Nội dung và cách thức tác động

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ của trẻ em lứa tuổi mẫu giáo ( 3- 6 tuổi (Trang 97)

Nội dung, cách thức tác động, các tiêu chuẩn, cách đánh giá. Chúng tôi đã trình bày trong nội dung chƣơng 2.

3.3.4. Kết quả thử nghiệm biện pháp tác động sư phạm

3.3.4.1. Đo lần 1 mức độ hiểu từ của trẻ ở hai nhóm thực nghiệm và đối chứng

Chúng tôi tiến hành đo lần 1 mức độ hiểu từ của trẻ em 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng, bằng trắc nghiệm các khái niệm ngôn ngữ cơ bản của De Boehm, thu thập tài liệu và xử lý. Chúng tôi thu đƣợc kết quả mức độ hiểu từ của trẻ em trên bảng 3.12

Bảng 3.12 Mức độ hiểu từ của trẻ đo lần 1 Nhóm Mức độ hiểu từ Đối chứng Thực nghiệm Số lƣợng % Số lƣợng % Cao 5 21.7 4 17.4 Trung bình 10 43.5 11 47.8 Thấp 8 34.8 8 34.8

Kết quả đo lần 1, mức độ hiểu từ của trẻ em hai nhóm thực nghiệm và đối chứng trong bảng 3.12 cho thấy: trẻ em hai nhóm thực nghiệm và đối chứng có mức độ hiểu từ tƣơng đối cân bằng nhau.

Thể hiện:

Mức độ hiểu từ mức trung bình trở lên: Nhóm đối chứng đạt tỷ lệ 65.2% Nhóm thực nghiệm đạt tỷ lệ 65.2% Mức độ hiểu từ cao: Nhóm đối chứng đạt tỷ lệ 21.7% Nhóm thực nghiệm đạt tỷ lệ 17.4% Mức độ hiểu từ mức trung bình : Nhóm đối chứng đạt tỷ lệ 43.5% Nhóm thực nghiệm đạt tỷ lệ 47.8% Mức độ hiểu từ thấp: Nhóm đối chứng đạt tỷ lệ 34.8% Nhóm thực nghiệm đạt tỷ lệ 34.8%

3.3.4.2. Tiến hành thử nghiệm tác động biện pháp sư phạm

- Trẻ em nhóm đối chứng hoạt động vui chơi đúng theo nội dung chƣơng trình quy định.

- Trẻ em nhóm thực nghiệm ngoài hoạt động vui chơi trong chƣơng trình quy định, chúng tôi tổ chức các trò chơi trong nội dung thử nghiệm trong các giờ chơi tự do, đặc biệt là tổ chức các buổi dạo chơi tham quan vào buổi chiều thứ 6, cứ 2 tuần trẻ đƣợc đi tham quan một lần. Chúng tôi đã tổ chức cho trẻ dạo chơi tham quan các địa điểm gần trƣờng đó là:

Hồ nƣớc Thủy Tiên Cánh đồng lúa mùa cấy

Quan sát vƣờn cây ăn quả và vƣờn hoa Quan sát đƣờng phố

Quan sát vƣờn hoa

Sau khi chọn địa điểm hợp lý, thuận tiện ở gần trƣờng chúng tôi lên kế hoạch tổ chức trò chơi gắn từ với các sự vật hiện tƣợng gần gũi xung quanh trẻ. Chúng tôi chia trẻ làm 2 nhóm, mỗi lƣợt hƣớng dẫn trẻ quan sát khoảng 30 phút

+ Tiến hành: Cô cùng các trẻ đứng ở vị trí thuận lợi, dễ quan sát nhất rồi trò chuyện gây hứng thú cho trẻ thông qua trò chơi: “Ai tinh mắt”

* Các con hãy nhìn và chỉ cho cô xem, trong đàn vịt kia, những con vịt nào xếp thành một cặp, và những con vịt nào bơi tách rời ra. Và con vịt nào thì bơi mỗi mình thôi.

* Trong mấy cái thuyền kia, cái thuyền nào to trung bình?

