49.5 47.9 4 Nghề nông được truyền kinh

Một phần của tài liệu Thái độ của nông dân đối với nghề nông trong giai đoạn chuyển đổi kinh tế hiện nay (Trang 68)

4 Nghề nông được truyền kinh

nghiệm từ thế hệ trước nên nông dân không cần phải học nghề tại các cơ sở đào tạo nghề.

125 99 83

1.86

40.7 32.2 27

5 Làm nghề nông có nhiều thời gian rảnh rỗi

18 64 225

2.67 5.9 20.8 73.3

6 Nghề nông không cần nhiều vốn đầu tư

114 47 146

2.1 39.2 15.3 45.5 7 Nghề nông thu hút nhiều lao động

tham gia

117 108 82

2.11 38.1 35.1 26.8

8 Nghề nông phụ thuộc vào kế hoạch sản xuất của chính quyền địa phương và nhà nước

267 23 17

2.81

87 7.5 5.5

Những nhận định đúng lần lượt có số thứ tự là: 1;2;7;8, những nhận định sai: 3;4;5;6.

Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã và đang định hướng sự phát triển của nghề nông. Chúng ta đã gặt hái được nhiều thành công như: Do ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến nên năng suất nông nghiệp tăng mạnh, tiết kiệm sức lao động... Nước ta xuất khẩu gạo đứng thứ II trên thế giới và xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản có giá trị kinh tế cao. Nghề nông luôn theo kế hoạch sản xuất chung của chính quyền. Vì thế, nhân dân, nhất là nông dân

rất tin tưởng và luôn làm theo định hướng của Nhà nước về sự phát triển nghề nông. Với 2.81 điểm (mức cao) nhận định “Nghề nông phụ thuộc vào kế hoạch sản xuất của chính quyền địa phương và nhà nước” được xếp ở vị trí thứ 1. Theo điều tra của chúng tôi, có đến 87% nông dân hoàn toàn đồng ý với nhận định này.

Mặc dù thời gian làm nông đã được rút ngắn hơn, nhưng người nông dân vẫn quan niệm làm nông tốn rất nhiều thời gian. Nhận định “Làm nghề nông có nhiều thời gian rảnh rỗi” được xếp vị trí 2 với 2.67, thống kê định lượng có tới 73% “Không đồng ý”; 5.9% “Hoàn toàn đồng ý”. Khi chúng tôi phỏng vấn những người nông dân “ Làm nghề nông có nhiều thời gian rảnh rỗi không?” thì hầu hết những người được phỏng vấn đều trả lời là “Không” . ý kiến của một số nông dân :

" Không mệt triền miêm cả năm, nhưng vẫn phải mất nhiều thời gian chăm sóc lúa. Nuôi một con lợn và con gà vẫn tốn rất nhiều công sức lắm!"

Bác H thôn Trung Quý.

Như vậy, mặc dù nông dân có nhiều thời gian nhàn rỗi hơn trước. Nhưng vấn đề là ở chỗ: người ta chưa tận dụng triệt để thời gian nhàn rỗi đó một cách hợp lý. Và các cấp quản lý lao động vẫn chưa khai thác triệt để tiềm năng của họ.

Nhận định xếp thứ 3 đạt 2.57 điểm : “Nghề nông là nghề chân lấm tay bùn, vất vả, tiêu phí sức lao động rất cao” có 68.4% đưa ra ý kiến “Hoàn toàn đồng ý”; chỉ có 11.1% “Không đồng ý” nhận định này.

Người Việt Nam chúng ta đều cho rằng: nghề nông là nghề chân lấm tay bùn, vất vả tiêu phí sức lao động rất cao. Tuy hiện nay, chúng ta đã tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn, đã giải phóng nhiều sức lao

động trên đồng ruộng cho người nông dân như máy cày, bừa, gặt,... Những công việc lao động của họ, cho dù được máy móc hỗ trợ, nhưng người nông dân vẫn phải bỏ ra rất nhiều công sức lao động khi làm việc (mà có những phần việc không có bất cứ một loại máy móc tối tân nào có thể giúp họ được như cấy lúa, chăm sóc lúa, phun thuốc sâu...).

Đã làm nông, người nông dân phải tiếp xúc thường xuyên với đất ruộng, cày, bừa, be bờ, tát nước... Trước đây, những công việc đó được làm suốt năm (một vụ lúa diễn ra trong 6 tháng) nhưng hiện nay, người nông dân không cần phải đầu tư nhiều thời gian như trước để chăm sóc lúa.

Nghề nông không vất vả như ngày xưa chỉ việc đem lúa về nhà

không mệt triền miên cả năm nhưng độc hại, thuốc sâu thuốc sia rồi thuốc

diệt cỏ...hại người lắm. (ý kiến của ông Ph 65 tuổi thôn Trung Quý).

