Môi trường sống của trẻ em

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ của trẻ em lứa tuổi mẫu giáo ( 3- 6 tuổi (Trang 38)

Môi trƣờng gồm môi trƣờng tự nhiên và môi trƣờng xã hội. Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ em phụ thuộc chủ yếu vào môi trƣờng xã hội. Môi trƣờng xã hội đƣợc phân thành môi trƣờng lớn và môi trƣờng nhỏ. Trong đó, môi trƣờng nhỏ đƣợc hiểu là một bộ phận của môi trƣờng lớn. Môi trƣờng nhỏ bao gồm gia đình, nhà trƣờng, bạn bè, ngƣời lớn, cơ sở văn hoá địa phƣơng…

Môi trƣờng nhỏ này tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Môi trƣờng sống của trẻ càng phong phú thì ngôn ngữ của trẻ càng phát triển nhanh chóng. Ví dụ: Trẻ em sống ở thành phố do tiếp xúc với các phƣơng tiện sinh hoạt ở thành phố nhƣ ô tô, tàu hoả, máy bay, công viên, bách thú,… các hình ảnh này đƣợc phản ánh trong vốn từ của trẻ. Trẻ em sống ở vùng nông thôn đƣợc tiếp xúc với nhiều các sự vật, hiện tƣợng thiên nhiên nhƣ cây cối, hoa lá, các con vật, các công cụ, gia súc, đồ dùng… Các đối tƣợng này đƣợc phản ánh trong vốn từ của trẻ, làm cho vốn từ của trẻ em ở nông thôn có sự khác nhau.

Hơn nữa, môi trƣờng không những là phƣơng tiện vật chất cho sự phát triển ngôn ngữ mà còn là yếu tố kích thích sự hoạt động ngôn ngữ của trẻ. Ví dụ: nhìn thấy vật lạ, trẻ hỏi ngay ngƣời lớn: cái này là cái gì? Nó dùng để làm gì?

Một yếu tố rất quan trọng nữa là gia đình. Nó cũng là môi trƣờng ảnh hƣởng quan trọng đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Thứ nhất là ảnh hƣởng

tích cực khi trong gia đình thƣờng xuyên có sự giao lƣu, trao đổi giữa bố- mẹ, bố mẹ - con cái tạo nên sự kích thích phát triển ngôn ngữ. Từ đó hình thành trong tƣ duy trẻ thái độ coi trọng ngôn ngữ - “nguyên liệu” nuôi dƣỡng thói quen đọc sách của trẻ. Thứ hai là kiểu gia đình ít có sự trao đổi, giao lƣu bằng ngôn từ giữa trẻ nhỏ và ngƣời lớn. Những ngƣời trong kiểu gia đình này thƣờng trầm mặc, ít nói và dùng câu từ đơn giản. Một cách tự nhiên, trẻ em sẽ không có đƣợc sự kích thích ngôn ngữ, vốn từ vựng không phong phú, sử dụng câu từ không linh hoạt.

Mặt khác sự tác động ngôn ngữ của những ngƣời xung quanh có ảnh hƣởng đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Ngôn ngữ của những ngƣời xung quanh có ảnh hƣởng tự phát và tự giác đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ.

Ảnh hƣởng tự phát là sự tác động vô ý thức. Ngƣời lớn không có ý thức dạy trẻ nói một cách trực tiếp, nhƣng thông qua những câu nói hàng ngày trao đổi với nhau trẻ nghe đƣợc và bắt chƣớc đƣợc một cách tự nhiên, trẻ không phân biệt đúng sai. Ảnh hƣởng của sự tác động vô thức đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mang tính chất hai mặt tiêu cực và tích cực. Nếu nhƣ trẻ đƣợc sống giữa những ngƣời có trình độ sử dụng ngôn ngữ khá thành thạo, chú ý đúng mực đến lời ăn tiếng nói của mình một cách tự nhiên thì trẻ sẽ tiếp thu đƣợc mặt tốt của cách dùng từ, đặt câu, và khả năng sử dụng ngôn ngữ của trẻ sẽ đƣợc nâng lên nhanh chóng. Ngƣợc lại, sống giữa những ngƣời sử dụng ngôn ngữ thô tục, nói năng bừa bãi, phát âm sai, câu nói không gãy gọn, trẻ sẽ bắt chƣớc tật xấu ngôn ngữ của ngƣời lớn.

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ của trẻ em lứa tuổi mẫu giáo ( 3- 6 tuổi (Trang 38)