Nấm mỡ Brasil mọc tốt trên compost được chế biến tương tự nhưđối với nấm mỡ
Agaricus bisporus từ các nguồn nguyên liệu ban đầu lignocellulose chủ yếu như
rơm rạ, thân cành lá ngô, đậu, mía, vỏ hạt bông, lõi ngô, khô dầu...; các loại phân gia súc, gia cầm, phân đạm, phân lân, phân kali; các chất MgSO4, CaSO4, CaCO3. Trong chế biến nguyên liệu thành cơ chất compost cho nấm mỡ, điểm đặc biệt là thường sử dụng các loại phân giàu chất mùn: phân gà, phân bò, phân trùn quế.
Một số công thức phối trộn:
Môi trường sản xuất có thểđược ủ theo một trong các công thức khác sau đây: (1) Rơm lúa 65%, phân khô 15%, vỏ hạt bông 16%, bột thạch cao 1%, urê 0,5%, vôi bột 1%, canxi 1%, supe lân, bánh phân bón 0,5%;
(2) Bã mía 80%, phân bò 15,5%, bột thạch cao 2%, urê 0,5%, vôi 2%;
(3) Rơm ngô (hoặc rơm lúa mì) 80%, phân bò bột 15%, thạch cao bột 3%, vôi bột 1%, bánh phân bón 1%, urê 0,4% (hoặc amoni sunfat 0,8%);
(4) Phân gia súc khô (lợn, trâu, bò) 55% ,rơm rạ khô 40% , khô dầu 2 - 3% , CaSO4 1%, Supe lân 0,5% , nước khoảng 160%
(5) Phân gà (40% ẩm) 800 kg , rơm rạ khô 1000 kg , CaSO4 75 kg , nước 5000 lít (6) Rơm rạ 1000 kg , phân gà 100 kg , CaSO4 10 – 20 kg , nước đủđộẩm 65%. Sau đây là ví dụ về chế biến compost, mà nguyên liệu chủ yếu là rơm rạ.
Lên men pha I: Các nguyên liệu sau khi thấm nước đủ độ ẩm, trộn đều được ủ
thành đống để lên men pha I. Sau 3 ngày ủ, nhiệt có thể lên tới 70 - 75oC. Ở nhiệt
độ này đa số các vi sinh vật (trừ bào tử của chúng), các loại côn trùng, tuyến trùng cũng đều chết hết. Các xạ khuẩn ưa nhiệt sẽ hoạt động mạnh mẽở nhiệt độ cao này, làm phân huỷ các chất cao phân tử thành các đường phân tử thấp, mà sợi tơ nấm dễ
hấp thu. Ủ nguyên liệu là khâu đầu tiên rất quan trọng.
Các đống ủđược đảo trộn để tạo điều kiện lên men hiếu khí, cứ 3 ngày 1 lần và cả
quá trình gồm 3 -5 lần đảo trộn. Trong 3 lần đảo trộn đầu có bổ sung một số chất phụ gia. Ở lần 1: Nhấn chìm rơm rạ trong nước vôi 1 -2% từ 3 - 5 phút và bổ sung urê ((NH2)2CO) 5 Kg/tấn rơm khô bằng cách rắc xen từng lớp rơm rạ; có thể phủ
nylon. Ở lần 2: Sau 3 ngày, gỡ nilon ra đảo trộn trên xuống dưới trong ra ngoài, rắc phân lân (thermophotphat) 30 kg phân lân nung chảy cho 1 tấn rơm khô. Lần 3 thay phân lân bằng CaCO3 25 Kg/ 1 tấn rơm . Lần 4 và 5 chỉđảo trộn sau mỗi 3 ngày mà không bổ sung chất phụ gia.
Thời gian ủ tổng cộng là 15 ngày. Mỗi lần đảo trộn cần kiểm tra độẩm nguyên liệu. Chú ý khi đảo đống ủ cần giảm chiều dài và tăng thêm chiều cao cho đống ủ.