Những công việc nhà nông cần sử dụng nhiều sức lao động cơ bắp như cày, bừa, gieo mạ, nhổ mạ... Vì thế, những người nông dân ở mọi lứa tuổi hiểu được điều này nên phần lớn họ đã đồng ý với nhận định trên.

Xếp vị trí 4 với 2. 45 điểm là nhận định “ Nghề nông dễ làm”. Hầu hết, người nông dân không đồng tình với nhận định này. Khi thống kê ý kiến của họ chúng tôi đã thu được kết quả: 2.6% trả lời “Hoàn toàn đồng ý”; 49% trả lời : “Đồng ý một phần”; 47.9% “Không đồng ý”. Thực ra, nghề nông đòi hỏi người lao động phải có kỹ năng và hiểu biết tốt về nghề như: cách chọn giống lúa phù hợp với chất đất, cách gieo mạ sao cho tốt v.v... Một số người nông dân cho rằng làm nông không dễ dàng chút nào.

"Dễ gì mà dễ! lúa nhà thím Luân bông sai chĩu, còn lúa nhà cô Phương thì hạt lưa thưa lắm! Không biết cách chọn giống lúa và cách chăm sóc tốt thì

cũng chẳng thu được bao nhiêu thóc" (Bà H 65 tuổi, thôn Trung Quý)

Nghề nông thu hút nhiều lao động tham gia. ở nước ta, trước đổi mới có 80% lao động làm nghề nông, năm 2005 là 56,1% lao đông toàn quốc làm nông nghiệp. Hiện nay, chúng ta đang chuyển dịch cơ cấu lao động (chuyển một phần lao động nông nghiệp sang làm trong công nghiệp và dịch vụ) nhằm mục đích phát triển toàn diền nền kinh tế và cân bằng lao động giữa các nghành nghề. Nhưng hiện tại, chúng ta vẫn có hơn một nửa dân số làm nông nghiệp. Vì thế, nhận định “Nghề nông thu hút nhiều lao động tham gia” vẫn rất phù hợp với hoàn cảnh đất nước hiện nay.

Kết quả điều tra nhận thức của nông dân về nhận định: “Nghề nông thu hút nhiều lao động tham gia”: 38.1% trả lời “Hoàn toàn đồng ý; 35.1% đã trả lời “Đồng ý một phần”; còn lại 26.8% thì trả lời “ Không đồng ý”. Nhận định này có số điêm trung bình 2.11 điểm ( đạt mức cao) xếp vị trí 5.

Có một số nông dân được chúng tôi trực tiếp phỏng vấn đã đưa ra ý kiến:

" Ngày xưa có nhiều lao động tham gia nghề nông, nhưng bây giờ bọn trẻ làng này đi hết rồi! Mà cũng không cần chúng nó, có các loại máy móc

rồi nên chỉ cần ít người làm thôi". ( Bà T 57 tuổi, thôn Trung Quý)

"Vẫn thu hút nhiều lao động tham gia đấy! Vì là một xã thuần nông nên không làm nông thì người nông dân biêt làm gì đây!Nhưng chủ yếu vẫn

là lao động già" (Đồng chí Phó chủ tịch Xã)

Qua phân tích số liệu và những ý kiến trực tiếp của nông dân, chúng tôi thấy rằng phần lớn những người nông dân nhận thức tốt về vấn đề này. Xã Thượng Hiền là một xã thuần nông nên số lượng người làm nghề nông vẫn rất lớn ( 34%) nông dân đã quan sát trực tiếp hàng ngày và họ hiểu rằng: Nghề nông thu hút nhiều lao động.

Xếp vị trí 6 với 2.10 điểm, nhận định: “Nghề nông không cần nhiều vốn đầu tư” có 45.5% nông dân trong nhóm khảo sát trả lời “Không đồng ý”, tính thêm 15.3% trả lời “Đồng ý một phần”, thì chúng tôi cho rằng: những người nông dân đều có suy nghĩ làm nông tốn nhiều vốn đầu tư.

Người nông dân bỏ ít vốn làm nghề nông, nhưng so với thu nhập khá thấp từ nghề thì số vốn mà họ bỏ ra là rất lớn. Nhiều người nông dân được hỏi không đồng ý với nhận định “Nghề nông không cần nhiều vốn đầu tư”. Một số ý kiến của nông dân về vấn đề trên:

Mỗi năm phải đầu tư hết nhiều tiềtn lắm chứ! chi phí cho nghề

nông cao lắm! Nào là thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, đạm, lân... mọi chi phí

đều đắt” (Bà H 67 tuổi thôn Trung Quý)

"...làm nông với mô hình tốt thì phải có vốn, vay chỉ được 5 triệu, chẳng đủ làm nên chúng tôi không có lưng vốn thì không ai dám làm."

(ông Ph 65 tuổi thôn Trung Quý)

Trong số 39.2% trả lời “Hoàn toàn đồng ý” thì số thanh niên chiếm 80%. Như vậy, nhận thức của phần lớn thanh niên về khía cạnh chi phí cho nghề nông là chưa tốt.

