Các biện pháp giúp trẻ mẫu giáo hiểu từ

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ của trẻ em lứa tuổi mẫu giáo ( 3- 6 tuổi (Trang 42)

Chúng ta biết rằng đối với trẻ nhỏ, khi mới sinh ra trẻ chƣa nhận biết đƣợc tiếng nói con ngƣời, đối với chúng ngôn ngữ cũng nhƣ tất cả các âm thanh khác trong cuộc sống muôn hình muôn vẻ. Trong quá trình lớn lên, trẻ trò chuyện giao tiếp với ngƣời lớn và dần dần phân biệt âm thanh giọng nói của con ngƣời. Nhƣng việc hiểu từ của trẻ thì không diễn ra nhanh chóng một sớm một chiều đƣợc mà nó cần phải có cả một quá trình và quan trọng nhất là các biện pháp, cách thức mà ngƣời lớn dạy cho trẻ để trẻ có thể nghe và hiểu. Mặt khác, với đặc điểm tƣ duy của trẻ mẫu giáo mới phát triển mức độ thấp (tƣ duy trực quan hành động và tƣ duy trực quan hình tƣợng chiếm ƣu thế), khả năng khái quát hóa chƣa cao, cho nên việc lĩnh hội nghĩa của từ khác xa với ngƣời lớn. Khả năng hiểu từ của trẻ mẫu giáo mới chỉ dừng lại ở mức độ 1, mức độ 2, tức là trẻ mới chỉ gọi tên, nhận biết sự vật tƣơng ứng với từ, nhận biết dấu hiệu bên ngoài của sự vật trong mối tƣơng quan với các sự vật khác qua tranh ảnh, hình vẽ tƣơng ứng với từ. Từ đó mà chúng tôi thấy rằng việc tìm hiểu cách thức, phƣơng pháp mà giáo viên đã và đang sử dụng dạy trẻ hiểu từ là rất quan trọng. Đây là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hƣởng lớn đến khả năng hiểu từ của trẻ mẫu giáo.

Theo các công trình nghiên cứu ngôn ngữ trẻ em ở trong nƣớc và ngoài nƣớc đã đề cập đến nhiều phƣơng pháp, biện pháp nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ em trong đó có nâng cao mức độ hiểu từ ở trẻ em. Dƣới góc độ tâm lý có thể đề cập đến một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo nâng cao mức độ hiểu từ nhƣ sau: [20]

Quan sát chính là quá trình xem xét, phân tích, so sánh để tìm ra những đặc điểm, phẩm chất thuộc tính của đối tƣợng và diễn đạt những nhận biết dƣới dạng từ câu.

- Biện pháp thứ hai: giúp trẻ hiểu từ qua đàm thoại

Bằng những câu hỏi định hƣớng theo những nội dung của chủ đề đã định, giáo viên có dịp hƣớng trẻ suy nghĩ và trả lời những yêu cầu cụ thể. Qua sự trả lời của trẻ, cô giáo nắm đƣợc mức độ hiểu từ và sử dụng từ của trẻ để kịp thời điều chỉnh, giúp trẻ hiểu từ ngày càng hoàn chỉnh.

- Biện pháp thứ ba: Giúp trẻ hiểu từ qua kể chuyện

Qua kể chuyện cô giáo có thể giúp trẻ cảm thụ đƣợc vẻ đẹp của thiên nhiên, cử chỉ, thái độ, hành động đẹp của nhân vật trong chuyện. Từ đó, trẻ có dịp đƣợc hiểu rõ ý nghĩa của những từ mang tính khái quát nhƣ: đẹp, xấu, hƣ, ngoan... Ngoài ra, trong khi tập kể lại chuyện, đặc biệt với những chuyện xẩy ra trong cuộc sống thƣờng nhật, cô giúp trẻ sử dụng vốn từ của mình để trình bày vấn đề. Nếu trẻ ít vốn từ hoặc sử dụng sai vì chƣa hiểu nghĩa của từ trẻ sẽ đƣợc cô giáo gợi ý để hiểu từ trong hoàn cảnh tích cực

- Biện pháp thứ tƣ: Giúp trẻ hiểu từ qua tranh ảnh

Tranh ảnh có tác dụng kích thích trẻ nói và là điều kiện để tích cực hóa vốn từ của trẻ. Vì vậy, khi hƣớng dẫn trẻ xem tranh, cô giáo giúp trẻ tập nhận xét những dấu hiệu phản ánh trong tranh bằng những từ, câu thích hợp, làm cho vốn từ của trẻ đƣợc minh họa bằng chính những biểu tƣợng, những hình ảnh cụ thể.