Cho compost vào vật chứa: Sau khi hoàn thành quá trình ủ như vừa nêu, có thể nói rơm rạ thành cơ chất compost cho nấm. Compost có thể vào các khay, giàn kệ hay túi nylon lớn và khử trùng bằng hơi nước sôi, rồi cấy meo nấm vào cho hệ sợi tơ
nấm phát triển. Chiều cao lớp cơ chất là 20 – 22 cm. Các hình dưới đây mô tả một kiểu giàn kệ.
Lên men pha II: Kiểu lên men này được ứng dụng từ những năm 1970, mà thực chất là khử trùng ở nhiệt độ không cao 50-600C, nên còn gọi là khử trùng Pasteur tuy với thời gian dài 4-7 ngày. Nhờ kiểu lên men này mà trồng nấm mỡ đạt kết quả
chắc chắn như nuôi nấm men bánh mì, nên nó được áp dụng ở tất cả các cơ sở sản xuất nấm mỡ quy mô công nghiệp. Mục đích chính là tạo điều kiện cho các xạ
khuẩn ưa nhiệt (thermophiles) phát triển làm chuyển hóa nguyên liệu ban đầu sau khi ủ thành cơ chất có tính chọn chỉ thuận tiện cho hệ sợi tơ nấm tăng trưởng và
đồng thời diệt các sinh vật khác có hại. Quy trình bằng thổi hơi nước nóng trực tiếp vào buồng chứa nguyên liệu và tiến hành như sau: (1) Sau khi thổi hơi nước nóng nhiệt độ phòng đạt 570 C, duy trì nhiệt độ này 5 giờ; (2) Sau 5 giờ, lập tức thông gió
để đưa không khí sạch bên ngoài vào, nếu có chỗ nào trong compost đạt trên 600C thì tiếp tục thông gió để hạ xuống 570C, nếu nhiệt độ các giàn hạ dưới 570 C thì ngưng thông gió. Trong thời gian lên men pha II, cứ 3 giờ thông gió một lần, mỗi lần 15 phút. Tuỳ nhiệt độ không khí bên ngoài có thể mở 2 – 3 cửa sổ nếu không
ảnh hưởng đến nhiệt độ giàn. (3) Qua 3, 4 ngày ở 50-600C nhiệt độ phòng (buồng ) khử trùng từ từ hạ xuống; sau 5, 6 ngày đạt 400 C, lập tức thông gió mạnh để hạ
nhiệt dộ xuống bình thường, kết thúc lên men. Sau 7 ngày có thể cấy meo giống nấm vào compost.
1.4.3.3. Cấy meo giống và ủ lan tơ nấm
Thường sử dụng meo hạt, bóp cho hạt tơi ra và rắc vào những đường rãnh cào trên bề mặt luống, sâu đến 2/3 lớp compost. Sau cùng phủ một lớp mỏng nguyên liệu lên trên bề mặt luống, dầy khoảng 1,0 - 1,5 cm để giữẩm. Đến ngày thứ 15, khi thấy có sợi tơ nấm trắng lan đều trên compost thì bắt đầu giai đoạn tạo lớp phủ.
Hình 1.12: Sợi tơ nấm đang lan trên bề mặt
Hình 1.13. Ngay trước khi phủ đất - Sợi tơ nấm lan đầy mặt giàn 1.4.4.4. Lớp phủ bề mặt cho ra nấm.
