Phương pháp quan sát

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ của trẻ em lứa tuổi mẫu giáo ( 3- 6 tuổi (Trang 46)

Chúng tôi tiến hành quan sát trẻ trong các hoạt động nhƣ học, vui chơi, dạo chơi… theo chế độ sinh hoạt hàng ngày nhằm ghi chép các biểu hiện bên ngoài của tính chủ động giao tiếp ở trẻ

- Yêu cầu: Đảm bảo tính khách quan trong quá trình nghiên cứu, lời nói của trẻ đƣợc ghi lại khách quan, chính xác, tạo điều kiện cho trẻ hoạt động tự nhiên.

- Nội dung quan sát: + Quan sát các hành vi của trẻ trong giao tiếp với bạn và biểu hiện bên ngoài của tính chủ động giao tiếp.

+ Chúng tôi kết hợp cùng với cô giáo chủ nhiệm lớp, tiến hành quan sát hành vi giao tiếp của những trẻ đã đƣợc nghiên cứu về mức độ hiểu từ qua trắc

nghiệm “ Các khái niệm cơ bản của Boehm” + Một ngày chúng tôi quan sát từ 3-5 trẻ qua quá trình trẻ tham gia hoạt

động vui chơi trong chế độ sinh hoạt hàng ngày. - Chơi tự do trong giờ đón trẻ

- Chơi tự do giữa hai tiết học

- Chơi tự do trong giờ hoạt động ngoài trời - Chơi tự do vào buổi chiều

Mỗi trẻ em đƣợc theo dõi một cách tự nhiên qua hoạt động sinh hoạt hàng ngày của trẻ, từ lúc trẻ đến lớp tới lúc trẻ về nhà. Ghi chép chi tiết, đầy đủ các hành vi giao tiếp của trẻ với bạn trong hoạt động vui chơi ở hình thức chơi tự do và chơi góc. (Trƣớc khi tiến hành quan sát trẻ, cô giáo lƣu ý tình hình sức khoẻ hiện tại của trẻ có bình thƣờng hay không. Kết quả quan sát ghi theo phiếu quan sát ở phụ lục 2, 3)

- Tiêu chuẩn đánh giá [dẫn theo 12] + Thiết lập quan hệ tiếp xúc với bạn bè

* Trẻ lôi cuốn bạn cùng tham gia hoạt động với trẻ

* Giúp bạn trong hoạt động (giải thích cách chơi, lấy, xếp đồ chơi cho bạn, nhắc bạn hoạt động).

* Giao tiếp với bạn tích cực trong hoạt động.

+ Sử dụng phƣơng tiện giao tiếp là ngôn ngữ, phi ngôn ngữ * Lời nói của trẻ mạch lạc, lƣu loát

* Lời nói có nội dung

* Lời nói kết hợp hành vi phi ngôn ngữ, có ngữ điệu

+ Tham gia giải quyết xung đột trong giao tiếp với bạn hay giữa các trẻ em với nhau (xung đột xảy ra khi nhận vai chơi, tiến hành nội dung chơi, đổi vai chơi, chọn đồ chơi…).

* Trẻ tự mình giải quyết

* Trẻ nhờ sự can thiệp của cô, của bạn khác

* Trẻ không giải quyết xung đột, chấp nhận thực tế + Tự khẳng định bản thân trong quan hệ với bạn * Tự nhận vai chơi hay thủ lĩnh trò chơi, buổi chơi

* Tham gia điều khiển trò chơi, tự đổi vai chơi, liên kết chơi

Thang điểm phân loại:

Các tiêu chuẩn biểu hiện tính chủ động giao tiếp của trẻ đƣợc đánh giá thông qua các hành vi giao tiếp của trẻ em với nhau trong hoạt động. Cách đánh giá đều theo thang điểm sau [dẫn theo 12]

- Thƣờng xuyên chủ động giao tiếp: 2 điểm - Lúc bị động, lúc chủ động giao tiếp: 1 điểm

- Bị động giao tiếp: 0 điểm

Mức độ chủ động giao tiếp của trẻ mẫu giáo đƣợc phân loại dựa trên tổng số điểm của 4 tiêu chuẩn về tính chủ động giao tiếp của trẻ. Phân loại theo 3 mức độ:

- Mức chủ động giao tiếp: 4 tiêu chuẩn đạt điểm cao tổng số đạt 7-8 điểm.

- Mức độ bình thường giao tiếp: 4 tiêu chuẩn đạt điểm ở mức độ cao thấp khác nhau do lúc trẻ chủ động, lúc bị động giao tiếp với tổng số điểm đạt từ 2-6 điểm.

- Mức bị động giao tiếp: 4 tiêu chuẩn đạt điểm ở mức độ thấp. Tổng số điểm đạt từ 0-1 điểm.

Do điều kiện nghiên cứu có hạn, cho nên đề tài mới chỉ nghiên cứu và phân loại đƣợc mức độ chủ động giao tiếp của 180 khách thể ở độ tuổi mẫu giáo dựa trên 2 khía cạnh sự hiểu từ và tính tích cực chủ động giao tiếp của trẻ. Qua đó chúng tôi muốn tìm hiểu xem tính tích cực chủ động giao tiếp của trẻ ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến mức độ hiểu từ của trẻ.

Nhà nghiên cứu phối hợp với giáo viên, tiến hành quan sát các hành vi biểu hiện tính chủ động giao tiếp của trẻ theo mẫu biên bản (Phụ lục 1)

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ của trẻ em lứa tuổi mẫu giáo ( 3- 6 tuổi (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)