm đợt 2 này nhằm xác định mức độ tăng trưởng tương đối qua độ lan tơ

của nấm mỡ Brasil trên các loại cơ chất trồng để chọn lọc loại cơ chất trồng tốt . - Chuẩn bị môi trường trồng (CCPG, CCPB, CCPTQ ở trên) : Cân cơ chất theo

đúng tỉ lệ mà ta cần trộn cho vào thau, sau đó cho thêm nước vào, trộn đều, kiểm tra

độẩm ( khoảng 60%). Cho cơ chất vào bịch PE (6,5cm x 23 cm), nén chặt cơ chất, làm cổ bịch, kí hiệu từng bịch từng lô ( mỗi tỉ lệ ) từng môi trường và hấp khử trùng

ở 1210C, 1 atm trong 30 phút.

- Tương ứng với mỗi tỉ lệ (lô) của mỗi môi trường làm 10 bịch cơ chất.

- Sau khi hấp xong lấy ra để nguội trong 24h, cấy khoảng 5 % giống từ môi trường thóc cho vào từng bịch cơ chất.

- Tất cả bịch để vào phòng ủ tơ, nhiệt độ phòng. Nơi ủ tơ phải sạch và thoáng mát, không có ánh sáng . Tất cả các bịch trong giai đoạn ủ tơ được xếp thẳng đứng trên kệ, không chồng chất lên nhau thành nhiều lớp.

- Sau 7 ngày cấy giống vào bịch cơ chất, cứ hai ngày đo tốc độ lan tơ của nấm một lần và đo 5 lần. Ghi nhận lại kết quả cho từng bịch, từng lô, từng môi trường. Ghi nhận số bịch trong từng lô bị nhiễm.

- Tính độ dài lan tơ trung bình của từng lô. Tương ứng với mỗi môi trường, chọn ra 3 lô có độ dài lan tơ nhanh nhất . So sánh độ dài lan tơ của nấm trên ba môi trường. So sánh môi trường nào dễ nhiễm và môi trường nào ít nhiễm nhất.

Tổng cộng 39 lô với 390 bịch.

2.2.3.2. Xác định lại mức độ lan tơ nấm trên cơ chất trồng trong bịch lớn.

Thí nghiệm đợt 3 này nhằm xác định lại khả năng lan tơ trong bịch cơ chất PP (25cm x 35 cm) và chuẩn bị để thử các loại lớp phủ trồng ra quả thể.

- Chuẩn bị môi trường trồng: Đối với mỗi môi trường ( CCPG, CCPB, CCPTQ), chọn ra ba cơ chất có tỉ lệ cho độ dài lan tơ tốt nhất trong thí nghiệm 2. Cân cơ

chất theo đúng tỉ lệ mà ta cần trộn cho vào thau, sau đó cho thêm nước vào, trộn

đều, kiểm tra độẩm. Cho cơ chất vào bịch PE (25cm x 35 cm), nén chặt vừa cơ

chất, làm cổ bịch, kí hiệu từng lô (mỗi tỉ lệ ) từng môi trường và hấp khử trùng ở

1210C, 1atm trong 30 phút. Lặp lại việc hấp khử trùng 3 lần.

- Tương ứng với mỗi tỉ lệ (lô) của mỗi môi trường làm 12 bịch cơ chất (1,5 kg/ bịch) và 6 khay (30cm x 40cm x 15cm, khay lỗ nhỏ) (3kg/ khay)

Môi trường CCPG:mùn cưa + phân gà. ( 3 lô x 12 bịch , 3 lô x 6 khay)

Môi trường CCPB:mùn cưa + phân bò. ( 3 lô x 12 bịch , 3 lô x 6 khay)

Môi trường CCPTQ:mùn cưa + phân trùn quế.( 3 lô x 12 bịch, 3 lô x 6 khay) - Sau khi hấp xong lấy ra để nguội trong 24h.