* Những con vịt nào xếp thành một hàng, trong hàng đó thì con vịt màu gì đứng thứ nhất, và con vịt màu gì xếp cuối cùng.

Con vịt nào xếp thứ nhì sau con vịt màu xám và con nào là con thứ ba? * Cô đố các con biết ở chính giữa hồ nƣớc có cái gì? (cái thuyền) ...

Qua các tình huống trong thực tế, trẻ đƣợc luyện tập vận dụng khái niệm vào tình huống giao tiếp cụ thể, hình thành đƣợc mối liên hệ giữa biểu tƣợng và từ ngữ.

- Thời gian thử nghiệm tác động biện pháp sƣ phạm là 2 tháng (theo kế hoạch đã trình bày ở chƣơng 2).

- Sau 2 tháng thử nghiệm tác động biện pháp chúng tôi tiến hành đo nghiệm lần hai về mức độ hiểu từ của trẻ thuộc hai nhóm thực nghiệm và đối chứng. Từ kết quả thu đƣợc chúng tôi tổng hợp số liệu cả hai lần đo trong bảng 3.13

Bảng 3.13: Mức độ hiểu từ của trẻ nhóm đối chứng và thực nghiệm đo lần 1,

lần 2 (Đơn vị %)

Nhóm Mức độ hiểu từ

Đối chứng Thực nghiệm

Lần đo 1 Lần đo 2 Lần đo 1 Lần đo 2

Cao 21.7 26.1 17.4 30.4 Trung bình 43.5 43.5 47.8 52.2 Thấp 34.8 30.4 34.8 17.4 21.726.1 43.5 43.5 34.8 30.4 17.4 30.4 47.8 52.2 34.8 17.4 0 10 20 30 40 50 60 Cao Trung bình Thấp Cao Trung bình Thấp Đo lần 1 Đo lần 2 Nhóm đối chứng Nhóm thực nghiệm

Biểu đồ 3.5. Mức độ phát triển khả năng hiểu từ của nhóm trẻ đối chứng và thực nghiệm sau hai lần đo

Kết quả đo lần 1, lần 2, mức độ hiểu từ của trẻ em hai nhóm thực nghiệm và đối chứng trong bảng 3.13 và biểu đồ 3.5, cho thấy: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mức độ hiểu từ của trẻ em hai nhóm thực nghiệm và đối chứng có xu hƣớng phát triển tăng ở mức độ hiểu từ cao, trung bình và đồng thời có xu hƣớng giảm đi ở mức hiểu từ thấp.

Mức độ hiểu từ mức trung bình trở lên:

Nhóm đối chứng: Đo lần 1 đạt tỷ lệ 65.2.% Đo lần 2 đạt tỷ lệ 69.6% Nhóm thực nghiệm: Đo lần 1 đạt tỷ lệ 65.2.7% Đo lần 2 đạt tỷ lệ 82.6% Mức độ hiểu từ thấp: Nhóm đối chứng: Đo lần 1 đạt tỷ lệ 34.8% Đo lần 2 đạt tỷ lệ 30.4% Nhóm thực nghiệm: Đo lần 1 đạt tỷ lệ 34.8% Đo lần 2 đạt tỷ lệ 17.4%

- Mức độ hiểu từ trung bình của trẻ em nhóm đối chứng có mức độ tăng chậm hơn mức độ hiểu từ của trẻ em nhóm thực nghiệm và cũng giảm chậm hơn trẻ em nhóm thực nghiệm về mức độ hiểu từ thấp.

Nhóm đối chứng:

Mức độ hiểu từ cao tăng 4.4 % (21.7% và 26.1%)

Mức độ hiểu từ trung bình ổn định giữa hai lần đo 43.5% Mức độ hiểu từ thấp giảm 4.4% (34.8 và 30.4%)

Nhóm thực nghiệm:

