23.1 14.4 Tất cả các nhận định đều đúng.

Một phần của tài liệu Thái độ của nông dân đối với nghề nông trong giai đoạn chuyển đổi kinh tế hiện nay (Trang 75)

Tất cả các nhận định đều đúng.

Xếp vị trí 1 với 2.48 điểm (mức cao) là nhận định “Thu nhập nghề nông đảm bảo cuộc sống ổn định cho người nông dân”. ý kiến của người nông dân về nhận định này là: 51.1% “Đồng ý một phần”; 25.4% “Hoàn toàn đồng ý”. Số người “Không đồng ý” lên tới 23.5%. Khi chúng tôi phỏng vấn trực tiếp một số người nông dân thì nhận được những câu trả lời:

"Năng suất thì có tăng hơn ngày xưa, người nông dân cũng đỡ phải lao động chân tay, nhưng chi phí cho nghề nông cao lắm nào là thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, đạm, lân... mọi chi phí đều đắt. Này! Tính ra thì chi phí cao nên khi thu được mùa thì chỉ như đi đong thóc rẻ thôi! Được thóc ngon

mà ăn thôi! Làm nông thì mọt đời chỉ được cơm no" Bà H, 65 tuổi.

"Cũng ổn định đấy! Nhưng mà chỉ đủ ăn, không chết đói như ngày

Như vậy, phần lớn nông dân quan niệm làm nông có thể ổn định cuộc sống của bản thân. Nghề nông nuôi sống được chúng ta từ hàng nghìn năm nay (Theo thống kê của Nhà nước Việt Nam thì số người làm nông chiếm 80% người dân Việt Nam trước đổi mới, 56,1% dân số Việt Nam làm nông năm 2005).

Hiện nay, nhu cầu cuộc sống của người nông dân đã tăng, tiêu chí của họ không chỉ làđủ ăn mà còn muốn vươn lên làm giàu, nên nhiều người nông dân chúng tôi phỏng vấn cho rằng: cuộc sống “ổn định” là chưa đủ. Số lượng những người người nông dân đưa ra ý kiến về nhận định : "Thu nhập

bình quân đầu người trong nôngnghiệp thấp hơn các ngành khác"( 77,8%

“Hoàn toàn đồng ý”; 7.5% “Không đồng ý”; điểm trung bình 2.62 điểm; xếp vị trí 2) bổ sung cho ý kiến mà chúng tôi vừa đưa ra. Như vậy, số người nông dân cho rằng: "Thu nhập bình quân đầu người trong nôngnghiệp thấp

hơn các ngành khác". Theo số liệu thống kê năm 2006 thu nhập/tháng bình

quân 1 lao động chia theo ngành kinh tế: nghành nông nghiệp 414 đồng/tháng- thấp nhất trong các ngành kinh tế [2]. Và chúng tôi cho rằng: nhận thức của người nông dân có cơ sở khoa học và hoàn toàn hợp lý.

Tuy, không quan niệm có thể làm giàu từ nghề nông, nhưng khi so sánh, thu nhập nghề nông thời gian hiện tại và trước đây, thì nông dân đều nhận thấy: thu nhập từ nghề nông có tốt hơn. Nhận định “Hiện nay, thu nhập từ nghề nông tốt hơn trước đây” có 62.5% hoàn toàn đồng ý; 23.1% đồng ý một phần; 14.4% không đồng ý. Với điểm trung bình 2.48 (mức cao), nhận định này được xếp vị trí 3.

Nếu so sánh với thời gian trước đổi mới thì thu nhập nghề nông tăng lên rất nhiều. Nguyên nhân của thành công này là do: năng suất tăng, giá nông sản tăng, phương thức canh tác thay đổi ( thâm canh xen vụ, trồng làm

nhiều vụ trong năm...). Tuy thế việc chi phí cho nghề nông lại rất cao, nên thu nhập thực chất của người nông dân từ nghề nông do vậy mà tụt xuống khá thấp.

ý kiến của những người được phỏng vấn làm rõ hơn vấn đề này:

" Năng suất tăng lên, nhưng chi phí cho nghề thì cao lắm! Thu nhập có tốt hơn nhưng chưa thấm vào đâu cả. So với các nghề khác thì còn chạy xa! Mất quá nhiều thời gian để thu được vốn nên tính ra thì khi thu được

hạt thóc về thì không có lãi" Bà M Hội trưởng Hội Phụ nữ Xã.

