49.8 29.6 8 Sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Thái độ của nông dân đối với nghề nông trong giai đoạn chuyển đổi kinh tế hiện nay (Trang 90)

29 27.4 43.6 5 Có ý chí vươn lên,

20.5 49.8 29.6 8 Sản xuất nông nghiệp

không theo kế hoạch, quy hoạch chung

38 86 183 2.47

12.4 28 59.6

Tất cả các nhận định đều đúng.

Người nông dân sống trong môi trường nông thôn từ bao đời nay. Họ có những nét đặc trưng về tính cách, lối sống, phẩm chất của gia cấp. Xã Thượng Hiền là một xã thuần nông, nên những người nông dân ở đây mang những đặc điểm của người nông dân Bắc Bộ. Nhiều người nông dân trong nhóm điều tra của chúng tôi, (không phần biệt lứa tuổi, giới tính, hoàn cảnh kinh tế ) có nhận thức rất tốt về các hạn chế của bản thân mình và những người cùng giai cấp. Họ đồng ý với các nhận định 1;4;8 có số điểm trung bình cao đạt số điểm từ 2.13- 2.47 điểm. Nhiều người nông dân nhận thức đúng về các đặc điểm: chậm chạp, thiếu năng động, không tự vươn lên xoá đói giảm nghèo, sản xuất nông nghiệp không theo kế hoạch, quy hoạch chung.

Bên cạnh đó, có số lượng lớn những người nông dân đồng ý một phần hoặc không đồng ý với các nhận định 2;3;5;6;7 có số điểm trung bình từ 1.66 - 1.98 điểm. Chúng tôi cho rằng: đa số nông dân nhận định tốt về các hạn chế: thiếu sáng tạo trong sản xuất, chưa đoàn kết cùng nhau phát triển, không quan tâm phát triển sản xuất nông nhiệp ,thiếu tiếp xúc với các phương tiện truyền thông đại chúng, làm ăn manh mún, sản xuất nhỏ.

Tóm lại: kết quả điểm trung bình các nhận định từ 1.66-2.47; 30.3 % số người nhận thức đúng về các nhận định này. Như vậy, có tới trên một nửa số người được hỏi nhận thức sai về đặc điểm tiêu cực của người nông dân địa phương, số người nhận thức đúng về vấn đề này chiếm tỷ lệ thấp (30.3%). Tuy tất cả các nhận định trên đều đúng, nhưng đa số nông dân nhận thức không đúng về những đặc điểm tiêu cực của người nông dân địa phương.

Xem xét tương quan nhận thức của các nhóm tuổi cho thấy: ữ2qs = 67, 28 > ữ2

 = 41,40  = 0,05

Như vậy, có sự khác nhau về nhận thức của người nông dân về nghề nông. Nhóm tuổi trẻ nhận thức chưa sâu sắc và đúng đắn về nghề nông so với 2 nhóm tuổi trung niên và người già.

Tiểu kết:

- Người nông dân ở 3 lứa tuổi nhận thức tốt về tính chất lao động của nghề nông.

- Số người nông dân điều tra nhận thức đúng về mức độ thu nhập từ nghề nông, trong nhóm xếp vào loại trung bình. Phần lớn số người nông dân có quan niệm: thu nhập từ nghề nông không đảm bảo cuộc sống ổn định cho họ và họ không thể làm giàu từ nghề nông.

- Sự nhận thức của người nông dân về Tầm quan trọng của nghề được xếp vào loại dười mức trung bình. Phần lớn thanh niên nhận thức chưa đúng về vấn đề này, còn hầu hết những câu trả lời thể hiện nhận thức đúng là của những người trong 2 nhóm tuổi là trung niên và người già.

- Chỉ có chưa đến một nửa số nông dân trong nhóm nhận thức đúng về mức độ phát triển của nghề.

- Số người nhận thức đúng về “Đặc điểm tích cực của người nông dân địa phương” xấp xỉ đạt tới mức trung bình.

- Tuy tất cả các nhận định trên đều đúng, nhưng đa số nông dân nhận thức không đúng về những đặc điểm tiêu cực của người nông dân địa phương.

