40 38.1 21.9 13 Nhận hoặc thuê thêm đất để
25.4 34.9 39.7 6 Không tiếp tục làm nông
6 Không tiếp tục làm nông
nên cho người khác thuê đất ruộng của gia đình mình để làm nông
1 23 283 2.91
0.3 7.5 92.2
phát triển nghề phi nông
nghiệp 55 37.1 7.9
Hành vi : “Bán đất nông nghiệp lấy tiền” có điểm trung bình cao nhất, xếp vị trí số 1 với 2.99 điểm. Người dân ít thực hiện hành vi “Bán đất nông nghiệp lấy tiền”. Nguyên nhân theo chúng tôi là: Thứ nhất: Thượng Hiền là một xã thuần nông. Nghề phụ rất ít. Phần lớn người nông dân bao đời chỉ bám vào ruộng đất để sinh sống; Thứ hai là: Xã Thượng Hiền có một vị trí địa lý hơi đặc biệt. Nó nằm ở tận cùng của con đường liên xã, liên huyện. Việc mở mang kinh doanh, thương mại với các vùng lân cận rất hạn hẹp. Các khu công nghiệp, đô thị... cũng chưa mở rộng đến đây. Số ruộng đất phải sử dụng vào các việc khác phi sản xuất nông nghiệp hầu như quá ít. Do vậy, việc bán đất nông nghiệp lấy tiền là ít.
Tìm hiểu về hành vi bỏ đất trồng cằn cỗi, chúng tôi thấy kết quả khá tốt: 87.6% nông dân đã trả lời “Chưa bao giờ” bỏ đất trồng cằn cỗi, đã chứng minh rằng: Phần lớn nông dân không thực hiện hành vi này. Kết quả điều tra về hành vi này phù hợp với kết quả điều tra về hành vi: “Cải tạo chất lượng đất trồng”. Chúng tôi cho rằng: Nông dân có ý thức trong việc cải tạo đất trồng. Điều này thể hiện tính tích cực trong làm nông.
Về vấn đề “Tham gia các dự án nông nghiệp”; có đến 97.7% trả lời “Chưa bao giờ” không tham gia. Xã có nhiều dự án nông nghiệp, người nông dân đã thường xuyên tham gia các dự án nông nghiệp, nhưng các dự án không đem lại hiệu quả khả thi cho nghề nông nên nông dân chán nản, không muốn làm theo các dự án của Ban khuyến nông. Như vậy, thực tế nông dân đã tích cực tham gia làm các dự án, nhưng hoàn cảnh khách quan đã hạn chế, tác động tiêu cực lên người nông dân. Vì thế, nông dân không mấy tiếp tục tích cực thực hiện hành vi này.
Đồng chí D trưởng công an xã đưa ra nhận định của bản thân về vấn đề này:
"Thấy có nhiều chủ trương phát triển nghề nông nhưng vẫn chưa đâu vào đâu, chỉ làm cầm chừng. Bên khuyến nông có một cán bộ, đã làm nhiều dự án nhưng chỉ được lần đầu không phát triển được quá hai lần nên nông dân chán không muốn làm theo. Có sự cải tiến về công nghệ trong nông nghiệp nhưng còn nhỏ giọt lắm!
Hành vi tiêu cực: “Không sử dụng những người thân có trình độ văn hoá từ trung cấp trở lên tham gia phát triển nghề nông” có 87% thực hiện hành vi tiêu cực này. Những người thân của họ có trình độ văn hoá từ trung cấp trở lên, phần lớn đang làm việc ở các cơ quan, xí nghiệp, thành phố,... Có rất ít người tham gia sản xuất nông nghiệp với gia đình và địa phương. Việc “chảy máu” chất xám của giai cấp nông dân hiện nay, dẫn đến sự thiếu hụt thăng bằng trong bước tiến của họ. Như vậy, nông dân đã không tận dụng nguồn nhân lực có trình độ vă hoá và trình độ chuyên môn tốt ngay chính trong hàng nghũ của họ.Vì vậy, nghề nông tại địa phương phát triển không tốt cũng một phần là do không được đầu tư về nguồn nhân lực có trình độ tốt. Trong thang điểm, hành vi này có số điểm 0.75 điểm ( số điểm rất thấp ); xếp vị trí 7.
