Khái niệm nghề nông.

Một phần của tài liệu Thái độ của nông dân đối với nghề nông trong giai đoạn chuyển đổi kinh tế hiện nay (Trang 54)

1.8.1 Định nghĩa nghề nông.

Nghề nông là hoạt động sản xuất nông nghiệp mà ở đó chủ thể là người nông dân. Nghề nông chủ yếu thực hiện trên hai lĩnh vực: trồng trọt (trồng lúa, cây lương thực, cây ăn quả, cây công nghiệp ...) và chăn nuôi (gia súc, gia cầm ...). Hiện nay, xuất hiện thêm một lĩnh vực về dịch vụ trong sản xuất nông nghiệp. [19]

1.8.2. Giá trị nghề nông đối với nền kinh tế - xã hội Việt Nam hiện nay: Giá trị kinh tế:

Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất được hình thành đầu tiên của xã hội loài người. Từ ngàn xưa, người Việt Nam vốn coi trọng nghề nông. Sản phẩm của nông nghiệp chiếm vị trí hàng đầu trong nền kinh tế quốc dân (Cốc bản vị).Vì thế, nông nghiệp góp phần đáng kể vào quá trình tích luỹ cho nền kinh tế. Nghành nông nghiệp Việt Nam được chia thành ba thành phần là: nông, lâm, ngư nghiệp. Nền nông nghiệp nước ta chủ yếu lấy ngành

nông làm chủ đạo để phát triển. “Người Việt Nam lấy việc trồng lúa nước làm phương thức kinh tế chính”(12.tr157).(Xét về mặt giá trị, tỷ trọng giá trị ngành trồng trọt chiếm số lượng lớn trong tổng giá trị nông nghiệp, năm 2004 chiếm 76,3%, năm 2005 chiếm 76%.).

Nghề nông sản xuất vật chất, tạo ra tư liệu tiêu dùng thiết yếu nhất cho sự tồn tại và phát triển` của con người (lương thực, thực phẩm) mà không một ngành sản xuất nào có thể thay thế được. Nghề nông góp phần vào xây dựng quỹ tiêu dùng, và tích luỹ nền kinh tế. Lúa gạo là mặt hàng xuất khẩu đứng hàng đầu trong các sản phẩm xuất khẩu của Viêt Nam. Hiện nay, nước ta đứng thứ 2 trong các quốc gia có lượng gạo xuất khẩu của thế giới (vị trí này được giữ cho đến năm 2008).(1)

Việt Nam có nhiều lợi thế phát triển nghề nông: chúng ta có địa hình nhiều sông, kênh, rạch cung cấp nước ngọt và hình thành những dải đồng bằng phì nhiêu, màu mỡ. Thời tiết thuận lợi cho việc phát triển cây nông nghiệp và chăn nuôi. Dân cư chủ yếu là nông dân. Đặc biệt, các cơ chế, chính sách về quản lý của Nhà nước trong những năm qua, đã tạo dựng thành hệ thống pháp lý và môi trường pháp lý thông thoáng để nông dân hăng hái sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó, Việt Nam còn có các tổ chức chính phủ và phi chính phủ hoạt động về nghề nông (ngân hàng nông nghiệp, tổ chức khuyến nông, hợp tác xã...). Đã tạo đà cho hướng đi lên của nghành nông nghiệp nói chung và nghề nông nói riêng.

Nghề nông là một nghề sử dụng nhiều lao đông vì đặc điểm của nghề là không kén chọn những người có trình độ cao hay thấp, bất kỳ ai cũng có thể làm được nghề này. Nước ta là một nước nghèo trên thế giới, trước đây, nền nông nghiệp Việt Nam vẫn sử dụng nhiều sức người nên lượng người tham gia vào lao động trong nghề nông vẫ con số lượng lớn tại nông thôn,

trong gia đình cả nhà cùng trực tiếp lao động làm nông. hung và nghề nông nói riêng.

Giá trị văn hóa, xã hội:

ở nước ta, nghề nông đã tồn tại và phát triển từ hàng nghìn năm nay. Việt Nam là dân tộc có truyền thống văn hoá nông nghiệp trồng lúa nước điển hình. Theo các nhà nghiên cứu Việt Nam, nền văn ninh lúa nước là một nền văn minh cổ đại xuất hiện từ cách đây khoảng 10.000 năm tại vùng Đông Nam á. Nền văn minh này đã đạt đến trình độ cao về các kỹ thuật canh tác lúa nước, thuỷ lợi cũng như việc phát triển các công cụ và vật nuôi chuyên dụng. Chính sự phát triển ấy đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của những nền văn hoá đương thời như văn hoá Hemudu, văn hoá Đông Sơn, Văn hoá Hoà Bình... Cũng có ý kiến cho rằng, chính nền văn minh lúa nước là chiếc nôi để hình thành cộng đồng cư dân có lối sống định cư định canh và các giá trị văn hoá phi vật thể và hình thành nền văn hoá làng xã. Từ xưa đến nay, các đân tộc người Kinh và người dân tộc thiểu số có nhiều lễ hội lúa nước như: tết hàn thực người Việt; đi tảo mộ và chơi xuân..., lễ cơm mới của người Mường, lễ hội ăn lúa mới của người Gia Rai...

Một phần của tài liệu Thái độ của nông dân đối với nghề nông trong giai đoạn chuyển đổi kinh tế hiện nay (Trang 54)