- Chưa đến một nửa số nông dân được hỏi trả lời “Hoàn toàn đồng ý” với các nhận định về những thuận lợi và khó khăn của nghề nông.

3.2.Tình cảm với nghề nông.

Trên đây, chúng tôi đã tìm hiểu và phân tích nhận thức của nông dân về nghề nông. Từ nhận thức về nghề sẽ hình thành ở họ những tình cảm đối với nghề. Bởi tình cảm là một yếu tố hình thành nên thái độ nên chúng tôi tìm hiểu về tình cảm của người nông dân với nghề nông.

3.2.1 Mức độ yêu thích đối với nghề nông.

Tình cảm của con người biểu hiện qua sự yêu thích và hành vi. Mức độ yêu thích của nông dân về nghề nông thể hiện qua bảng sau:

Bảng 12: Nông dân thể hiện mức độ yêu thích đối với nghề nông.

STT Nghề Mức độ yêu thích ĐTB Rất thích Thích Không thích N % N % N % 1.65 1 Nghề nông 27 155 125 8.8 50.5 40.7

0 10 20 30 40 50 60 1 2 3 Mức độ yêu thích 1: Rất thích 2: Thích 3: Không thích

Biểu đồ 1: Mức độ yêu thích với nghề nông.

Kết quả điều tra của chúng tôi thể hiện qua biểu độ 1, cho thấy rằng: hơn một nửa số nông dân thích nghề nông. Có đến 40.7% trả lời “Không thích nghề nông”. Cảm xúc thích nghề nông có điểm trung bình đạt 1.65 điểm. Trong số 125 người trả lời “Không thích nghề nông” có 97 người là thanh niên.

Chúng tôi thấy, số nhiều thanh niên không thích nghề nông đều cho rằng: nghề nông vất vả, thu nhập thấp, ít được tiếp xúc với những không gian sôi động trong xã hội, so với mặt bằng xã hội, nghề nông không đủ để người ta phát huy tối đa năng lực của mình. Mặt khác, tâm lý đặc trưng của người nông dân là đi theo trào lưu muốn “vượt ra khỏi luỹ tre làng” để thể hiện mình. Trong thực tế, có một số nông dân đã gặt hái được những thành công trong việc tạo dựng nghề nghiệp của mình bằng nghề phi nông ở những

môi trường khác. Đó cũng là một động cơ thúc đẩy những người còn lại, bằng mọi cách, bằng mọi giá thoát ly khỏi làng quê. Nét tâm lý này đã đẩy nhanh tốc độ di dân tự phát từ nông thôn về thành thị và các khu công nghiệp.

Một số ý kiến trực tiếp của thanh niên:

Không thích làm nông!Vì nghề này vất vả, thu nhập chẳng được là

bao. Em muốn làm công nhân. Năm ngoái em đã đi làm công nhân may trong miền Nam, Tết về rồi lấy chồng nên bây giờ mới ỏ quê để sinh cháu.

Nhà em thì vẫn đang làm trong đó. Em cấy 5 sào ruộng, vất vả lắm!". N 21

tuổi, thôn Trùng Khánh.

"...thích thì có thích nhưng không có vốn làm to nên cũng thành ra không thích, tôi đang đi làm công nhân nhà máy gạch bên Tiền Hải, đến

mùa vẫn giúp gia đình làm ruộng ầm" Anh S 30 tuổi thôn Trùng Khánh.

Chia theo nghành nghề thì trong số 125 người trả lời như trên thì có 81 người làm nghề hỗn hợp. Khi tiến hành phỏng vấn, chúng tôi thu được một số ý kiến của một số người làm nghề hỗn hợp:

Em không thích làm nông. Vừa làm nông vừa đi làm phu hồ. Chỉ bám vào nghề thì chết đói! Nhà em làm bên nhà máy gạch ở Tiền Hải,

ngày mùa anh ấy nghỉ mấy ngày phụ em. Th 30 tuổi thôn Tây Phú.

