51.1 16.6 4 Nghề nông làm cho nền kinh tế

Một phần của tài liệu Thái độ của nông dân đối với nghề nông trong giai đoạn chuyển đổi kinh tế hiện nay (Trang 79)

4 Nghề nông làm cho nền kinh tế

chậm phát triển 131 42.7 105 34.2 71 23.1 1.8 5 Không làm nông thì người nông

dân có thể sống bằng các nghề khác

124 106 77 2

40.4 34.5 25.1 Nhận định đúng:1,2,3,5, nhận định sai: 4 Nhận định đúng:1,2,3,5, nhận định sai: 4

Nhận định: “Nghề nông góp phần phát triển kinh tế quốc gia” có 31.3% „Hoàn toàn đồng ý”; 27.7% “Đồng ý một phần” và 41% trả lời “Không đồng ý” điểm trung bình 1.9 điểm (mức cao); xếp vị trí 5.

Trong số 96 người trả lời “Hoàn toàn đồng ý”, thì có đến 89 người là ở độ tuổi trung niên và tuổi già.

Như vậy, đa số thanh niên nhận thức chưa đúng về vai trò to lớn của nghề nông, trong sự phát triển kinh tế quốc gia. Những người trung tuổi trở lên đã gắn bó lâu dài với nghề nông, nên phần nào hiểu biết về nghề, và đánh giá đúng: “Nghề nông góp phần phát triển kinh tế quốc gia”.

Chúng tôi tiến hành kiểm tra độ chính xác của kết quả trả lời của nông dân bằng nhận định : “Nghề nông làm cho nền kinh tế nước ta chậm phát triển” có đến 42,7% “Hoàn toàn đồng ý”; 34.2% “Đồng ý một phần”; 23.1% “Không đồng ý”; điểm trung bình 1.8( mức khá); xếp vị trí 5. Con số thống kê này, đã cho độ chính xác khá cao về kết quả trả lời nhận định “Nghề nông góp phần phát triển kinh tế quốc gia”. Chúng tôi xin giải thích vấn đề trên như sau: người nông dân xã Thượng Hiền có trình độ văn hoá thấp, ít tiếp xúc với các phương tiện truyền thông đại chúng, không hiểu biết về nền kinh tế vĩ mô nên hiểu sai về vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế nước ta.

Trên đây là nhận thức của nông dân, về vai trò của nghề nông, trong nền kinh tế quốc gia, về nhận thức của nông dân về vai trò của nghề nông trong cuộc sống của họ thể hiện như sau:

Với 2.11 điểm (mức cao), xếp vị trí 2, nhận định: “Người nông dân sống bằng nghề nông” hầu hết nông dân được hỏi đồng ý với nhận định này.

Nhận định " Không làm nông thì người nông dân có thể sống bằng

các nghề khác" đạt 2 điểm (mức cao), xếp vị trí 3. Hai nhận định có khoảng

30% trả lời “Hoàn toàn đồng ý”, 30% trả lời “Đồng ý một phần”, còn lại là trả lời “Không đồng ý”. Như vậy đa số người nông dân nhận thức đúng về hai nhận định trên. Do xã Thượng Hiền là một xã thuần nông nên người

nông dân chỉ làm nông để sinh sống, ngoài ra có một số nghề phụ nhưng hiện nay không phát triển nên chủ yếu nông dân làm nông.

Nhiều người nông dân đã phát biểu ý kiến của mình về vấn đề này:

Không làm nông thì biết làm gì bây giờ? Sống bằng nghề nông không phát đạt nhưng cũng đủ nuôi sống. Tôi nuôi con cái tôi bằng nghề nông,

bây giờ chúng nó phương trưởng cả đấy. Ông Ph 65 tuổi, thôn Trung Quý.

Riêng với nhận đinh “ Không làm nông thì người nông dân có thể sống bằng các nghề khác” đa phần là những người làm thuần nông “Không đồng ý”, còn những người làm hỗn hợp các nghề thì trả lời“Đồng ý” với nhận định này. Thanh niên có quan niệm: ngoài nghề nông thì phải làm thêm các nghề khác mới đủ chỉ trả cho cuộc sống. Số lượng 75 thanh niên trả lời hoàn toàn đồng ý nhận định “ Không làm nông thì người nông dân có thể sống bằng các nghề khác” đã chứng minh cho điều này.

Mùa thì vẫn cấy lúa để lấy thóc ăn,, lúc nông nhàn chị đi bán đồng

nát còn anh đi làm thợ xây. Chỉ làm nông thì sống không nổi" Chị T 29 tuổi,

thôn Đông Khánh.

Nước ta là một nước nông nghiệp, nền văn hoá lúa nước đã theo dân tộc ta từ hàng nghìn năm nay. Vì thế, những người nông dân - những người gắn bó mật thiết với nền văn hoá lúa nước và trực tiếp làm nên nét văn hoá đó - hiểu rất rõ về vai trò của nghề nông trong nền văn hoá Việt Nam. với nhận định "Nghề nông duy trì văn hoá truyền thống cho dân tộc Việt Nam", 51.1% nông dân đựơc hỏi đồng ý một phần, 32% hoàn toàn đồng ý, chỉ có 16.6% không đồng ý, điểm trung bình 2.15 (mức cao), xếp vị trí số 1.

Chúng tôi hỏi trực tiếp một số nông dân tại địa phương: “ Tại sao bạn lại nói nghề nông duy trì văn hóa cho dân tộc Việt Nam?” .

Những nông dân được hỏi có cùng một câu trả lời: Vì chúng tôi thường xuyên tổ chức lễ hội về nghề nông.