Đặc điểm riêng chỉ chuyên cho công nghệ trồng nấm mỡ Agaricus là khi hệ sợi tơ
nấm lan đầy khối cơ chất thì trên bề mặt phải có một lớp phủ với chiều dày khoảng 2-3 cm thì nấm mới ra quả thể tốt. Đây là công đoạn không thể thiếu được cho trồng nấm mỡ, khác hẵn với công nghệ trồng các loại nấm không sử dụng compost đã thành chất mùn. Có thể dùng nhiều loại nguyên liệu khác nhau (đất, phân trùn, than bùn trộn đá vôi mịn,..) để làm lớp phủ cho ra quả thể. Những người trồng nấm ở
Pháp và các nước châu Âu dùng lớp phủ gồm 50% đá vôi nhỏ (3-5 mm) + 50% than bùn, được khử trùng Pasteur như compost. Than bùn làm lớp phủ cho kết quả ra nấm tốt nhất lấy từ một vùng ở Đức, được đóng bao có đề chữ “Activator” (chất hoạt hóa). Tuy nhiên, nhiều nơi ở châu Á, như ở Việt Nam, dùng đất hay vật liệu khác làm lớp phủ: Rắc đất đã tạo ra thành từng hạt, từng viên to bằng khoảng hạt ngô phủ lên khắp bề mặt của luống. Độ dầy lớp đất phủ khoảng 1,0-1,5 cm. Tuyệt
1.4.3.5. Chăm sóc, các yếu tố môi trường
Nhiệt độ: Nhiệt độ hệ sợi nấm có thể phát triển ở trong khoảng 10-370C, tốt nhất là
ở 23-270C. Nhiệt độ ra quả thể là 16-330C, nhưng tốt nhất là 18-250C. Nấm mỡ
Brasil có thể trồng được ở nước ta từ miền Bắc đến miền Nam quanh năm, do khả
năng chịu được nhiệt độ cao. Khi rét dưới 100C thì sợi nấm không mọc, dưới 190C sợi nấm sinh trưởng chậm. Với nhiệt độ 290C tuy sợi nấm mọc rất nhanh nhưng lại rất yếu và dễ lão hóa. Trên 300C, sợi nấm bắt đầu mọc chậm lại. Tại 370C, sợi nấm bị chết khô. Khi nhiệt độ quá 250C quả thể vẫn hình thành nhưng cuống dài và dễ
xòe mũ nấm.
Độẩm: Độ ẩm nguyên liệu nuôi cấy sợi tơ nấm tốt nhất là vào khoảng 58,5% (ứng với tỷ lệ 1 nguyên liệu : 4 nước). Độ ẩm tương đối thích hợp nhất để phát triển sợi nấm là 60-85%, để sản sinh quả thể là 85-95%. Độ ẩm của lớp đất phủ nên là 60- 65%. Cần trang bị các ẩm kế trong phòng trồng nấm.
Ánh sáng: Sợi nấm phát triển tốt khi không có ánh sáng, và khi hình thành quả thể
thì cần một chút ánh sáng tán xạ.
Thông khí: Agaricus brasiliensis là một loại nấm trồng cần thông khí mạnh cho sự
phát triển hệ sợi tơ nấm và ra thể quả.
Độ chua pH: pH thích hợp cho sự phát triển của hệ sợi tơ nấm là 4,5-8,5; nhưng tốt nhất là 6-7. Khi hình thành quả thể, tốt nhất nên duy trì pH vào khoảng 6,5-7,5 và pH của lớp đất phủ nên là 7.
1.4.3.6. Thu hái và bảo quản
Nấm ở dạng búp, khi mép tai nấm chưa bung ra, được thu hái, chọn quả thể to hái trước. Một tay giữ phần đất sát chân nấm, một tay đặt vào chân nấm nhổ thẳng lên cho ra cả phần rễ. Hái nấm xong nếu thấy bề mặt luống có chỗ nào bị lõm xuống thì phải dùng đất dự trữ bổ sung vào. Sau khi hái mỗi đợt phải phun nước ngay để giữ ẩm.
Nấm mỡ Brasil có thể ăn tươi hoặc khô. Để bảo quả tươi có thể giữ lạnh ở 3-50C trong vài tuần. Nấm có thể phơi hặc sấy khô cho vận chuyển thuận lợi hơn.
Dưới các điều kiện tự nhiên, nấm A. brasiliensis có thể trồng 2 vụ mỗi năm. Mỗi vụ
thu hái 3 đợt. Tùy điều kiện khí hậu, có thể xác định thời điểm gieo meo giống, mà sau 50 ngày từ lúc gieo có thể thu hoạch nấm.