Nếu so sánh với các nghề khác, thì làm nông vừa mất nhiều thời gian, vừa thu nhập thấp mà thu hoạch lại có tình chất thời vụ. Như thế, không đáp ứng được nhu cầu kinh tế có tình chất bức thiết theo kiểu “mì ăn liền” như các ngành nghề khác. Vì thế, người nông dân khi có điều kiện, thì người ta sẵn sàng quay lưng lại với nông nghiệp để đến với các ngành nghề khác.Và,

nghề nông đang từ là nghề chính của người nông dân đã chuyển thành nghề phụ. Việc đầu tư thời gian và công sức cho nghề nông đã bị cắt xén bởi sự chi phối của nền kinh tế thị trường. Do vậy, chúng tôi thấy: những người làm nghề hỗn, hợp tuy họ không tách hẳn ra khỏi nghề nông, nhưng họ không mấy thiết tha với nghề nông.

Trong số 155 người trả lời “Thích nghề nông” ta chia theo độ tuổi có 70 người trung tuổi, và 69 người già. Trong số 27 người trả lời “Rất thích nghề nông” thì có 25 người là người già. Điều này thể hiện phần lớn người trung tuổi và người già có cảm xúc rất tích cực. Do đây là nghề đã gắn bó lâu đời cùng họ.

Một số ý kiến của nông dân:

Giới trẻ không thích làm nông, người già vẫn thích làm vì sống

trong nghề nông nên phụ thuộc vào nghề nông" Cô Ch 56 tuổi thôn

Trùng Khánh

Người nông dân vốn sinh ra và gắn bó với đồng ruộng và làng quê. Cho nên người ta rất yêu quê hương, đồng ruộng. Những đối tượng này thường tập trung ở lứa tuổi trung niên và người già. Họ coi nghề nông là nghề truyền thống, cha truyền con nối. Vệc sản xuất ra lúa gạo là để tự nuôi sống bản thân và gia đình. Trồng trọt và chăn nuôi tự cung cấp nguồn lương thực, thực phẩn, còn dư thì bán ra thị trường để đưa vào chi tiêu học hành, nhà cửa ... ở những con người này, quê hương là nơi bảo đảm cuộc sống yên ổn, thanh bình, ít sự va chạm với các tệ nạn xã hội (trộm cắp, ma tuý, mại dâm...).

Mặt khác, mỗi gia đình nông dân thường có những người thân đã thoát ly sản xuất (học tập và làm việc ở các môi trường khác). Những người

ở lại nông thôn là do tự gánh trách nhiệm giữ lấy nghề nghiệp và đất đai cha ông để lại đồng thời làm điểm tựa cho những người thân có nơi chốn đi về. Vì thế, tình yêu nghề nông với số người này hoàn toàn là một vấn đề tự nguyện và sâu sắc. Còn số khác thì chưa có cơ hội để thoát ly nên đành tiếp tục làm nông nghiệp và buộc phải gắn bó, yêu thích nghề nông.

ý kiến của một người nông dân về vấn đề này:

Không yêu nghề không được, không làm lấy gì mà sống, yêu nghề

nhưng bắt buộc phải yêu, bây giờ không làm nông thì biết làm gì bây

giờ". Chị L 43 tuổi thôn Trung Quý.

Tóm lại: Qua việc điều tra về "Mức độ yêu thích nghề nông" của một nhóm nông dân, kết quả cho chúng tôi thấy rằng: mức độ yêu thích của nông dân với nghề nông chỉ đạt ở mức trung bình; số người yêu thích nghề nông và số người không yêu thích nghề nông có tỷ số tương đương nhau. Tuy nhiên, sô người yêu thích nghề nông lại trong nhóm được điều tra lại nghiêng về những người ở độ tuổi trung niên và người già; còn những người không yêu thích nghề nông thì lại nằm ở phía tuổi thanh niên (lực lượng xung kích của nông dân).

3.2.2. Mức độ xuất hiện các xúc cảm thường nhật khi làm nông.

Nhằm tìm hiểu về cảm xúc thường nhật của người nông dân khi làm nông, chúng tôi đặt ra câu hỏi : “Bạn có những cảm xúc gì trong số những cảm xúc sau đối với nghề nông?

Chúng tôi nhận được kết quả những câu trả lời như sau:

Một phần của tài liệu Thái độ của nông dân đối với nghề nông trong giai đoạn chuyển đổi kinh tế hiện nay (Trang 90)