- Biện pháp thứ năm: Giúp trẻ hiểu từ qua dạo chơi, tham quan

Qua dạo chơi trẻ đƣợc tiếp xúc với cảnh vật thiên nhiên, hoạt động của con ngƣời, làm quen với những từ gắn liền với đối tƣợng đang quan sát. Những thắc mắc, những suy nghĩ, những nhận xét của trẻ đƣợc cô giáo giúp trẻ hiểu rõ bằng chính những đối tƣợng xung quanh, giúp trẻ hiểu từ chính xác.

- Biện pháp thứ sáu: Giúp trẻ hiểu từ qua trò chơi

Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo. Trong hoạt động vui chơi, các hình thức thể loại của trò chơi nhƣ trò chơi sáng tạo, trò vận động, học tập... đều đƣợc coi là một trong những phƣơng tiện tích cực giúp trẻ phát triển khả năng hiểu từ. Mặt khác, chính sự giao tiếp tích cực trong trò chơi, cùng thế giới đồ chơi phong phú, đã thúc đẩy nhu cầu giao tiếp bằng ngôn ngữ của trẻ, giúp trẻ tích lũy vốn từ và hiểu đúng từ, để sử dụng chúng trong giao tiếp

Trong phạm vi đề tài do điều kiện khách quan chúng tôi chỉ tìm hiểu ảnh hƣởng của yếu tố các biện pháp giúp trẻ mẫu giáo hiểu từ và tính chủ động giao tiếp của trẻ.

Chƣơng 2

TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Tổ chức nghiên cứu

2.1.1 Đặc điểm địa bàn và khách thể

Địa bàn nghiên cứu mà chúng tôi lựa chọn trong đề tài là hai trƣờng Mầm non đại diện cho hai môi trƣờng sống khác nhau. Đó là môi trƣờng thành phố (Trƣờng Ánh Sao), và môi trƣờng nông thôn thuộc huyện miền núi (Trƣờng Mầm non Thị Trấn – Thanh Chƣơng, tỉnh Nghệ An). Cụ thể trƣờng Mầm non Ánh Sao thành lập từ năm 1988, với diện tích đến nay hơn 7000m2, tổng số lớp 16 lớp, 2 nhà trẻ, 4 mẫu giáo bé, 5 mẫu giáo nhỡ và 5 mẫu giáo lớn với 970 trẻ (100 trẻ nhà trẻ và 870 trẻ mẫu giáo). Số lƣợng cản bộ công nhân viên của trƣờng là 60. Tất cả các phòng học của trƣờng đều có cơ sở vật chất khang trang và đầy đủ các tiện nghi.

Trƣờng Mần non Thị Trấn - Thanh Chƣơng đƣợc thành lập năm 1996, diện tích hiện nay hơn 2000m2, tổng số lớp 11 lớp trong đó 3 lớp mẫu giáo bé, 4 lớp mẫu giáo nhỡ, 4 lớp mẫu giáo lớn, không có nhà trẻ với tổng số trẻ là 400 trẻ. Số lƣợng cán bộ nhân viên là 27 trong đó có 3 quản lý và 2 nhân viên. Về cơ sở vật chất của trƣờng còn nhiều thiếu thốn, hiện tại trƣờng có tất cả 11 phòng bao gồm cả văn phòng và phòng hiệu trƣởng và phải mƣợn thêm 4 lớp để đủ cho các trẻ học. Mặc dù tổng số lớp học là 11 lớp mẫu giáo nhƣng chỉ có 10 lớp có tivi, 4 lớp có trang bị máy tính và internet.