Chương2-
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
Chủng nấm mỡ Brasil Agaricus Brasiliensisđược phân lập từ quả thể nấm do Th.S. CổĐức Trọng trồng ra và sau đó lưu giữở phòng thí nghiệm Chuyển hoá sinh học trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên Tp.HCM. Các thí nghiệm được thực hiện tại PTN Chuyển Hoá Sinh Học – Bộ môn Công Nghệ Sinh Học Thực Vật và Chuyển Hoá Sinh Học – Khoa Sinh – Đại học Khoa học Tự nhiên TP. HCM. Thời gian thực hiện: từ tháng 6/ 2008 đến tháng 12/2009
Quá trình nghiên cứu để xây dựng quy trình nuôi trồng đơn giản với các cơ chất chủ
yếu là phân chuồng được thử nghiệm qua các bước: làm meo giống, chọn cơ chất cho kết quả tốt nhất và thử nghiệm các loại đất phủ. Việc chế biến nguyên liệu ban
đầu thành cơ chất compost cho trồng nấm mỡ Agaricus theo quy trình chuẩn phổ
biến rất phức tạp, có mùi hôi, thời gian ủ dài và mặt bằng rộng. Ở đây, do các điều kiện hạn chế của phòng thí nghiệm quy trình nuôi trồng được gọi là đơn giản, vì phân chuồng hoai coi nhưđã qua giai đoạn ủ và ít mùi hôi, được thay thế.
2.1. VẬT LIỆU THÍ NGHIỆM
2.1.1. Nguyên liệu cho meo giống và nuôi trồng
Nguyên liệu cho meo giống thứ cấp (cấp II và meo sản xuất): chủ yếu là các hạt ngủ cốc như gạo lức, gạo lúa mì, lúa, cám gạo, lúa nảy mầm, bắp hạt, hạt bobo, hạt millet.
Nguyên liệu trồng: mùn cưa cao su, phân trùn quế, phân bò, phân gà. Thành phần các loại phân có thể tóm tắt như sau:
Phân trùn quế: Phân trùn là loại phân hữu cơ, được tạo thành từ phân trùn nguyên chất, là loại phân thiên nhiên giàu dinh dưỡng cho nấm trồng, chứa hơn 50% chất mùn. [43]. Sau khi ăn các loại chất thải hữu cơ, trùn quế sẽ cho ra nguồn phân hữu cơ (vermicompost) sạch và đồng nhất. Phân trùn có màu nâu sẫm, dạng đất mùn, có
lẫn trứng và ấu trùng của trùn quế. Phân trùn là loại phân hữu cơ tự nhiên duy nhất hiện nay có chứa đầy đủ hàm lượng các chất cần thiết cho các loại cây trồng.
Phân gà: Mỗi con gà một năm thải 50 – 60 kg phân tươi. Do đó, lượng phân gà ở
các trung tâm, trang trại, xí nghiệp nuôi gà là rất nhiều. Gà ăn thức ăn hỗn hợp tinh, tỉ lệ tiêu hoá khoảng trên 60%, tỉ lệ chưa tiêu hoá còn lại khá lớn, thải ra trong phân. Tỉ lệ đạm trong phân gà khô chiếm tới 40% (trong khi đó tỉ lệ đạm trong hạt đậu tương 40 - 45%). Việc chế biến lại phân gà để có nguồn thức ăn bổ sung giàu đạm trong chăn nuôi gia súc mang ý nghĩa quan trọng hoặc làm phân bón cho rau và cây trồng rất tốt.
Phân bò: Thành phần một số chất căn bản như nêu trong bảng 2.1. sau.
Bảng 2.1: Thành phần một số chất căn bản của phân bò [39]
Thành phần các chất H2O N P2O5 K2O CaO MgO
Hàm lượng 83,1% 0,29% 0,17% 1,00% 0,35% 0,13%
Ngoài ra còn có các nguyên tố vi lượng
Sử dụng bón cho cây trồng. Thức ăn để nuôi trùn quế.