Xếp thứ 7 là nhận định : “Nghề nông thoải mái về tinh thần” với 1.61 điểm. Từ trước đến nay, chúng ta vẫn có quan niệm rằng: nghề nông chỉ cần sức lao động cơ bắp, không cần nhiều đến tri thức, không mệt mỏi về tinh thần. Nhưng kết quả điều tra của nông dân về nhận định “Nghề nông thoải mái về tinh thần” thì hoàn toàn trái ngược, có đến 53 % nông dân không đồng ý với nhận định này, có 22.5% đồng ý một phần với nhận định và 24.4 % hoàn toàn đồng ý về nhận định trên. Như vậy, hầu hết người nông dân đều

cho rằng: “Làm nông không thoải mái về tinh thần”. Và khi chúng tôi hỏi một số nông dân câu hỏi trên thì nhận được những câu trả lời về vấn đề này:

" Thoái mái làm sao được, suốt ngày ngoài đồng rồi, tối về lại lo mai bón phân gì, phun thuốc sâu loại gì. Ngày bình yên thì không sao, ngày bão bùng, hạn hán, sâu bệnh... là mất toi công chăm sóc. Cứ khi nào gặt lúa về,

đổ thóc vào cót thì mới tạm yên tâm là mình có thóc mà ăn". (Chị L 34 tuổi

thôn Tây Phú).

Căng thẳng lắm! chăm sóc cây lúa đã vất vả như thế, khi có hạt

thóc rồi thì không biết giá gạo có cao không hay lại thấp.". (Bác Ph 65 tuổi,

thồn Tây Phú).

Nhận định “Nghề nông được truyền kinh nghiệm từ thế hệ trước nên nông dân không cần phải học nghề tại các cơ sở đào tạo nghề” xếp vị trí 8 với 1.86 điểm (mức khá), có 27% “Không đồng ý” với ý kiến này; 32.2% “Đồng ý” một phần còn lại 40% “Hoàn toàn đồng ý”.

Trong số 83 người trả lời “Không đồng ý”, có 79 người có trình độ văn hoá từ PTTH, nếu chia theo lứa tuổi thì có 80 người ở lứa tuổi thanh niên và trung tuổi.

Trong số 125 người trả lời “Hoàn toàn đồng ý” thì có 101 người có trình độ văn hoá dưới cấp PTTH .

Như vậy, nếu chia theo trình độ văn hoá thì những người có trình độ văn hoá từ PTTH nhận thức tốt về vấn đề chuyên môn trong nông nghiệp. Còn nếu chia theo độ tuổi thì tầng lớp thanh niên và trung niên cũng có nhận thức khá tốt về vấn đề trên. Những người ở độ tuổi già và người có trình độ văn hoá thấp nhận định về vấn đề này ngược lại.

Nghề nông tuy là một nghề truyền thống nhưng không phải là một nghề dễ làm, vì thế cũng giống như các nghề khác, người làm nông vẫn cần trình độ văn hoá, cần được đào tạo chuyên môn. Nhưng hiện nay, những người nông dân nước ta vẫn chưa được đào tạo một cách “bài bản” về nghề nông nên chủ yếu làm nông theo kinh nghiệm và di truyền từ đời này sang đời khác nên một số người nông dân không có “khái niệm” phải học nghề nông tại cá cơ sở đào tạo nghề (đây là thực trạng vẫn đề đào tạo nguồn nhân lực).

Xếp theo vị trí số điểm thì đứng vị trí 1 định số 8 với 2.81 điểm, ở vị trí cuối cùng là nhận đinh số 4 với 1. 86 điểm.; có 51.4 % số người nhận thức đúng về tình chất lao động nghề nông.

Tóm lại trong số 8 nhận định về tính chất lao động nghề nông, ý kiến của nông dân trong nhóm điều tra, đã cho chúng tôi kết quả:

- Nhận thức khá đúng các nhận định sau: 1;3;5;6;7;8. - Nhận thức chưa đúng các nhận định: 2;4.

Như vậy, chúng tôi thấy, tất cả các nhận định, đều có số điểm trung bình từ 1.61-2.81 điểm; phân nửa số (51.4 %) người nhận thức đúng về tình chất lao động nghề nông. Nói chung người nông dân ở địa phương nhận thức về vấn đề này ở mức trung bình khá.

3.1.1.2 Nhận thức về thu nhập của nghề nông.

Người nông dân có thu nhập từ nhiều nguồn thu, với Xã Thượng Hiền - một xã thuần nông- thu nhập chính của người nông dân vẫn là từ nghề nông. Để tìm hiểu nhận thức về thu nhập của nghề nông, chúng tôi thu được kết quả thể hiện ở bảng số 5:

Một phần của tài liệu Thái độ của nông dân đối với nghề nông trong giai đoạn chuyển đổi kinh tế hiện nay (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)