Hành vi không trực tiếp làm nông thể hiện một phần thái độ của nông dân với nghề nông. Chúng tôi cho rằng: Trong quá trình trực tiếp làm nông, người nông dân sẽ trải nghiệm những cảm xúc với nghề nông như: yêu thích, chán ghét, thờ ơ... sự trải nghiệm tình cảm đó sẽ hình thành ở họ tình cảm gắn bó với nghề. Những người không trực tiếp làm nông thì khó hình thành cảm xúc gắn bó với nghề. Trong số những người được điều tra, có đến
39.7% “Chưa bao giờ” không trực tiếp làm nông; 34.9% “Thỉnh thoảng” không trực tiếp làm nông; 25.4% “Thường xuyên” không trực tiếp làm nông. Hành vi “Trong suốt vụ mùa, thuê, khoán người khác làm tất cả vụ mùa” đạt 2.14 điểm; xếp vị trí 6. Như vậy, người nông dân không trực tiếp làm nông thế hiện mức độ tiếp xúc với nghề nông đã giảm dần, tình cảm của họ với nghề cũng thay đổi theo.
Đảng và Nhà nước có nhiều chính sách phát triển nghề nông, trong đó chính sách cho nông dân vay vốn để phát triển nghề nông. Khi tiếp cận đời sống của nông dân, chúng tôi thấy có tình trạng nông dân “Vay vốn nông nghiệp để phát triển nghề phi nông nghiệp”. Tình trạng này, trở thành phổ biến ở địa phương. Mức thực hiện hành vi này lên đến 55%. Số người được hỏi “Thường xuyên” thực hiện hành vi này; 37.1%; “Thỉnh thoảng” thực hiện , chỉ có 7.9% “Chưa bao giờ” thực hiện. Hành vi này đạt 1.49 điểm, xếp vị trí 6.
Theo ý kiến của Đồng chí Chủ tịch hội phụ nữ xã về vấn đề này:
"Nông dân họ được nhà nước cho vay vốn nhưng lại lấy tiền vay vốn đi làm nhà và làm các việc khác, không phát triển nghề nông, đó cũng là nguyên nhân khiến nghề nông không phát triển"
Đạt mức điểm cao là các hành động:3,1,2,6,5, còn lại 2 hành vi 7,4 đạt mức điểm thấp. Điểm của các hành vi tiêu cực làm nông có số điểm khá.
Trong số 7 hành vi tiêu cực mà chúng tôi đã liệt kê, có 2 hành vi được trên 50% số nông dân trả lời “Thường xuyên” là các hành vi: “Không sử dụng những người thân có trình độ văn hoá từ trung cấp trở lên tham gia phát triển nghề nông”, “Vay vốn nông nghiệp để phát triển nghề phi nông nghiệp”; các hành vi còn lại thì có trên 50% sô nông dân trả lời“Chưa bao giờ”
có các hành vi đó. Như vậy, số người trả lời“ Chưa bao giờ” thể hiện hành vi tiêc cực đạt mức trung bình.
Điểm trung bình mức độ thể hiện các hành vi tiêu cực từ 1.49-3 điểm. Tóm lại: Mức độ thể hiện các hành vi tích cực và tiêu cực có điểm trung bình từ 1.49 - 3 điểm; 43.5% số người “Thường xuyên” có các hành vi tích cực và “Chưa bao giờ” có hành vi tiêu cực. Như vậy, số người thường xuyên có hành vi tích cực và chưa bao giờ có hành vi tiêu cực đạt gần tới mức trung bình.
Hành vi tích cực chưa cao tập trung ở nhóm tuổi trẻ. Họ còn có nhiều biểu hiện hành vi tiêu cực trong khi làm nông.
3.3.4. Xu hướng hành vi.
Xu hướng hành vi thể hiện thái độ của người nông dân với nghề nông. Hành vi chấm dứt làm nông thể hiện một phần thái độ của nông dân với nghề nông. Khi chúng tôi hỏi đồng chí Phó chủ tịch xã thì được biết:
“Nông dân bỏ nghề có nhiều lý do nhưng chủ yếu là do thanh niên và
người trung tuổi không muốn làm nông và đi tìm công việc khác, với người già thì con cái đã thoát ly và làm việc nơi khác nên không có điều kiện làm nông. Những người nông dân ở lại thì vẫn tiếp tục làm nông, nhưng cũng không yên tâm với nghề.
Tình trạng thanh niên và người trung tuổi bỏ nghề nông thể hiện xu hướng chuyển nghề của nông dân.
Đồng chí trưởng Công an xã cho biết: “ 70% thanh niên toàn Xã đi thoát ly, không làm nông, trong số đó 30% quay lại làm nông còn lại thì
không trở về sinh sống tại địa phương. Số thanh niên đi quá nhiều đã dẫn đến tình trạng Xã thiếu lao động trẻ, thừa lao động già, mà người già thì không có đủ sức khoẻ để phát triển nghề nông, tình trạng này trở thành vòng luẩn quẩn. Nghề nông không phát triển là phải thôi!".