Khách thể nghiên cứu đó là 252 trẻ mẫu giáo từ 3-6 tuổi Bảng 2.1 Số lƣợng khách thể nghiên cứu Độ tuổi Nam Nữ 3-4 42 42 4-5 42 42 5-6 42 42

2.1.2 Tiến trình nghiên cứu

Từ tháng 6/2009 xây dựng đề cƣơng nghiên cứu Tháng 9/2009 – 1/2013 tiến hành nghiên cứu lý luận Tháng 2/2013 -3/2013 tiến hành nghiên cứu thực tiễn

Tháng 3/2013- 7/2013 Xử lý số liệu điều tra và tiến hành thực nghiệm tác động

Tháng 7/2013 Viết báo cáo kết quả nghiên cứu

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

Để thu thập các số liệu khảo sát thực trạng phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo trên thực tế nhƣ thế nào đồng thời xem xét ảnh hƣởng của các yếu tố khách quan và chủ quan đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ, chúng tôi sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau:

2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Chúng tôi đã đọc và hệ thống hoá các tài liệu có liên quan đến cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu, liên quan đến đặc điểm ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo để làm cơ sở lý luận giải quyết nhiệm vụ thực tiễn của đề tài.

2.2.2. Phương pháp quan sát

Chúng tôi tiến hành quan sát trẻ trong các hoạt động nhƣ học, vui chơi, dạo chơi… theo chế độ sinh hoạt hàng ngày nhằm ghi chép các biểu hiện bên ngoài của tính chủ động giao tiếp ở trẻ

- Yêu cầu: Đảm bảo tính khách quan trong quá trình nghiên cứu, lời nói của trẻ đƣợc ghi lại khách quan, chính xác, tạo điều kiện cho trẻ hoạt động tự nhiên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nội dung quan sát: + Quan sát các hành vi của trẻ trong giao tiếp với bạn và biểu hiện bên ngoài của tính chủ động giao tiếp.

+ Chúng tôi kết hợp cùng với cô giáo chủ nhiệm lớp, tiến hành quan sát hành vi giao tiếp của những trẻ đã đƣợc nghiên cứu về mức độ hiểu từ qua trắc

nghiệm “ Các khái niệm cơ bản của Boehm” + Một ngày chúng tôi quan sát từ 3-5 trẻ qua quá trình trẻ tham gia hoạt

động vui chơi trong chế độ sinh hoạt hàng ngày. - Chơi tự do trong giờ đón trẻ

- Chơi tự do giữa hai tiết học

- Chơi tự do trong giờ hoạt động ngoài trời - Chơi tự do vào buổi chiều

Mỗi trẻ em đƣợc theo dõi một cách tự nhiên qua hoạt động sinh hoạt hàng ngày của trẻ, từ lúc trẻ đến lớp tới lúc trẻ về nhà. Ghi chép chi tiết, đầy đủ các hành vi giao tiếp của trẻ với bạn trong hoạt động vui chơi ở hình thức chơi tự do và chơi góc. (Trƣớc khi tiến hành quan sát trẻ, cô giáo lƣu ý tình hình sức khoẻ hiện tại của trẻ có bình thƣờng hay không. Kết quả quan sát ghi theo phiếu quan sát ở phụ lục 2, 3)

- Tiêu chuẩn đánh giá [dẫn theo 12] + Thiết lập quan hệ tiếp xúc với bạn bè

* Trẻ lôi cuốn bạn cùng tham gia hoạt động với trẻ

* Giúp bạn trong hoạt động (giải thích cách chơi, lấy, xếp đồ chơi cho bạn, nhắc bạn hoạt động).

* Giao tiếp với bạn tích cực trong hoạt động.

+ Sử dụng phƣơng tiện giao tiếp là ngôn ngữ, phi ngôn ngữ * Lời nói của trẻ mạch lạc, lƣu loát

* Lời nói có nội dung

* Lời nói kết hợp hành vi phi ngôn ngữ, có ngữ điệu

+ Tham gia giải quyết xung đột trong giao tiếp với bạn hay giữa các trẻ em với nhau (xung đột xảy ra khi nhận vai chơi, tiến hành nội dung chơi, đổi vai chơi, chọn đồ chơi…).

