Khái niệm tâm lý nông dân.

Một phần của tài liệu Thái độ của nông dân đối với nghề nông trong giai đoạn chuyển đổi kinh tế hiện nay (Trang 46)

1.5.1. Định nghĩa.

Tâm lý nông dân là một hiện tượng tâm lý xã hội của tầng lớp người trong xã hội là giai cấp nông dân, được hình thành trong qúa trình sống, lao động, làm việc trong quan hệ tác động qua lại lẫn nhau của người nông dân. Tâm lý nông dân là các hiện tượng ý thức, tình cảm, tâm trạng ước muốn, nhu cầu, thói quen, tập quán, động cơ, thái độ, hứng thú, sở thích, xu hướng...của tầng lớp nông dân, được hình thành dưới ảnh hưởng trực tiếp của cuộc sống hành ngày lấy sản xuất nông nghiệp làm chủ đạo. Cuộc sống này đã chi phối thái độ, hành vi, ứng xử của họ.

Tâm lý nông dân là các hiện tượng, ý thức, tâm trạng, nhu cầu của các hoạt động của tầng lớp nông dân được hình thành và ảnh hưởng trực tiếp của cuộc sống hành ngày, lấy sản xuất nông nghiệp làm chủ đạo chính từ đó chi phối hành vi, thái độ của người nông dân.

Tâm lý nông dân nảy sinh trên cơ sở giống nhau về điều kiện kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hoá, xã hội, ngôn ngữ, tín ngưỡng, phong tục, tập quán và trải qua hàng ngàn năm lịch sử. Những hiện tượng tâm lý nông dân đã trở thành những đặc điểm mang tính phổ biến và ổn định. Thông qua chiến đấu và lao động sản xuất- với tư cách là những hoạt động cộng đồng và hoạt động cá nhân chống lại thiên tai, địch hoạ - những đặc điểm tâm lý nông dân, trong những chừng mực khác nhau, đã phát triển ở các mặt nhận thức, tình cảm, ý chí, nhu cầu, năng lực, tính cách, xu hướng, nhân cách. Tính cộng đồng lẫn tính cá nhân đều có điều kiện để phát triển một cách phù hợp nhất, đáp ứng những đòi hỏi lớn lao của sự nghiệp dựng nước và giữ nước [12 tr165].

1.5.2. Đặc trưng tâm lý nông dân Việt Nam qua các thời kỳ phát triển của nền kinh tế Việt Nam.

 Đặc điểm tâm lý nông dân thời kỳ nền kinh tế tiểu nông:

Nền kinh tế tiểu nông đã tồn tại hàng ngàn năm ở Việt Nam. Người nông dân có suy nghĩ và nếp sống về sản xuất chỉ quanh quẩn trong vòng tự cung, tự cấp, hoàn toàn dựa vào điều kiện tự nhiên và sức lực của con người. Vì thế, tâm lý người nông dân có những đặc điểm như sau:

- Yêu hoà bình, kiên cường, yêu nước, đoàn kết, cố kết cộng đồng (vì phải chống lại thiện tai), vì là lực lượng quan trong trong các cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm, coi trọng nghề nông, ghét thương nghiệp (khi làm đường chỉ làm đường làm quan và đi cày). Khúm núm, nhu nhược, sợ hãi không sáng tạo, tiếp thu cái mới chậm...

- Tình yêu lao động, cần cù, chăm chỉ trong công việc đồng áng một nắng hai sương, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời… để duy trì sức sống.

- Tình yêu thương con người, quý trọng con người, “ người ta là hoa của đất”, đùm bọc, cưu mang, khoan dung, độ lượng, “thương người như thể thương thân”.

- Tình yêu quê hương, bản quán, gắn bó với nơi chôn rau, cắt rốn, với mồ mả tổ tiên. Dù có đi đâu cũng nhớ về quê cha đất tổ, nhớ tới anh em, họ mạc, không quên hàng xóm láng giềng.

- Tình yêu đất nước, bất khuất, kiên cường sẵn sàng hy sinh vì đại nghĩa để bảo vệ giang sơn, giữ dìn độc lập và tự chủ cho Tổ quốc, không chịu khuất phục trước kẻ thù xâm lược, dũng cảm, mưu trí, anh hùng.

- Giản dị, chất phác trong lối sống, chân thành, khiêm tốn trong ứng xử, tiết kiệm trong sinh hoạt, trong đạo đức, nặng tình nghĩa trong quan hệ người với người.

- Thông minh, sáng tạo, lạc quan, yêu đời bởi vì, Việt Nam nằm giữa đầu mối giao lưu văn hoá Bắc- Nam và Đông - Tây, nên con người xưa nay có điều kiện giao lưu học hỏi, tiếp thu và cải biến cái hay, cái đẹp của người thành của riêng mình.

Ngoài những đức tính tốt đẹp, họ còn có bộc lộ những tiêu cực đã định khuôn:

- Thiển cận, do phạm vi giao lưu hạn chế nên thiếu tầm nhìn xa, trông rộng, thấy trước mắt, khống thấy lâu dài, thấy bộ phận, không thấy toàn cục.

