Giới thiệu sơ lƣợc về tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn nghiên cứu (xã Thƣợng Hiền)

Một phần của tài liệu Thái độ của nông dân đối với nghề nông trong giai đoạn chuyển đổi kinh tế hiện nay (Trang 56)

nghiên cứu (xã Thƣợng Hiền)

Tỉnh Thái Bình là vùng đất hẹp, người đông nhất cả nước, mật độ dân số cao (1.116 người/km2, gấp 5,7 mức bình quân cả nước), vốn có truyền thống thâm canh lúa, có lợi thế về kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp (hệ thống thuỷ lợi, đường sá, cầu cống và cải tạo đồng ruộng vào loại đứng đầu cả nước).

Xã Thượng Hiền nằm ở phía Bắc huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình; diện tích hành chính: 500,79 ha; diện tích đất thổ cư: 58 ha, diện tích đất canh tác: 332,8 ha; mức tăng trưởng kinh tế 9,88% (số liệu thống kê của ban lãnh đạo xã năm 2006). Xã thành lập được 285 năm, có lịch sử lâu đời làm nông nghiệp, khoảng 100 năm trở lại đây có thêm nghề thủ công mỹ nghệ( sản xuất mặt hàng mây tre đan). Người dân sống chủ yếu bằng nghề nông, Xã có 1781 hộ làm nông, lao động thời vụ là 275 hộ, làm nông nghiệp và nghề khác: 255 hộ. Thu nhập từ nông nghiệp năm 2006 tăng 5,88% so với năm 2005. Tuy là một xã thuần nông, nhưng thu nhập từ nông nghiệp (trên 15 tỷ đồng năm 2005) thấp hơn thu nhập từ công nghiệp (19 tỷ đồng năm 2005), thương mại dịch vụ và thu nhập khác (đạt trên 10 tỷ đồng), cơ cấu kinh tế của xã đang thay đổi theo hướng phát triển công nghiệp, dịch vụ (nông nghiệp 34,04%, công nghiệp 42,43%, thương mại dịch vụ 23,51 %). Điều này đã thể hiện thực tế là có thể cơ cấu lao động cũng đã thay đổi, người dân có khuynh hướng chuyển từ làm nông sang làm các nghề phi nông nghiệp (do làm những nghề phi nông nghiệp có thu nhập cao). Số hộ giàu lên từ nông nghiệp là 97 trong đó có 7 hộ làm giàu từ nghề nông, còn lại là từ nghề ngư nghiệp và lâm nghiệp (trồng cây giống bán cho các địa phương khác trồng rừng), giàu lên từ nghề phi nông nghiệp 165 hộ.

Mặc dù, công tác khuyến nông đã có bước phát triển, ngoài việc phục vụ cho hai mùa vụ lúa nước, còn thực hiện một số mô hình mới đem lại thu nhập khá cho người nông dân như: trồng cây giống dừa, keo, gỗ xưa, mây; vườn ao chuồng…nhưng khi làm nông, người nông dân gặp phải những khó khăn là: hiệu quả nông nghiệp thấp, giá cả vật tư đắt, thuỷ lợi kém, diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp lại (tỉ lệ bình quân m2/ người năm 2000: 520m2

/ người, năm 2007: 475 m2/người).

Hiện nay, xã đã cải tạo một số đất nông nghiệp kém hiệu quả, năng suất thấp thành các ao nuôi thả cá, nhưng vẫn còn tình trạng đất nông nghiệp bị tái hoang hoá là 3 ha không sử dụng trồng lúa (trước đây được sử dụng trồng lúa) do chất lượng đất kém, đất để cỏ mọc um tùm, nguyên nhân chủ yếu là do những người nông dân đi thoat ly khỏi quê hương chuyển đến các vùng khác, nên phần đất ruộng của họ bị bỏ hoang rất nhiều.

Xã đang xảy ra tình trạng thiếu lao động trẻ (từ 18 đến 40) và thừa lao độ tuổi 40 đến 60. Vậy nguyên nhân là do đâu? Lãnh đạo xã cho biết là: Tâm lý của các bậc phụ huynh là hướng thanh niên đi học tại các trường dạy nghề, cao đẳng, đại học nên thanh niên thoát ly rất nhiều và phần lớn ở không quay trở lại làm việc tại xã nữa. Theo thống kê của Ban an ninh Xã: hiện nay, khoảng 70% thanh niên toàn xã đi thoát ly khỏi địa phương, 30 % thanh niên sau khi thoát ly quay trở về sinh sống ở địa phương. Những lao động làm việc tại xã thì có rất ít lao động có chuyên môn cao, nhất là trong nông nghiệp (chỉ có một cán bộ khuyến nông), hầu hết nông dân trong xã có trình độ thấp về khoa học kỹ thuật. Tóm lại, ở xã đang có tình trạng là đất thừa không có người làm nông, thiếu lao động có chuyên môn, thiếu vốn, lao động thoát ly ra thành phố và các tỉnh khác.[26]

Một phần của tài liệu Thái độ của nông dân đối với nghề nông trong giai đoạn chuyển đổi kinh tế hiện nay (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)