- Cấy khoảng 5 % giống từ môi trường thóc cho vào từng bịch cơ chất. Đối với khay, cho 2/3 bịch ( khoảng 1 kg cơ chất) vào khay dàn đều, sau đó cho 1/2 lượng giống vào trải đều, cho tiếp 2/3 bịch lên trên rồi cho 1/2 giống còn lại vào khay, cuối cùng cho 2/3 bịch cơ chất còn lại phủđều lên trên,(tổng cộng khoảng 3kg/ khay), đậy giấy báo trên cùng.

- Để vào phòng ủ tơ . Tất cả đều được giữ ở nhiệt độ phòng. Phòng phải sạch và thoáng mát, không có ánh sáng chiếu trực tiếp. Tất cả các bịch trong giai đoạn ủ

- Sau 7 ngày cấy giống vào bịch cơ chất, cứ hai ngày đo tốc độ lan tơ của nấm một lần và đo 5 lần. Ghi nhận lại kết quả cho từng bịch, từng lô, từng môi trường. Ghi nhận số bịch trong từng lô bị nhiễm.

- Tính độ dài lan tơ trung bình của từng lô. So sánh tốc độ lan tơ của nấm trên ba môi trường. So sánh môi trường nào dễ nhiễm và môi trường nào ít nhiễm nhất.

2.2.3.3. Thử nghiệm các loại lớp phủ và trồng ra quả thể.

Trong thí nghiệm đợt 4 này, thử các loại lớp phủ trên cơ chất trồng trong bịch cơ

chất PP (25cm x 35 cm) và khay (rộng 30 cm x dài 40 cm x cao 15 cm) và trồng ra quả thểđể xác định loại cơ chất trồng và đất phủ tốt .

- Chuẩn bị lớp phủ: các loại lớp phủ gồm phân bò, phân trùn quế, đất canh tác, đất thải trồng rau mầm thêm nước để hơi nhão, ray trên lưới lỗ lớn để tạo ra những viên tròn khoảng lớn hơn hạt bắp. Xơ dừa, than đập vụn, cắt nhỏ lớn hơn hạt bắp. Khử trùng đất bằng dung dịch formol 0,05%, phơi khô.

- Sử dụng các bịch và khay trong thí nghiệm 3.

- Khi tơ lan 2/3 bịch và phủđầy khay thì chuyển qua phòng tưới và tiến hành phủ đất. Phòng cao ráo, thông thoáng, kín gió, đã sát trùng xung quanh bằng vôi bột. - Tháo bịch và rắc lớp phủ lên khắp bề mặt của bịch và khay. Độ dầy lớp đất phủ

khoảng 2cm. Dùng một loại đấp phủđể phủ cho 2 bịch , 1 khay của từng lô từng môi trường như bảng sau. Kí hiệu cho từng bịch, từng khay theo bảng 2.2 sau:

Bảng 2.3. Bảng kết hợp giữa các lô thí nghiệm với các loại lớp phủ. Lớp phủ Phân bò Phân trùn quế Đất canh tác Đất rau mầm Than Xơ dừa Môi trường CCPG Lô 1 Bịch 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Khay 1 2 3 4 5 6 Lô 2 Bịch 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Khay 1 2 3 4 5 6 Lô 3 Bịch 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Môi trường CCPB Lô 1 Bịch 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Khay 1 2 3 4 5 6 Lô 2 Bịch 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Khay 1 2 3 4 5 6 Lô 3 Bịch 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Khay 1 2 3 4 5 6 Môi trường CCPTQ Lô 1 Bịch 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Khay 1 2 3 4 5 6 Lô 2 Bịch 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Khay 1 2 3 4 5 6 Lô 3 Bịch 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Khay 1 2 3 4 5 6

- Tưới nước phun sương ( bằng bình xịt) vào ban ngày, 2 giờ một lần liên tục trong 3 ngày để tạo ẩm. Kiểm tra độẩm của đất phủ. Nếu chưa đủẩm tưới thêm một ngày nữa.

- Phun tưới và chăm sóc nấm sau khi làm ẩm đất phủ. Phòng thoáng, nhiệt độ

phòng khoảng 23- 27oC, độ ẩm 85-95%, ánh sáng tán xạ. Ngày tưới phun sương 3 lần vào 8h, 12h, 4h. Trời mưa ẩm thì không phun.