- Địa phương chủ nghĩa, cục bộ, bản vị, khép kín trong nội bộ làng xã, thiên vị với họ mình, làng mình để phân biệt với họ khác, làng khác, miền khác.

- Tuỳ tiện, thiếu kỷ luật, thiếu tỏ chức, được chăng hay chớ, đánh trống bỏ dùi, ưa nhàn nhã, thích hội hè, ít quý trọng thời gian.

- Bình quân chủ nghĩa, chia đều, hoà tan vào cộng đồng, dựa dẫm vào số đông của họ mình, làng mình, ít bộc lộ cá tính, thiếu trách nhiệm cá nhân.

"Con người nông dân ấy ít có thay đổi trong một xã hội bình lặng, yên ả, tiếp nối hàng ngàn năm dưới chế độ phong kiến”. [12 tr 165]

 Đặc điểm tâm lý nông dân thời kỳ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung

Nền kinh tế hàng hoá tập trung với cơ chế hành chính bao cấp, dựa trên hai hình thức sở hữu toàn dân và tập thể đã làm nảy sinh và phát triển tinh thần tập thể, ý thức trách nhiệm, tính tổ chức kỷ luật của người nông dân. Nhưng cũng chính nó đã tạo điều kiện phát triển tâm lý: “bình quân”, “cá mè một lứa”, thụ động, dựa dẫm, ỷ lại vào cấp trên…Trong điều kiện hợp tác xã nông nghiệp làm ăn kém hiệu quả, đời sống thấp thì ở người nông dân nản sinh tâm lý chán chường và thờ ơ với công việc.

 Đặc điểm tâm lý nông dân thời kỳ nền kinh tế thị trường:

Nền kinh tế trong thời kỳ đổi mới, nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN dựa trên sự đa dạng về sở hữu và khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế. Nông nghiệp từ tự túc chuyền sang sản xuất hàng hoá. Có thể nói chính sách đổi mới toàn diện đất nước đã làm cho xẫ hội phát triển ổn định và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế giao lưu văn hoá. Chính hiện thực sống động đó đã làm biến đổi tâm lý của người nông dân theo chiều hướng tích cực. ở đây, niềm tin vào chế độ, tính tích cực lao động, ý thức, về trách nhiệm công dân ngày càng tăng rõ rệt trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

 Trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn cùng với kinh tế thị trường, người nông dân vẫn giữ những nét tâm lý của thời gian trước, nhưng có thêm những đặc điểm tâm lý mới:

- Bước đầu hình thành tư duy “sản xuất hàng hoá”. Hiện nay, chúng ta có hàng loạt chủ trương chính sách đối với nông thôn, nông nghiệp như chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển ngành nghề, hỗ trợ về vốn, vện tư kỹ thuật, cải tiến cơ sở hạ tầng đẩy mạnh việc áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp đã làm cho nếp suy nghĩ cũ dần thay đổi. Người nông dân không chỉ chuyên canh lúa mà tuỳ theo những đặc điểm riêng của từng địa phương đưa chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thuỷ sản…thành những nghề chính. Những nghề truyền thống bắt đầu được phát triển ở nông thôn. Người nông dân đã có thu nhập hàng hoá họ bán được. Họ bắt đầu tham gia vào nền kinh tế hàng hoá, vào hoạt động kinh doanh. Kinh doanh phải tính tới vốn, lãi, chất lượng, cạnh tranh…và biết bao vấn đề phức tạp nữa để duy trì và phát triển sản xuất. Như vậy, trong hoạt động sản xuất, với những điều kiện khác nhau, tư duy của người nông dân đang chuyển dần từ tư duy “tự cung, tự cấp” sang tư duy “sản xuất hàng hoá”, dù hàng hoá đó là sản phẩm tiểu thủ công hay sản phẩm nông nghiệp. Tư duy ấy được nảy sinh trong điều kiện của nhu cầu phát triển và tăng trưởng sản xuất. Đó là một biến đổi lớn trong tâm lý. Có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển của nông thôn ta vốn bao năm trì trệ.

Mức độ biến đổi này tuỳ thuộc vào những điều kiện hiện hữu của từng vùng, từng địa phương. Tình hình ấy đã tạo nên sự khác biệt trong quá trình phát triển của các vùng, các địa phương về mọi mặt. Bởi vậy, tạo nên những điều kiện khách quan cần thiết để thúc đẩy sự biến đổi mạnh mẽ trong tâm

lý, ý thức trong công cuộc đổi mới nông thôn ngày nay. Đó chính là quan hệ biểu hiện giữa tâm lý, ý thức con người và tồn tại khách quan.

- Bước đầu phát triển tư duy lý tính, khoa học. Trong thời gian dài, những năm nước ta đang trong điều kiện của nền kinh tế tiểu nông rồi đến nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, mọi hoạt động trong sản xuất cũng như trong đời sống vẫn cứ diễn ra theo những tâạp quán cố hữu khó thay đổi, mọi cố gắng ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, không vượt qua nổi sức cản của hàng rào tâm lý cũ, dù chỉ là những cải tiến nhỏ trong thao tác. [8]

Một phần của tài liệu Thái độ của nông dân đối với nghề nông trong giai đoạn chuyển đổi kinh tế hiện nay (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)