Khái niệm nghề.

Một phần của tài liệu Thái độ của nông dân đối với nghề nông trong giai đoạn chuyển đổi kinh tế hiện nay (Trang 52)

1.7.1.Định nghĩa nghề:

Nghề là một lĩnh vực được nhiều khoa học quan tâm nghiên cứu, không chỉ là tâm lý học. Vậy nghề được hiểu như thế nào.

- “Nghề là công việc chuyên làm theo sự phân công của xã hội”, “còn nghề nghiệp là nghề nói chung” (Nguyễn Như ý - Đại từ điển tiếng việt – Nxb văn hoá thông tin - 1998).

- Từ điển Larouse của Pháp định nghĩa: “Nghề là hoạt động thường ngày được thực hiện bởi con người nhằm tự tạo nguồn thu nhập cần thiết để tồn tại”.

- Tác giả Phạm Tất Dong trong cuốn “Nghề nghiệp tương lai” (1978) đã định nghĩa: “Nghề là nhóm những công việc có chuyên môn gần nhau”.

- Theo K.Limôp E.A: “Nghề là một lĩnh vực sử dụng sức lao động cơ bắp và tinh thần của con người một cách có giới hạn cần thiết cho xã hội (do sự phân công lao động mà có) nó tạo ra kỹ năng cho người sử dụng lao động của mình để thu lấy những phương tiện cần thiết cho sự tồn tại và phát triển.

Như vậy, một nghề phải tồn tại bốn yếu tố sau:

- Nghề tồn tại và phát triển do sự phân công lao động của xã hội. - Người lao động tiêu hao năng lượng thần kinh, cơ bắp trong quá trình lao động.

- Để người lao động đáp ứng những đòi hỏi của nghề cần phải được đào tạo hoặc tự đào tạo để có kiến thức hình thành các kỹ năng, kỹ xảo và các phẩm chất tâm lý cần thiết. [27]

Từ các định nghĩa về nghề, chúng tôi đưa ra định nghĩa về nghề như sau: Nghề là công việc con người làm hàng ngày để sinh nhai theo sự phân công của xã hội. Trong quá trình hoạt động nghề, con người sử dụng sức lao động cơ bắp và tinh thần của mình để lao động tạo ra sản phẩm lao động phục vụ cho cuộc sống của con người. Những người làm trong nghề cần có các kỹ năng, kỹ xảo và những phẩm chất tâm lý cần thiết trong lĩnh vực đó thông qua một quá trình đào tạo hoặc tự đào tạo.

1.7.2. Đặc điểm của hoạt động nghề - Tính tương đối của hoạt động nghề.

Cũng như tất cả các dạng hoạt động nói chung của con người, hoạt động nghề bao giờ cũng nhằm chiếm lĩnh một đối tượng cụ thể như: thế giới vật thể, con người...

- Tính mục đích của hoạt động nghề.

Mục đích của hoạt động được hình thành và phát triển trong quá trình con người lao động, nó được cụ thể hoá ra trong từng tình huống và các điều kiện nhất định và từ đây cũng xác định các phương thức cụ thể để giải quyết từng nhiệm vụ cụ thể (thao tác).

- Tính chủ thể hoạt động nghề.

Ngày nay, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật công nghệ đã làm biến đổi cơ bản về nội dung lao động của con người. Nhưng máy móc không thể đảm đương vai trò chủ thể của con người trong hoạt động nghề nghiệp mặc dù máy móc có sức làm việc ổn định, khả năng hoạt động nhanh, độ chính

xác cao, khả năng lưu truyền xử lý thông tin tốt.máy móc. Và máy móc cũng không thể thay thế con người trong các tình huống bất ngờ, môi trường làm việc thông tin không đầy đủ, đòi hỏi sự ứng biến trước các tình huống, sự thích ứng mềm dẻo...

- Tính gián tiếp của hoạt động nghề.

Trong hoạt động lao động nói chúng và hoạt động nghề nghiệp nói riêng thì tính gián tiếp của hoạt động được thể hiện rõ nét nhất. Chính các cộng cụ lao động: từ quốc, xẻng... đến Computer ngày càng làm cho các quá trình lao động của con người chuyên môn hoá, sản phẩm lao động của từng người lại trở thành tư liệu lao động cho người khác ở các khâu khác. [27]

Một phần của tài liệu Thái độ của nông dân đối với nghề nông trong giai đoạn chuyển đổi kinh tế hiện nay (Trang 52)