Tính chủ động trong giao tiếp của trẻ

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ của trẻ em lứa tuổi mẫu giáo ( 3- 6 tuổi (Trang 41)

Ngôn ngữ và giao tiếp là hai hiện tƣợng tâm lý đặc trƣng của con ngƣời. Trong giao tiếp, tính tích cực hay còn gọi là tính chủ động giao tiếp là một trong các phẩm chất tâm lý của cá nhân.

Theo từ điển tiếng Việt: tính chủ động giao tiếp là trạng thái làm chủ hành động của mình không để tình thế hoặc đối phƣơng chi phối. Nói cách khác, tính chủ động là dấu hiệu cơ bản biểu hiện trạng thái tích cực của con ngƣời trƣớc hoàn cảnh thực tế.

Tính chủ động giao tiếp thể hiện thái độ làm chủ của con ngƣời trong hoạt động giao tiếp với mọi ngƣời xung quanh. Hoạt động và giao tiếp nó giữ vai trò quyết định trực tiếp đối với sự phát triển tâm lý, nhân cách của trẻ em, bởi sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ là quá trình trẻ em lĩnh hội vốn kinh nghiệm sống của loài ngƣời thông qua hoạt động và giao tiếp. Vì vậy, trẻ càng tích cực, chủ động giao tiếp thì tâm lý, nhân cách của trẻ càng đƣợc phát triển nhanh.

Nhƣ chúng ta biết ngôn ngữ là phƣơng tiện giao tiếp cơ bản của con ngƣời trong các mối quan hệ xã hội. Đối với lứa tuổi mẫu giáo, nếu ngôn ngữ của trẻ không đƣợc phát triển đầy đủ về các mặt ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng (trong đó có sự hiểu từ) thì sẽ ảnh hƣởng tới khả năng giao tiếp của trẻ. Trẻ sẽ ngại giao tiếp với mọi ngƣời và điều đó đồng nghĩa với việc mất đi cơ hội để lĩnh hội, kiến thức kinh nghiệm về cuộc sống bên ngoài. Ngƣợc lại, khi trẻ

hiểu từ, nắm vững ngữ âm, ngữ pháp thì sự chủ động giao tiếp của trẻ bằng ngôn ngữ trong quan hệ với mọi ngƣời xung quanh, là điều kiện giúp trẻ phát triển mọi mặt.

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ của trẻ em lứa tuổi mẫu giáo ( 3- 6 tuổi (Trang 41)