Thanh niên và người trung tuổi là lực lượng chính của nghề nông. Nhưng nhiều lao động này đã chuyển đi. Dẫn đến tình trạng thiếu lao động ở nông thôn (mặc dù hiện tại nghề nông không nhất thiết cần nhiều lao động).
Về hành vi “tiếp tục làm nông trong những vụ mùa tiếp theo” và thể hiện định hướng nghề nghiệp của chính bản thân họ. Khi chúng tôi hỏi: “ Bạn có tiếp tục làm nông trong những vụ mùa tiếp theo không?
Có đến 84% (258 người) nông dân “Tiếp tục làm nông” và 26% “Không tiếp tục làm nông” trong những vụ mùa tiếp theo. Như vậy, xu hướng hành vi của đa phần nông dân là tiếp tục làm nông và có một phần ba số người trong nhóm điều tra không có xu hướng tiếp tục làm nông.
Xu hướng hành vi của nông dân còn thể hiện qua sự định hướng nghề nghiệp của thế hệ con cháu người nông dân.
Chúng tôi tiếp tục đặt câu hỏi “Bạn muốn con cháu mình sẽ làm nghề gì?”
Có đến 92% trả lời là: “ Muốn con cháu làm nghề phi nông nghiệp”, chỉ có 8% “ Muốn con cháu làm nghề nông”.
“ Bọn trẻ, chúng nó có sức khoẻ nên đi hết cả rồi. Chúng nó phải
kiếm việc khác mà làm chứ! Chỉ bám vào vài sào ruộng thì khổ lắm!" Bà H
65 tuổi thôn Tây Phú.
"Tôi không muốn con cháu làm nông, chỉ muốn con mình thoát ly khỏi
làng, cha mẹ vất vả nên muốn con cái thanh nhàn hơn" Cô Ch 56 tuổi thôn
"Tôi dặn con tôi: đi học làm nghề khác hơn con ạ! Mẹ muốn thoát thân nhưng không được đã làm nông rồi thì biết làm nghề gì khác đây? Người lớn không muốn con em mình làm nông vì không thấy tương lai. Hai đứa nhà tôi đi học rồi cũng đi luôn, mà tôi cũng không cho chúng nó về làm ruộng, tội gì!Để chúng nó ra ngoài cho sướng thân chúng nó chứ! Về nhà
chẳng biết làm nghề gì" Cô Chủ tịch hội phụ nữ xã.
Như vậy, kết quả điều tra về xu hướng hành vi của nông dân, rất phù hợp với kết quả mà chúng tôi thu được khi điều tra mức độ gắn bó với nghề. Kết quả điều tra thể hiện; Phần lớn, người nông dân không có định hướng cho con cái làm nông. Điều này, thể hiện thái độ tiêu cực của nông dân với nghề nông.
Tóm lại: Qua phân tích số liệu, chúng tôi thấy, 84% số người nông dân trong nhóm điểu tra có xu hướng gần là tiếp tục làm nông. Chỉ có 8% số người được hỏi hướng nghiệp cho thể hệ trẻ làm nông.
Như vậy, hầu hết nông dân có xu hướng tiếp tục làm nông nhưng không có xu hướng hướng nghiệp cho thể hệ trẻ theo nghề nông.
Khi chúng tôi phỏng vấn một số người nông dân với câu hỏi: Ông (bà; bạn) có ý kiến gì đối với các cấp lãnh đạo ?
Chúng tôi nhận được những câu trả lời:
nhân. Thiệt thòi vẫn là anh nông dân".Bà Phạm Ngọc H, 65 tuổi, thôn Trung Quý.
Hầu hết tất cả những người nông dân đều có mong muốn các cấp lãnh đạo hãy quan tâm đến đời sống của người nông dân, phát triển nghề nông.
Tiểu kết :
- Phần lớn những người nông dân làm nông chỉ nhằm mục đích nuôi sống bản thân và gia đình không nhằm mục đích làm giàu từ nghề này.
- Mức độ thể hiện các hành vi tích cực chỉ đạt mức trung bình. Và chưa có sự đồng đều ở 3 độ tuổi trong mức độ thể hiện các hành vi tích cực.
- Số người trả lời“ Chưa bao giờ” thể hiện hành vi tiêu cực đạt mức trung bình.
- Số người thường xuyên có hành vi tích cực và chưa bao giờ có hành vi tiêu cực đạt gần tới mức trung bình.
- Hành vi tích cực chưa cao tập trung ở nhóm tuổi trẻ. Họ còn có nhiều biểu hiện hành vi tiêu cực trong khi làm nông.
- Hầu hết nông dân có xu hướng tiếp tục làm nông nhưng không có xu hướng hướng nghiệp cho thể hệ trẻ theo nghề nông.