Khi tác động biện pháp dạo chơi, tham quan để nâng cao mức độ hiểu từ cho trẻ chúng tôi nhận thấy rằng hầu hết các em đều rất hứng khởi, vui vẻ hân hoan. Gƣơng mặt của các cháu ai nấy cũng đều rạng ngời. Khi cả đoàn vừa bƣớc chân đến hồ nƣớc Thủy Tiên, các cháu reo hò “vịt, vịt tề các bạn ơi”. Sau khi ổn định tổ chức, nghiệm viên tổ chức một trò chơi “Ai thông

minh nhất”. Sau đó nghiệm viên đặt câu hỏi? “Cô đố các bạn biết trƣớc mặt chúng mình là cái gì? Ai thông minh nhất cho cô biết nào?” Trẻ xung phong “Cháu ạ, cháu ạ!”. Khi đƣợc trả lời các trẻ rất vui, cháu thì bảo là cái “Cái ao”, cháu bảo là cái “’hồ’, cháu thì bảo là “hồ Thủy Tiên” và cứ nhƣ thế các cháu cứ kháo nhau, mỗi ngƣời một ý rất náo nhiệt. Nghe ý kiến của các cháu nghiệm viên đều hỏi lí do vì sao cháu gọi tên nhƣ vậy? Mỗi cháu đều có lí do riêng của mình. Sau khi nghe sự lý giải của các trẻ, nghiệm viên kết luận và giải thích cho trẻ hiểu. Tiếp đó nghiệm viên lại hỏi: “Các con hãy nhìn và chỉ cho cô xem, trong đàn vịt kia, những con vịt nào xếp thành một cặp”. Với câu hỏi này có trẻ chỉ sai, có trẻ chỉ đúng, chẳng hạn H trả lời đúng và còn giải thích “một cặp là hai cô ạ, vì hôm qua bà ngoại bảo cho con một cặp bánh có hai chiếc bánh cô ạ!”... Nhìn chung khi các cháu dạo chơi tham quan tiếp xúc với các sự vật hiện tƣợng tự nhiên các cháu tỏ ra rất chủ động trong ngôn ngữ, các cháu gọi tên đối tƣợng, thẩm chí còn hỏi nhau, thảo luận với nhau, thậm chí cả tranh luận... Đây là điều kiện để phát huy khả năng ngôn ngữ rất thuận lợi.

Sau 2 tháng đƣợc dạo chơi tham quan cùng với việc đƣợc củng cố lại các ấn tƣợng về những buổi dạo chơi tham quan trong các giờ chơi tự do, kết quả hiểu từ của trẻ em nhóm thực nghiệm tăng lên rõ rệt.

Mức độ hiểu từ cao tăng lên 13% so với lần đo thứ nhất (17.4% và 30.4%).

Mức độ hiểu từ trung bình:

Tăng lên 4.4% so với lần đo thứ nhất (47.8% và 52.2%)

Mức độ hiểu từ thấp:

Giảm 17.4% so với lần đo thứ nhất (34.8% và 17.4%)

- Sau khi có tác động biện pháp sƣ phạm đối với trẻ em nhóm thực nghiệm kết quả thu đƣợc cho thấy mức độ phát triển và hiểu từ của trẻ em

nhóm thực nghiệm cao hơn trẻ em nhóm đối chứng. Kết quả thể hiện rõ rệt sau lần đo 2.

Mức độ hiểu từ cao:

Cả hai nhóm đối chứng và thực nghiệm đều tăng giữa hai lần đo là cụ thể là, nhóm đối chứng tăng 4.4%, nhóm thực nghiệm tăng 13%. Nhƣ vậy nhóm thực nghiệm có mức độ hiểu từ cao tăng nhanh hơn.

Mức độ hiểu từ trung bình:

Nhóm thực nghiệm tăng cao hơn nhóm đối chứng là: 8.7% (43.5% và 52.2%)

Mức độ hiểu từ thấp:

Nhóm thực nghiệm thấp hơn nhóm đối chứng 13% (17.4% và 30.4%). Nhƣ vậy mức độ hiểu từ của trẻ ở 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm , cho thấy trẻ em trong nhóm thực nghiệm có mức độ hiểu từ cao hơn so với trẻ em nhóm đối chứng.