Nguyên liệu lớp phủ: phân bò khô, phân trùn quế, xơ dừa, than, đất canh tác, đất thải trồng rau mầm. (chi tiết hơn về 3 loại phân chuồng xem phụ lục)
2.1.2. Dụng cụ và thiết bị-Ống nghiệm 160x16 mm -Ống nghiệm 160x16 mm - Erlen 100ml - Bao PP cỡ 19cm x 28cm, 13cm x 23cm, 6.5cm x 23cm, 25cm x 35cm. - Bông mỡ - Cổ nút nhựa
- Chai thuỷ tinh (chai nước biển)
- Autoclave
- Tủ sấy
-Tủ cấy vô trùng
- Nhiệt kế
- Dao mổ số 7, lưỡi dao số 11
- Que cấy móc -Đĩa Petri - Phễu lọc - Bếp điện - Lò viba - Bình định mức - Pipet -Đèn cồn
2.1.3. Các loại môi trường meo nấm .
2.2.3.1. Môi trường phân lập, giữ giống và giống sơ cấp (cấp I)
- Môi trường thạch khoai tây (PGA): 200g khoai tây , gọt vỏ, bào mỏng, thêm nước, nấu sôi nhừ, lọc lấy nước và bổ sung thêm vào 20g glucose, 20 g agar, nước cất vừa đủ 1000ml. Khử trùng ở 121oC, 1 atm, trong 30 phút [7],[8].
- Môi trường Raper: peptone (2g), cao nấm men (yeast extract) (2g), MgSO4.7H2O (0.5g), K2HPO4 (1.0g), glucose (20g), agar (20g), nước cất (1000ml). Khử trùng ở
121oC, 1atm trong 30 phút [7],[8].
2.1.3.2. Môi trường meo giống thứ cấp
- Môi trường meo lúa: Thóc vo sạch, nấu sôi đến khi vừa búp, đổ ra trải lớp cho nguội và ráo nước, cho vào bịch PP 13cm x 23cm, làm nút bông, khử trùng ở
121oC, 1atm, trong 30 phút [7].
-Môi trường meo các loại hạt khác nhau: Gồm gạo lức, gạo lúa mì, lúa, lúa cám, lúa nảy mầm, bắp, bobo, millet. Cách làm tương tự như môi trường thóc ở trên, nhưng bỏ vào bịch PP 6.5 cm x 23cm, kí hiệu từng lô môi trường.
- Môi trường meo hạt có bổ sung CaCO3, CaSO4: Tương tự môi trường hạt nhưng bổ sung thêm CaCO3, CaSO4: cứ 1 kg hạt đã nấu, trải lớp và cho ráo nước thì bổ
sung 120g CaSO4, 40g CaCO3. Trộn đều rồi cho vào bịch PP 6.5cm x 23cm, kí hiệu từng lô môi trường.
2.1.4. Môi trường cơ chất nuôi trồng thử nghiệm 2.1.4.1. Môi trường cơ chất nuôi trồng bịch nhỏ. 2.1.4.1. Môi trường cơ chất nuôi trồng bịch nhỏ.