Bảng 18: Bảng thống kê ý kiến tích cực của người nông dân đối với nghề nông. TPTĐ Các tiêu chí Tỷ lệ phần trăm Điểm trung bình cộng Nhậ n thứ c Tính chất lao động nghề nông 51.45 2.32
Thu nhập của nghề nông 45.6 2.17
Mức độ phát triển của nghề nông. 41 1.92 Những thuận lợi của nghề nông 46.9 2.36 Những khó khăn của nghề nông 44.4 2.34 Đặc điểm hạn chế của người nông dân địa
phương
30.3 2.05
Đặc điểm tích cực của người nông dân địa phương 48 2.22 T ình cả m Tình cảm yêu thích nghề nông 8.8 1.65 Cảm xúc thường nhật làm nông 36.5 2.12 Mức độ mong muốn gắn bó với nghề 33.8 2.28 Mức độ đồng tình với hành vi tiêu cực của
người khác. 10.4 1.52 Hà nh vi Thể hiện hành vi làm nông. 43.5 2.18 Tiểu kết về thái độ:
- 8 tiêu chí thể hiện thái độ rất tích cực (điểm trung bình từ 2.75-3 điểm). Còn lại phần lớn là các tiêu chí thể hiện thái độ tích cực và thái độ không tích cực: 41 tiêu chí thể hiện thái độ tích cực (điểm trung bình từ 2- <2.75 điểm); có đến 29 tiêu chí thể hiện thái độ không tích cực (điểm trung bình từ 0- <2 điểm).
So sánh tương quan giữa nhận thức, tình cảm, hành vi của người nông dân với nghề nông cho thấy có mối tương quan thuận phụ thuộc lẫn nhau ( ữ2
qs = 13, 32 ; = 0, 05 → ữ2 = 12,6 ).
Từ việc phân tích số liệu và tổng hợp những ý kiến của những người nông dân được phỏng vấn, chúng tôi thấy, số người nông dân có: nhận thức đúng về nghề nông, tình cảm tích cực với nghề nông, mức độ tích cực trong các hành vi làm nông chưa đạt đến mức trung bình (50%). Điểm trung bình
các tiêu chí dừng lại ở mức 1.4 -3 điểm. Như vậy, thái độ của đa số nông dân trong nhóm được điều tra là chưa tích cực.
Kết luận và kiến nghị:
1. Kết luận.
1.1. Lý Luận.
1.1.1.Về khái niệm thái độ.
Thái độ là một thuộc tính trọn vẹn của ý thức và tạo ra trạng thái tâm lý sẵn sàng phản ứng lại các tác động khách quan, sẵn sàng hành động với đối tượng theo một hướng nhất định nào đó. Thái độ được hình thành trên cơ sở các mối quan hệ xã hội mà chủ thể tham gia, thông qua hoạt động và giao tiếp của mình, và được thể hiện ra bằng quá trình tương tác giữa nhận thức, xúc cảm - tình cảm và hành vi của chủ thể trong những điều kiện nhất định.
Thái độ của người nông dân là một bộ phận hợp thành, một thuộc tính trọn vẹn của ý thức, quy định tính sẵn sàng hành động của họ đối với nghề nông theo một hướng nhất định, được hình thành trên cơ sở các mối quan hệ xã hội mà chủ thể tham gia vào đó, và được bộc lộ ra bên ngoài thông qua hoạt động và giao lưu của người nông dân trong mối quan hệ với nghề nông.
1.1.2.Về cấu trúc thái độ.
Thái độ có 3 mặt: Nhận thức, cảm xúc, tình cảm và hành vi. Ba thành phần này có liên quan mật thiết với nhau, sự thống nhất giữa chúng tạo nên thái độ xác định của chủ thể. Nhận thức là cơ sở của việc hình thái độ, tình cảm sẽ kích thích chủ thể hành đông.
Theo cấu trúc thái độ mà các nhà tâm lý đã trình bày như trên thì Thái độ của người nông dân đối với nghề nông được chia theo 3 yếu tố là: nhận thức, tình cảm, hành vi.
- Nhận thức: Bao gồm nhận thức về nghề nông và tự nhận thức của nông dân. Đó là một quá trình phản ánh đặc trưng cơ bản của nghề, những yêu cầu của xã hội với nghề nghiệp và những yêu cầu đòi hỏi về mặt tâm lý đối với người làm nghề đó Vấn đề này chúng tôi chia thành nhiều khí cạnh như sau:.
+ Nhận thức về ý nghĩa xã hội của nghề nông.
+Nhận thức về những yêu cầu đặc trưng của nghề nông như: kiến thức, kỹ năng, phương tiện của nghề nông, các công việc của nghề nông và