Trong đợt thí nghiệm đầu tiên này, căn cứ mức độ lan tơ nấm theo chiều dài trên các cơ chất meo khác nhau nhằm để xác định tương đối loại meo tốt nhất.
- Chuẩn bị môi trường hạt:các loại hạt gạo lức, gạo lúa mì, lúa, lúa cám, lúa nảy mầm, bắp, bobo, millet vo sạch, nấu sôi đến khi vừa búp, đổ ra trải lớp cho nguội và ráo nước, cho vào bịch PE 6.5cm x 23 cm, làm nút bông, kí hiệu từng lô môi trường, khử trùng ở 121oC, 1atm, trong 30 phút.
- Chuẩn bị môi trường hạt có bổ sung CaCO3, CaSO4: các loại hạt gạo lức, gạo lúa mì, lúa, lúa cám, lúa nảy mầm, bắp, bobo, millet vo sạch, nấu sôi đến khi vừa búp, đổ ra trải lớp cho nguội và ráo nước. Bổ sung CaCO3, CaSO4 theo tỉ lệ: cứ
11kg hạt đã nấu, trải lớp và cho ráo nước thì bổ sung 120g CaSO4, 40g CaCO3, trộn đều . Cho vào bịch PE 6.5 x 23 cm, làm nút bông, kí hiệu từng bịch từng lô môi trường, khử trùng ở 121oC, 1atm, trong 30 phút.
- Sau khi hấp xong lấy ra để nguội trong 24h. Cấy giống từ môi trường PGA vào từng bịch, giữ ở nhiệt độ phòng. Nơi ủ tơ phải sạch, thoáng mát và không có ánh sáng. Các bịch ủ lan tơ xếp thẳng đứng, không chồng lên nhau thành nhiều lớp.. - Sau 5 ngày cấy giống vào bịch hạt, cứ hai ngày đo độ dài lan tơ của nấm một lần và đo 5 lần. Ghi nhận lại kết quả cho từng bịch, từng lô. Ghi nhận số bịch trong từng lô bị nhiễm.
- Tính độ dài lan tơ trung bình của từng lô. Chọn ra lô nào có độ dài lan tơ nhanh nhất. So sánh độ dài lan tơ của các lô trong môi trường hạt và môi trường hạt có bổ
sung CaCO3, CaSO4. So sánh lô nào dễ nhiễm và lô nào ít nhiễm nhất. Tổng cộng có 16 lô với 160 bịch .