* Trẻ tự mình giải quyết

* Trẻ nhờ sự can thiệp của cô, của bạn khác

* Trẻ không giải quyết xung đột, chấp nhận thực tế + Tự khẳng định bản thân trong quan hệ với bạn * Tự nhận vai chơi hay thủ lĩnh trò chơi, buổi chơi

* Tham gia điều khiển trò chơi, tự đổi vai chơi, liên kết chơi

Thang điểm phân loại:

Các tiêu chuẩn biểu hiện tính chủ động giao tiếp của trẻ đƣợc đánh giá thông qua các hành vi giao tiếp của trẻ em với nhau trong hoạt động. Cách đánh giá đều theo thang điểm sau [dẫn theo 12]

- Thƣờng xuyên chủ động giao tiếp: 2 điểm - Lúc bị động, lúc chủ động giao tiếp: 1 điểm

- Bị động giao tiếp: 0 điểm

Mức độ chủ động giao tiếp của trẻ mẫu giáo đƣợc phân loại dựa trên tổng số điểm của 4 tiêu chuẩn về tính chủ động giao tiếp của trẻ. Phân loại theo 3 mức độ:

- Mức chủ động giao tiếp: 4 tiêu chuẩn đạt điểm cao tổng số đạt 7-8 điểm.

- Mức độ bình thường giao tiếp: 4 tiêu chuẩn đạt điểm ở mức độ cao thấp khác nhau do lúc trẻ chủ động, lúc bị động giao tiếp với tổng số điểm đạt từ 2-6 điểm.

- Mức bị động giao tiếp: 4 tiêu chuẩn đạt điểm ở mức độ thấp. Tổng số điểm đạt từ 0-1 điểm.

Do điều kiện nghiên cứu có hạn, cho nên đề tài mới chỉ nghiên cứu và phân loại đƣợc mức độ chủ động giao tiếp của 180 khách thể ở độ tuổi mẫu giáo dựa trên 2 khía cạnh sự hiểu từ và tính tích cực chủ động giao tiếp của trẻ. Qua đó chúng tôi muốn tìm hiểu xem tính tích cực chủ động giao tiếp của trẻ ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến mức độ hiểu từ của trẻ.

Nhà nghiên cứu phối hợp với giáo viên, tiến hành quan sát các hành vi biểu hiện tính chủ động giao tiếp của trẻ theo mẫu biên bản (Phụ lục 1)

2.2.3. Phương pháp trắc nghiệm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có thể sử dụng nhiều phƣơng pháp khác nhau để nghiên cứu về ngôn ngữ, trong đó trắc nghiệm hiện nay đang trở thành phƣơng pháp nghiên cứu rộng rãi để đánh giá, đo lƣờng trong khoa học tâm lý. Một trong những trắc nghiệm đƣợc chúng tôi sử dụng để tiến hành nghiên cứu khả năng hiểu từ của trẻ đó là trắc nghiệm "Các khái niệm ngôn ngữ cơ bản của De Boehm". Trắc nghiệm gồm những khái niệm ngôn ngữ cơ bản mà trẻ mẫu giáo cần phải nắm vững và hiểu. Trắc nghiệm đã đƣợc các tác giả sử dụng trong các luận văn thạc sĩ nhƣ tác giả Đỗ Thị Xuyến, Bùi Thị Thanh, Nguyễn Thị Oanh…

- Mục tiêu trắc nghiệm De Boehm:

Trắc nghiệm dùng để kiểm tra xem trẻ mẫu giáo đã nắm vững và thông hiểu các khái niệm cơ bản cần thiết trong ngôn ngữ, trong giao tiếp và tiến hành hoạt động học tập ở các lớp đầu bậc tiểu học. Trắc nghiệm cũng nhằm để phát triển các khuyết kém về khả năng hiểu từ và xác định khuyết kém đó thuộc lĩnh vực nào (không gian, thời gian, số lƣợng, vật thể…).

