Nghiên cứu thực tiễn.

Một phần của tài liệu Thái độ của nông dân đối với nghề nông trong giai đoạn chuyển đổi kinh tế hiện nay (Trang 59)

2.2.1. Mẫu nghiên cứu.

Khách thể nghiên cứu của đề tài là những người nông dân trực tiếp lao động trong nghề nông.

Mẫu nghiên cứu được lựa chọn như sau:

Bước 1: Chọn địa điểm điều tra ở xã Thượng Hiền là một xã thuần nông thuộc huyện Kiến Xương, tình Thái Bình.

Bước 2: Khảo sát về các gia đình làm nghề nông tại địa phương

Bước 3: Khảo sát tại 4 thôn và chọn ngẫu nhiên 350 nông dân. Chọn 7 cán bộ lãnh đạo xã.

Chúng tôi phát 350 phiếu trưng cầu ý kiến, thu về được 307 phiếu hợp lệ. 2.2.2. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu.

Bảng 1: Mô tả mẫu nghiên cứu

Tiêu chí Số lƣợng Tỷ lệ %

Tổng số 307 100

Nghề nghiệp hộ

gia đình Thuần nông

220 71.7

Hỗn hợp 87 28.3

Điều kiện kinh tế hộ gia đình Nghèo 27 8.8 Trung bình 201 65.5 Khá 75 24.4 Giàu 4 1.3 Trình độ học vấn Tiểu học - THCS 185 60.3 THPT - CĐ, ĐH 122 39.7 Độ tuổi Thanh niên (18 - <35 tuổi) 100 32.6 Trung niên ( 35 - < 60 tuổi) 107 34.8 Người già ( 60 - <70 100 32.6

tuổi)

Giới tính Nam 157 51.1

Nữ 150 48.8

2.2.3. Xây dựng công cụ nghiên cứu.

Để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu, chúng tôi sử dụng các phương pháp: thu thập thông tin, điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn trực tiếp, nghiên cứu tài liệu, quan sát, thống kê toán học.

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu:

Trong thời gian nghiên cứu, chúng tôi sử dụng các tài liệu và các bài báo của các cơ quan sau: Viện Tâm lý học, Viện Nghiên cứu con người, Viện Xã Hội học, Khoa tâm lý học (trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội), Trường Đại học khoa học xã hội nhân văn Thành Phố Hồ Chí Minh, Một số trang web trên mạng internet, Các tài liệu về các văn kiện, chính sách của Đảng và Nhà nước, Các nghị quyết của Ban lãnh đạo xã Thượng Hiền, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. ... để xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.

Đây là phương pháp chính mà chúng tôi sử dụng để thut thập số liệu cho đề tài.

Cấu trúc bảng hỏi gồm 2 phần:

Phần I: Nhưng nét chính về khách thể nghiên cứu: độ tuổi, trình độ học vấn, hoàn cảnh kinh tế.

Phần II: Tìm hiểu về thái độ của nông dân bằng cách đo 3 thành phần (nhận thức,tình cảm, hành vi) của thái độ.

Có 2 loại bảng hỏi:

Loại 1: Bảng hỏi dành cho người nông dân

Loại 2: Bảng hỏi để phỏng vấn những cán bộ lãnh đạo địa phương.

- Phương pháp quan sát.

Đây là quá trình tri giác có chủ định, có kế hoạch, có sử dụng các phương tiện cần thiết nhằm thu thập thông tin về đối tượng nghiên cứu qua một số biểu hiện : hành động, giao tiếp, nét mặt, cảm xúc, hành vi ... trong môi trường sống của con người.

Chúng tôi tiến hành quan sát người nông dân trong quá trình tiếp xúc trực tiếp khi họ thực hiện kỹ năng làm nông và quá trình chúng tôi trực tiếp phỏng vấn họ.

- Phương pháp phỏng vấn sâu:

Chúng tôi sử dụng phương pháp này để thu thập thông tin về tình cảm, nhận thức, hành vi của nông dân và làm rõ hơn nữa nôi dung của bảng hỏi,

Chúng tôi tiến hành phỏng vấn 7 cán bộ Xã, 15 người nông dân. - Phương pháp thống kê toán học

Để xử lý phiếu điều tra, chúng tôi sử dụng phần mềm SPSS 11.5

Chúng tôi thống kê định lượng theo %; thống kê định tính theo thang điểm và rút ra điểm trung bình.

- Phương pháp nghiên cứu chân dung tâm lý: Nghiên cứu chân dung tâm lý của 3 người dân và 1 cán bộ lãnh đạo xã.

Một phần của tài liệu Thái độ của nông dân đối với nghề nông trong giai đoạn chuyển đổi kinh tế hiện nay (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)