" ở làng mình, mặc dù người dân có trình độ văn hoá thấp, làng ta là một làng có những phong trào văn hoá truyền thống rất tốt như làm thơ, đặt vè, chơi cờ, ... nên sự am hiểu về văn hoá của nông dân rất tốt. Khi cháu hỏi

câu này thì ai cũng hiểu cả". Chị H, 46 tuổi, Phó hội trưởng hội phụ nữ Xã.

Trong số 51 người trả lời “Không đồng ý” với ý kiến trên có tới 51 người là thanh niên. Chúng tôi kết luận, phân nửa số thanh niên tại xã am hiểu không tốt về những nét văn hoá truyền thống và đánh giá chưa tốt vai trò của nghề nông trong việc duy trì văn hoá truyền thống. Có một số thanh niên được hỏi cho rằng:

"Nghề nông là nghề chán đời nhất, nghèo nhất, duy trì văn hoá thì phải có tiền thì mới duy trì được chứ!"

Còn phần lớn người trung tuổi và người già nhận thức tốt về những nét đẹp trong văn hoá lúa nước.

Đứng vị trí cao nhất là nhận định số 3 với 2.15 điểm, ở vị trí 2 nhận định số 4 với 2.11; vị trí 3 là nhận định số 5 với 2.0 điểm; vị trí 4 là nhận định số 1 với 1.9; vị trí 5 là nhận định sô 4 với 1.8 điểm.

Tóm lại: tất cả nhận định đều có số điểm trung bình từ 1.8- 2.15 điểm; các nhận định trên có dưới 50% số người được hỏi nhận thức đúng. Như vậy, qua điều tra, chúng tôi thấy rằng: Sự nhận thức của người nông dân về Tầm quan trọng của nghề được xếp vào loại dười mức trung bình. Kết quả này nhắc nhở chúng ta cần phải đẩy mạnh công tác tư tưởng, nhận thức của người nông dân với chính nghề nông của họ. Thanh niên nhận thức chưa đúng về tầm độ quan trọng của nghề nông. Đa phần những câu trả lời thể hiện nhận thức đúng về mức độ quan trọng của nghề là của những người trong 2 nhóm tuổi là trung niên và người già.

3.1.1.4. Đánh giá mức độ phát triển của nghề hiện nay.

Cùng với sự phát triển của khoa học công nghề, hệ thống pháp luật,... đã kéo theo sự thay đổi của các nghành nghề. Nghề nông nước ta đang ngày càng phát triển và gặt hái được nhiều thành công đáng kể.

Qua điều tra chúng tôi thấy, có khoảng 50% nông dân tại địa phương đánh giá nghề nông nước ta đang phát triển tốt, khoảng 50% còn lại cho rằng nghề nông nước ta chậm phát triển. Như vậy, hầu hết người nông dân nhận thức chưa tốt về mức độ phát triển của nghề nông.

Phần lớn nông dân có sự đồng tình với việc thay đổi cơ cấu nghề của Đảng và Nhà nước. Điều này thể hiện qua kết quả trả lời ý kiến của nông dân về nhận đinh : “Nghề nông nước ta bị thay thế bằng các nghề khác trong cơ cấu nghề của Việt Nam”, điểm trung bình 1.8, xếp vị trí 3, có đến 40.3% "Hoàn toàn đồng ý", 38.8% "Đồng ý một phần", 20.9% "không đồng ý".

Bảng 7: Đánh giá mức độ phát triển của nghề nông.

STT Các nhận định Các nhận định Mức độ ý kiến ĐTB Hoàn toàn đồng ý Đồng ý một phần Không đồng ý N % N % N % 1 Nghề nông đang phát triển tốt. 128 41.4 49 15.9 130 42.7 2 2 Nghề nông đang bị thay

thế bằng các nghề khác trong cơ cấu nghề.

124 119 64 1.8 40.3 38.8 20.9 3 Nghề nông đang chậm phát triển. 131 49 127 1.98 42.7 15.9 41.4 Nhận định đúng: 1;2. Nhận định sai: 3

Nhận định số 1 đạt 2 điểm, nên được xếp vị trí 1; vị trí 2 dành cho nhận định số 3 với 1.98 điểm, vị trí cuối cùng là nhận định 2 với 1.8 điểm.

Không có sự khác biệt giữa các lứa tuổi về nhận thức mức độ phát triển của nghề nông.

Tóm lại: mặc dù, các nhận định đều có số điểm từ khá đến cao, nhưng kết quả điểm trung bình của 3 nhận định trên là từ 1.8-2 điểm; 41% số người nhận thức đúng về các nhận định này. Như vậy, chỉ có chưa đến một nửa số nông dân trong nhóm nhận thức đúng về mức độ phát triển của nghề.

3.1.1.5. Nhận thức những khó khăn và những thuận lợi của nghề nông

Nghề nông nước ta đang phát triển tốt do có những thuận lợi từ khoa học công nghệ, pháp luật, đặc biệt là sự chỉ đạo của chính quyền và lực lượng lãnh đạo. Chúng tôi tìm hiểu về nhận thức của nông dân về những mặt thuận lợi của nghề nông.

Bảng 8: Nhận thức những mặt thuận lợi của nghề nông.

STT Các nhận định Mức độ ý kiến Các nhận định Mức độ ý kiến ĐTB Hoàn toàn đồng ý Đồng ý một phần Không đồng ý N % N % N %

1 Nghề nông được ban lãnh đạo quan tâm.

141 137 29 2.36

Một phần của tài liệu Thái độ của nông dân đối với nghề nông trong giai đoạn chuyển đổi kinh tế hiện nay (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)