Nguyên nhân để dẫn đến sự phát triển khác nhau về mức độ hiểu từ của trẻ là do trẻ em nhóm thực nghiệm đƣợc tham gia vào các hoạt động mang tính thực tiễn, gần gũi hàng ngày xung quanh trẻ có liên hệ với những khái niệm mà trẻ đƣợc tiếp thu trong các tiết học. Với hình thức cho trẻ dạo chơi, tham quan mà chúng tôi áp dụng vừa tạo ra tâm lý thoái mái, hứng thú cho trẻ vừa nhằm giúp trẻ củng cố các khái niệm đã đƣợc hình thành, đồng thời làm quen với các khái niệm mới bằng cách hình thành cho trẻ các mối quan hệ giữa từ ngữ với sự vật, hiện tƣợng. Thực ra, tất cả các sự vật hiện tƣợng này hàng ngày trẻ đều bắt gặp nhƣng với hình thức chúng tôi đƣa ra các cháu cảm thấy rất mới lạ, vui vẻ, hào hứng, nhiệt tình tham gia trả lời các câu hỏi. Tất cả các tình huống chúng tôi đƣa ra đều nhằm lật lại vấn đề để kiểm tra xem trẻ thực sự đã hiểu những từ đƣợc các cô giáo cung cấp qua các tiết học trên lớp hay chƣa? Đồng thời, qua các câu hỏi với mục đích định hƣớng đó, những trẻ đã hiểu các từ ngữ rồi thì một lần nữa các trẻ đƣợc củng cố, khắc sâu thêm và

có cơ hội ứng dụng các khái niệm đó trong thực tiễn. Đối với những trẻ chƣa hiểu đúng về các từ thì đây cũng là dịp giúp trẻ hình thành mối liên hệ một cách trực quan sinh động giữa từ ngữ với các sự vật hiện tƣợng. Nới cách khác là giúp trẻ hình thành mối liên hệ giữa từ ngữ với biểu tƣợng tƣơng ứng với nó trong cuộc sống để trẻ dần dần hiểu đƣợc và có thể vận dụng trong các hoàn cảnh khác nhau.

Trong khi đó, trẻ em nhóm đối chứng hoạt động vui chơi bình thƣờng theo đúng chƣơng trình quy định trong chế độ sinh hoạt.

- Nhƣ vậy có thể sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để nâng cao mức độ hiểu từ cho trẻ em mẫu giáo, thông qua các giờ học, tổ chức các hoạt động vui chơi trong góc, chơi tự do nhƣ dạo chơi tham quan quan sát thiên nhiên, cuộc sống xung quanh trẻ..., dƣới sự hƣớng dẫn có tổ chức của giáo viên.

- Qua khảo sát khả năng hiểu từ của trẻ mẫu giáo (5-6 tuổi) tuổi bằng trắc nghiệm của De Boehm chúng tôi tiến hành thử nghiệm tác động biện pháp nâng cao mức độ hiểu từ cho trẻ em mẫu giáo qua hình thức dạo chơi, tham quan.. Chúng tôi đã đƣa ra các khái niệm đa số trẻ em đã hiểu đặc biệt là những khái niệm chƣa hiểu vào nội dung dạo chơi, tham quan. Sau đó, tổ chức cho trẻ em nhóm thực nghiệm đƣợc tham gia vào những tình huống thực tế để hiểu và vận dụng từ ngữ vào cuộc sống hàng ngày. Kết quả thu đƣợc về mức độ hiểu từ của trẻ em 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm đã chứng tỏ: dạo chơi, tham quan là một trong những biện pháp nâng cao mức độ hiểu từ cho trẻ em mẫu giáo và có hiệu quả. Từ đó cho thấy để giúp trẻ em hiểu một khái niệm nào đó, giáo viên có thể đƣa khái niệm vào tình huống thực tế trong cuộc sống, gần gũi quen thuộc trong cuộc sống để trẻ em làm quen, đƣợc luyện tập vận dụng khái niệm vào tình huống giao tiếp cụ thể để giúp em có thể hiểu đƣợc khái niệm một cách dễ dàng, tự nhiên.

Kết quả nghiên cứu thực trạng mức độ hiểu từ của trẻ mẫu giáo (3-6) tuổi, và phân tích ảnh hƣởng của một số yếu tố đến mức độ hiểu từ của trẻ. Cho phép kết luận nhƣ sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Mức độ hiểu từ của trẻ mẫu giá phát triển không đồng đều, đƣợc phân làm 3 mức độ cao - trung bình - thấp. Đa số trẻ mẫu giáo có mức độ hiểu từ, từ mức độ trung bình trở lên.