- Cấu tạo trắc nghiệm:

Trắc nghiệm gồm 50 item, mỗi item có từ 3-5 hình vẽ đòi hỏi phải sử dụng các khái niệm ngôn ngữ cơ bản khó dần. 50 item đƣợc chia làm 2 tập, mỗi tập có 25 item. Nội dung các khái niệm ngôn ngữ cơ bản trong 25 item của tập 2 khó hơn tập 1.

- Dụng cụ trắc nghiệm:

+ Nghiệm viên dùng bản hƣớng dẫn trắc nghiệm "Các khái niệm ngôn ngữ cơ bản" của De Boehm

+ Mỗi nghiệm thể 1 bản trắc nghiệm (gồm có tập 1 và tập 2) và một bút chì.

+ Thời gian làm trắc nghiệm trung bình từ 15 đến 20 phút cho mỗi bài tập.

+ Trắc nghiệm với từng cá nhân trẻ.

+ Khi tiến hành làm trắc nghiệm cần làm trọn vẹn cả 2 tập, tránh làm dở dang

+ Đối với trẻ tập trung chú ý tốt có thể làm 2 bài tập một lúc khi làm xong tập 1 cần nhận định tình hình, nếu trẻ mệt mỏi cần cho trẻ nghỉ giữa chừng, khi nào trẻ chú ý tốt mới cho trẻ tiếp tập 2.

- Cách tiến hành:

+ Trƣớc khi trắc nghiệm, nghiệm viên cho trẻ làm thử và kiểm tra, khi trẻ đã hiểu cách làm mới tiến hành trắc nghiệm thực sự.

+ Nghiệm viên ngồi đối diện với trẻ, đƣa cho trẻ bản trắc nghiệm, nói lời hƣớng dẫn rõ ràng. Lời hƣớng dẫn của mỗi Item phải đƣợc đọc to 2 lần và nghiệm viên phải chú ý nhấn mạnh các từ gạch dƣới đậm nét. Đó chính là các từ trẻ cần phải hiểu đúng để trả lời.

+ Sau mỗi câu hỏi, nghiệm viên chờ cho trẻ đủ thời gian trả lời mới đặt câu hỏi kế tiếp.

+ Trẻ nghe kỹ lời hƣớng dẫn của nghiệm viên rồi chỉ tay vào phƣơng án trả lời, nghiệm viên sẽ đánh dấu (+) vào câu trả lời tƣơng ứng trên phiếu trắc nghiệm của trẻ.

+ Nghiệm viên có thể làm trắc nghiệm tập 1 với trẻ A rồi chuyển sang làm trắc nghiệm tập 1 với trẻ B sau đó mới quay lại làm tập 2 cho trẻ A rồi đến trẻ B.

Các khái niệm ngôn ngữ cơ bản bao gồm

Item 1: Phía trên Item 26: Chính giữa Item 2: Xuyên qua Item 27: Giống Item 3: Xa nhất Item 28: Chạm sát

Item 4: Kề bên Item 29: Bắt đầu Item 5: Trong nhà Item 30: Khác

Item 6: Vài Item 31: Giống nhau

Item 7: Chính giữa Item 32: Thứ nhất - cuối cùng Item 8: Vài (không nhiều) Item 33: Không khi nào

Item 9: Xa bờ nhất Item 34: Dƣới Item 10: Xung quanh Item 35: Giống

Item 11: Cao nhất Item 36: Luôn luôn có Item 12: Rộng nhất Item 37: To trung bình Item 13: Nhiều nhất Item 38: Bên phải Item 14: ở giữa Item 39: Cúi xuống Item 15: Còn nguyên Item 40: Không có Item 16: Gần cửa nhất Item 41: Trên Item 17: Thứ nhì Item 42: Mỗi

Item 18: Góc Item 43: Rời ra

Item 19: Nhiều Item 44: Bên trái

Item 20: Dài Item 45: Một cặp

Item 21: Một hàng Item 46: Kia

Item 22: Khác hơn Item 47: Bằng nhau Item 23: Xong rồi Item 48: Thứ tự Item 24: Gần nhƣ Item 49: Thứ ba (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ của trẻ em lứa tuổi mẫu giáo ( 3- 6 tuổi (Trang 42)