- Khi phát hiện thấy quả thể nấm bắt đầu xuất hiện lấm tấm như hạt đỗ, hạt ngô màu trắng thì tăng thêm số lần phun tưới là 4 lần.

- Sau khi nụ nấm hình thành và dần đến dạng trưởng thành thì tiến hành thu hái, vừa thu hái vừa tưới chăm sóc lên tục trong 20 ngày. Cân trọng lượng các nụ thu hái được.

- Ghi nhận khối lượng nấm thu được của từng bịch, từng khay mỗi lô mỗi môi trường . So sánh trọng lượng nấm thu được đối với các môi trường khác nhau. So sánh trọng lượng nấm thu được đối với các loại đất phủ khác nhau.

Chương 3- KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN.

Từ ống giống Agaricus brasiliensis do phòng thí nghiệm cấp, cấy vào các ống nghiệm chứa môi trường PGA. Sau khoảng 7 – 10 ngày thì tơ nấm lan đầy ống nghiệm. Sợi tơ mãnh, phân nhánh.

Hình 3.1. Ống giống Agaricus brasiliensis

Chọn những ống có tơ nấm lan đều, mạnh, không bị nhiễm cất trong tủ lạnh ngăn mát để giữ giống và để làm ống giống nhân giống chuẩn bị cho việc trồng nấm.

3.1. Xác định mức độ lan tơ nấm trên cơ chất meo.

Trong đợt thí nghiệm đầu tiên này, căn cứ mức độ lan tơ nấm theo chiều dài trên các cơ chất meo khác nhau ta đã xác định tương đối loại meo tốt nhất.

Kết quả thu được từ 16 lô thí nghiệm với mỗi lô gồm 10 bịch như sau:

Bảng 3.1: Độ dài lan tơ trung bình của nấm trên các cơ chất meo. Lô Cơ chất Độ dài trung bình

lần đo thứ 1 (mm) Độ dài trung bình lần đo thứ 5 (mm) Độ dài lan tơ trung bình (mm/ngày) 1 bắp 19,33 58,44 4,89 2 bắp BS 25,2 76,3 6,39 3 gạo 16,56 50,38 4,23 4 gạo BS 24,7 73,67 6,12 5 Lúa 25,9 77,3 6,43

7 lúa cám 23,1 59,63 4,57 8 lúa cám BS 26,3 69,22 5,37 9 lúa mì 25,1 75,1 6,25 10 lúa mì BS 30,1 90,9 7,6 11 lúa NM 28,9 85,9 7,13 12 lúa NM BS 33,2 99,6 8,3 13 Bobo 16,5 50,86 4,3 14 bobo BS 23,5 69,56 5,76 15 Millet 14,3 42,83 3,57 16 millet BS 15,4 46,5 3,89

Biểu đồ 3.1 : Độ dài lan tơ nấm trung bình (mm/ngày) trên cơ chất meo.

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 bắp gạo lúa lúa cám lúa mì lúa NM bobo millet Cơ chất Độ d à i la n t ơ ( mm) Không bổ sung Bổ sung Nhận xét:

- Kết quả thu được môi trường hạt có bổ sung CaCO3, CaSO4 có tốc độ lan tơ nhanh hơn môi trường hạt không bổ sung CaCO3, CaSO4. Môi trường hạt có bổ sung CaCO3, CaSO4 có độ ẩm và pH được ổn định hơn, tạo điều kiện cho tơ nấm lan tốt hơn.

- Trong các cơ chất meo thì môi trường hạt lúa nảy mầm có độ dài lan tơ nhanh nhất, tiếp theo thứ tự giảm dần là gạo lúa mì, lúa, bắp, gạo, bobo, lúa cám và thấp nhất là millet.

- Như vậy, tùy theo điều kiện có thể sử dụng các môi trường lúa mảy mầm, gạo lúa mì, lúa, bắp có bổ sung CaCO3, CaSO4 làm cơ chất meo.

Hình 3.2: Các cơ chất hạt có bổ sung CaCO3, CaSO4 sau 7 ngày cấy giống.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng quy trình đơn giản trồng nấm mỡ Brasil Agaricus brasiliensis với Compost trong phòng thí nghiệm (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)