Môi trường cơ chất phân gà (viết tắt CCPG): Nguyên liệu gồm mùn cưa + phân gà với tỉ lệ phối trộn khác nhau, có bổ sung CaSO4 1%, CaCO3 1% và urê 0.5 %. Các chất bổ sung được chọn căn cứ theo các chất bổ sung thường dùng trong chế biến compost trồng nấm mỡAgaricus. Cụ thể gồm các loại môi trường cơ chất phân gà + mùn cưa với các tỉ lệ khác nhau như sau:
(1) CCPG 0-1: 100% phân gà.(tỉ lệ mùn cưa : phân gà = 0:1) (2) CCPG 1-4: 80% phân gà. (tỉ lệ mùn cưa : phân gà = 1:4) (3) CCPG 1-3: 75% phân gà (tỉ lệ mùn cưa : phân gà = 1:3)
(4) CCPG 1-2: 66,6% phân gà (tỉ lệ mùn cưa : phân gà = 1:2) (5) CCPG 2-3: 60% phân gà (tỉ lệ mùn cưa : phân gà = 2:3) (6) CCPG 3-4: 57,14% phân gà (tỉ lệ mùn cưa : phân gà = 3:4) (7) CCPG 1-1: 50% phân gà (tỉ lệ mùn cưa : phân gà = 1:1) (8) CCPG 4-3: 42,86% phân gà (tỉ lệ mùn cưa : phân gà = 4:3) (9) CCPG 3-2: 40% phân gà (tỉ lệ mùn cưa : phân gà = 3:2) (10) CCPG 2-1: 33,3% phân gà (tỉ lệ mùn cưa : phân gà = 2:1) (11) CCPG 3-1: 25% phân gà (tỉ lệ mùn cưa : phân gà = 3:1) (12) CCPG 4-1: 20% phân gà (tỉ lệ mùn cưa : phân gà = 4:1) (13) CCPG 1-0: 100% mùn cưa (tỉ lệ mùn cưa : phân gà = 1:0)
Tất cả 13 công thức (lô) cơ chất phân gà trộn mùn cưa đều có bổ sung các chất CaSO4 1%, CaCO3 1% và urê 0.5 % giống nhau. Nguyên liệu trộn đều, kiểm tra độ ẩm đạt 65-70%, rồi cho vào bịch PP 6.5 x 23cm, làm nút bông, khử trùng ở 121oC, 1atm, trong 30 phút. Bảng 2.2: Cơ chất với các tỉ lệ phối trộn Phân gà Mùn cưa 0 1 2 3 4 0 _ 0:1 (ccpg1) _ _ _ 1 1 : 0 1 : 1 1 : 2 1 : 3 1 : 4 2 _ 2 : 1 _ 2 : 3 _ 3 _ 3 : 1 3 : 2 _ 3 : 4 4 _ 4 : 1 _ 4 : 3 _
Môi trường cơ chất phân bò (CCPB): Sử dụng nguyên liệu phân bò trộn mùn cưa theo các tỉ lệ tương tự như với cơ chất phân gà và các chất bổ sung cũng tương tự. Cụ thể có các công thức như sau: (Tỉ lệ phối trộn như Bảng 2.1, nhưng thay phân gà bằng phân bò).
(4) CCPB 1-2: 66,6% phân bò.(tỉ lệ mùn cưa : phân bò = 1:2) (5) CCPB 2-3: 60% phân bò.(tỉ lệ mùn cưa : phân bò = 2:3) (6) CCPB 3-4: 57,14% phân bò.(tỉ lệ mùn cưa : phân bò = 3:4) (7) CCPB 1-1: 50% phân bò.(tỉ lệ mùn cưa : phân bò = 1:1) (8) CCPB 4-3: 42,86% phân bò.(tỉ lệ mùn cưa : phân bò = 4:3) (9) CCPB 3-2: 40% phân bò.(tỉ lệ mùn cưa : phân bò = 3:2) (10) CCPB 3-2: 33,3% phân bò.(tỉ lệ mùn cưa : phân bò = 2:1) (11) CCPB 3-1: 25% phân bò.(tỉ lệ mùn cưa : phân bò = 3:1) (12) CCPB 4-1: 20% phân bò.(tỉ lệ mùn cưa : phân bò = 4:1) (13) CCPB 1-0: 100% mùn cưa (tỉ lệ mùn cưa : phân bò = 1:0)
Tất cả 13 công thức cơ chất phân bò trộn mùn cưa đều có bổ sung các chất CaSO4 1%, CaCO3 1% và urê 0.5 % giống nhau. Nguyên liệu trộn đều, kiểm tra độẩm đạt 65-70%, rồi cho vào bịch PP 6.5 x 23cm, làm nút bông, khử trùng ở 121oC, 1atm,