Xếp vị trí 4 với 1.6 điểm, nhận định “Người nông dân thuần nông có thể làm giàu từ nghề nông” có 56% “Không đồng ý”, 27% “Đồng ý một phần” và chỉ có 16.6% “Hoàn toàn đồng ý”. Trong số những người trả lời đồng ý thì có 4 người làm giàu từ nghề nông. Những người trả lời không đồng ý là những người không làm giàu từ nghề nông. Như vậy, phần đông nông dân có quan niệm “ Không thể làm giàu từ nghề nông”. Thực trạng là nghề nông ở địa phương chưa phát triển tốt, chưa xây dựng được các mô hình lớn về nông nghiệp để phát triển nghề nông. Việc cấy lúa và nuôi trồng nhỏ giọt, nên số người nông dân làm giàu từ nghề nông là qúa ít. Nông dân không cho rằng, những người nông dân thuần nông như họ, cũng có thể làm giàu từ nghề nông. Hầu hết, những người nông dân trong nhóm điều tra, nhận thức chưa đúng về nhận định trên, số điểm trung bình chỉ đạt mức khá. Xuất phát từ nhận thức “Không thể làm giàu từ nghề nông” sẽ quyết định đến mục đích, tình cảm, hành vi làm nông.

Chúng tôi đã đặt câu hỏi: người nông dân thuần nông có thể làm giàu từ nghề nông không?

Khi chúng tôi đưa ra dẫn chứng về những người nông dân có thể làm giàu từ nghề nông thì lại nhận được những câu trả lời:

Ôi dào! các chị không làm nông không biết chứ! Những người làm giàu từ nghề này chẳng qua là họ có vốn liếng sẵn rồi, từ người thân đi nước ngoài hoặc con cháu đi làm xa gửi về còn tự mình thì không thể làm giàu từ nghề này được! Muốn làm thì làm gì có vốn mà làm! làm nhỏ thì

không giàu, làm to thì không có vốn, nên suốt đời chỉ đủ ăn thôi!”. Bà S 68

tuổi thôn Trung Quý

Xếp theo vị trí số điểm thì đứng vị trí cao nhất là nhận định số 3 với 2.62 điểm, ở vị trí số 2 là nhận định 4 với 2.48 điểm, vị trí 3 với 2.01 điểm là nhận định 2, cuối cùng là nhận định 4 với 1. 6 điểm.

Phần lớn những người nông dân trong nhóm điều tra đồng ý với các nhận định: “Thu nhập bình quân đầu người trong nông nghệp thấp hơn các ngành khác”, “Hiện nay, thu nhập từ nghề nông tốt hơn trước đây”.

Cũng phần lớn trong số họ lại không đồng ý với hai nhận định : “Thu nhập nghề nông đảm bảo cuộc sống ổn định cho người nông dân”, “Người nông dân thuần nông có thể làm giàu từ nghề nông”.

Như vậy, phần lớn người nông không cho rằng: Thu nhập từ nghề nông sẽ đảm bảo cuộc sống ổn định cho họ và họ có thể làm giàu từ nghề nông.

Tóm lại: tất cả nhận định đều có số điểm trung bình từ 1.6-2.6 điểm; gần một nửa (45.6 %) số người nhận thức đúng về các nhận định này. Kết quả điểu tra cho chúng ta thấy rằng: số người nông dân điều tra nhận thức đúng về mức độ thu nhập từ nghề nông, trong nhóm xếp vào loại trung bình. Phần lớn số người nông dân có quan niệm: thu nhập từ nghề nông không đảm bảo cuộc sống ổn định cho họ và họ không thể làm giàu từ nghề nông.

3.1.1.3. Nhận thức về tầm quan trọng của nghề nông.

Theo chiều dài lịch sử, chuyển đổi qua các hình thái kinh tế của xã hội loài người đến nay, nghề nông vẫn tồn tại và phát triển. Con người vẫn cần đến nghề nông để nuôi sống cả xã hội loài người. Nước ta là một nước nông nghiệp, nghề nông đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế nói chúng và kinh tế nông nghiệp nói riêng. Chúng tôi cho rằng: những người nông dân hiểu đầy đủ, hoặc không đầy đủ về tầm quan trọng của nghề nông, thì ở họ sẽ hình thành nên thái độ tích cực, hoặc không tích cực đối, với nghề nông. Sau khi thống kê và đánh giá các thành tố trong nhận thức này, chúng tôi nhận thấy: Phần lớn nông dân có nhận thức tốt về tầm quan trọng của nghề.

Bảng 6: Nông dân nhận thức về tầm quan trọng của nghề nông

STT Các nhận định Các nhận định Mức độ ý kiến ĐTB Hoàn toàn đồng ý Đồng ý một phần Không đồng ý N % N % N % 1 Nghề nông góp phần phát triển kinh tế quốc gia

96 85 126 1.9

Một phần của tài liệu Thái độ của nông dân đối với nghề nông trong giai đoạn chuyển đổi kinh tế hiện nay (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)