- Trong cùng một lứa tuổi, mức độ hiểu từ của trẻ nam và trẻ nữ phát triển không có nhiều sự khác biệt.

- Mức độ hiểu từ của trẻ em mẫu giáo tăng theo độ tuổi. Trẻ em 3- 4 tuổi có mức độ hiểu từ thấp nhất, và trẻ em 5- 6 tuổi có mức độ hiểu từ cao nhất trong 3 độ tuổi.

- Trẻ em trong cùng một độ tuổi nhƣng sống trong môi trƣờng sống khác nhau có mức độ hiểu từ khác nhau. Trẻ em sống ở thành phố có mức độ hiểu từ cao hơn trẻ em sống ở nông thôn, miền núi.

- Tính chủ động trong giao tiếp là một trong các phẩm chất tâm lý, có ảnh hƣởng tới mức độ hiểu từ của trẻ mẫu giáo. Những trẻ em đạt mức chủ động trong giao tiếp cao thƣờng có mức độ hiểu từ cao.

- Phƣơng pháp dạy trẻ hiểu từ có ảnh hƣởng đến mức độ hiểu từ của trẻ. Vì vậy, việc lựa chọn phƣơng pháp cung cấp khái niệm cho trẻ là rất quan trọng.

Trong các phƣơng pháp trực quan để dạy trẻ hiểu từ thì phƣơng pháp dạy trẻ hiểu từ qua dạo chơi, tham quan rất có hiệu quả.

KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Ngôn ngữ giữ vai trò quan trọng trong công tác giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non. Một trong những nội dung cơ bản nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo là phát triển khả năng hiểu từ của trẻ. Bởi từ vựng là một thành tố cơ bản, thành tố trung tâm của ngôn ngữ. Hiểu đƣợc nghĩa của từ đối với trẻ mẫu giáo là một điều kiện quan trọng giúp trẻ chủ động sử dụng ngôn ngữ nhƣ một phƣơng tiện để nhận thức, để giao tiếp với mọi ngƣời trong quan hệ xã hội. Việc sử dụng trắc nghiệm của De Boehm nghiên cứu mức độ hiểu từ của 252 trẻ em mẫu giáo ở 3 độ tuổi, thuộc địa bàn 2 tỉnh Hà Nội, Nghệ An đã thu đƣợc những kết quả nhất định. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đƣa ra những kết luận sau đây:

1. Mức độ hiểu từ của trẻ mẫu giá phát triển không đồng đều, đƣợc phân làm 3 mức độ cao - trung bình - thấp. Đa số trẻ mẫu giáo có mức độ hiểu từ, từ mức độ trung bình trở lên.

2. Trẻ em trong cùng một độ tuổi nhƣng sống trong môi trƣờng sống khác nhau có mức độ hiểu từ khác nhau. Trẻ em sống ở thành phố có mức độ hiểu từ cao hơn trẻ em sống ở nông thôn, miền núi.

3. Trong cùng một lứa tuổi, mức độ hiểu từ của trẻ nam và trẻ nữ phát triển không có nhiều sự khác biệt.

4. Mức độ hiểu từ của trẻ em mẫu giáo tăng theo độ tuổi. Trẻ em 3- 4 tuổi có mức độ hiểu từ thấp nhất, và trẻ em 5- 6 tuổi có mức độ hiểu từ cao nhất trong 3 độ tuổi.

5 Mức độ hiểu từ của trẻ mẫu giáo chịu ảnh hƣởng của các yếu tố nhƣ: Tính chủ động trong giao tiếp là một trong các phẩm chất tâm lý, có ảnh hƣởng tới mức độ hiểu từ của trẻ mẫu giáo. Những trẻ em đạt mức chủ động trong giao tiếp cao thƣờng có mức độ hiểu từ cao.

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ của trẻ em lứa tuổi mẫu giáo ( 3- 6 tuổi (Trang 97)