Phương pháp trắc nghiệm

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ của trẻ em lứa tuổi mẫu giáo ( 3- 6 tuổi (Trang 49)

Có thể sử dụng nhiều phƣơng pháp khác nhau để nghiên cứu về ngôn ngữ, trong đó trắc nghiệm hiện nay đang trở thành phƣơng pháp nghiên cứu rộng rãi để đánh giá, đo lƣờng trong khoa học tâm lý. Một trong những trắc nghiệm đƣợc chúng tôi sử dụng để tiến hành nghiên cứu khả năng hiểu từ của trẻ đó là trắc nghiệm "Các khái niệm ngôn ngữ cơ bản của De Boehm". Trắc nghiệm gồm những khái niệm ngôn ngữ cơ bản mà trẻ mẫu giáo cần phải nắm vững và hiểu. Trắc nghiệm đã đƣợc các tác giả sử dụng trong các luận văn thạc sĩ nhƣ tác giả Đỗ Thị Xuyến, Bùi Thị Thanh, Nguyễn Thị Oanh…

- Mục tiêu trắc nghiệm De Boehm:

Trắc nghiệm dùng để kiểm tra xem trẻ mẫu giáo đã nắm vững và thông hiểu các khái niệm cơ bản cần thiết trong ngôn ngữ, trong giao tiếp và tiến hành hoạt động học tập ở các lớp đầu bậc tiểu học. Trắc nghiệm cũng nhằm để phát triển các khuyết kém về khả năng hiểu từ và xác định khuyết kém đó thuộc lĩnh vực nào (không gian, thời gian, số lƣợng, vật thể…).

- Cấu tạo trắc nghiệm:

Trắc nghiệm gồm 50 item, mỗi item có từ 3-5 hình vẽ đòi hỏi phải sử dụng các khái niệm ngôn ngữ cơ bản khó dần. 50 item đƣợc chia làm 2 tập, mỗi tập có 25 item. Nội dung các khái niệm ngôn ngữ cơ bản trong 25 item của tập 2 khó hơn tập 1.

- Dụng cụ trắc nghiệm:

+ Nghiệm viên dùng bản hƣớng dẫn trắc nghiệm "Các khái niệm ngôn ngữ cơ bản" của De Boehm

+ Mỗi nghiệm thể 1 bản trắc nghiệm (gồm có tập 1 và tập 2) và một bút chì.

+ Thời gian làm trắc nghiệm trung bình từ 15 đến 20 phút cho mỗi bài tập.

+ Trắc nghiệm với từng cá nhân trẻ.

+ Khi tiến hành làm trắc nghiệm cần làm trọn vẹn cả 2 tập, tránh làm dở dang

+ Đối với trẻ tập trung chú ý tốt có thể làm 2 bài tập một lúc khi làm xong tập 1 cần nhận định tình hình, nếu trẻ mệt mỏi cần cho trẻ nghỉ giữa chừng, khi nào trẻ chú ý tốt mới cho trẻ tiếp tập 2.

- Cách tiến hành:

+ Trƣớc khi trắc nghiệm, nghiệm viên cho trẻ làm thử và kiểm tra, khi trẻ đã hiểu cách làm mới tiến hành trắc nghiệm thực sự.

+ Nghiệm viên ngồi đối diện với trẻ, đƣa cho trẻ bản trắc nghiệm, nói lời hƣớng dẫn rõ ràng. Lời hƣớng dẫn của mỗi Item phải đƣợc đọc to 2 lần và nghiệm viên phải chú ý nhấn mạnh các từ gạch dƣới đậm nét. Đó chính là các từ trẻ cần phải hiểu đúng để trả lời.

+ Sau mỗi câu hỏi, nghiệm viên chờ cho trẻ đủ thời gian trả lời mới đặt câu hỏi kế tiếp.

+ Trẻ nghe kỹ lời hƣớng dẫn của nghiệm viên rồi chỉ tay vào phƣơng án trả lời, nghiệm viên sẽ đánh dấu (+) vào câu trả lời tƣơng ứng trên phiếu trắc nghiệm của trẻ.

+ Nghiệm viên có thể làm trắc nghiệm tập 1 với trẻ A rồi chuyển sang làm trắc nghiệm tập 1 với trẻ B sau đó mới quay lại làm tập 2 cho trẻ A rồi đến trẻ B.

Các khái niệm ngôn ngữ cơ bản bao gồm

Item 1: Phía trên Item 26: Chính giữa Item 2: Xuyên qua Item 27: Giống Item 3: Xa nhất Item 28: Chạm sát

Item 4: Kề bên Item 29: Bắt đầu Item 5: Trong nhà Item 30: Khác

Item 6: Vài Item 31: Giống nhau

Item 7: Chính giữa Item 32: Thứ nhất - cuối cùng Item 8: Vài (không nhiều) Item 33: Không khi nào

Item 9: Xa bờ nhất Item 34: Dƣới Item 10: Xung quanh Item 35: Giống

Item 11: Cao nhất Item 36: Luôn luôn có Item 12: Rộng nhất Item 37: To trung bình Item 13: Nhiều nhất Item 38: Bên phải Item 14: ở giữa Item 39: Cúi xuống Item 15: Còn nguyên Item 40: Không có Item 16: Gần cửa nhất Item 41: Trên Item 17: Thứ nhì Item 42: Mỗi

Item 18: Góc Item 43: Rời ra

Item 19: Nhiều Item 44: Bên trái

Item 20: Dài Item 45: Một cặp

Item 21: Một hàng Item 46: Kia

Item 22: Khác hơn Item 47: Bằng nhau Item 23: Xong rồi Item 48: Thứ tự Item 24: Gần nhƣ Item 49: Thứ ba

Item 25: Nửa Item 50: Ít nhất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Các bước tiến hành và cách đánh giá

Bƣớc 1: Sau khi trẻ làm xong, chúng tôi thu kết quả trả lời của trẻ lại và phân loại theo 3 mức độ: 0, (+) và (-).

Mức độ 0: Là trƣờng hợp trẻ không trả lời, không làm bài (để trống). Mức độ (-): Là trƣờng hợp trẻ làm không đúng theo yêu cầu của bài tập. Mức độ (+): Là trƣờng hợp trẻ làm đúng theo yêu cầu của bài tập.

Mỗi bài tập làm đúng cho một điểm, nhƣ vậy nếu trẻ làm đúng đƣợc 50 Item thì sẽ đạt tối đa là 50 điểm. Sau khi cho điểm chúng tôi tổng hợp lại theo các tiêu chí của trắc nghiệm "Các khái niệm ngôn ngữ cơ bản" của De Boehm.

Thang điểm phân loại:

Mức độ hiểu từ của trẻ đƣợc phân loại dựa trên tổng số điểm mà trẻ đạt đƣợc sau khi trắc nghiệm. Xử lý điểm số thu đƣợc bằng cách sử dụng công thức toán học để xác định các số trung bình cộng, số trung vị, số yếu vị (Xem ở phƣơng pháp thống kê). Từ đó chúng tôi đƣa ra thang điểm phân loại mức độ hiểu từ của trẻ mẫu giáo (3-6 tuổi) theo mức độ: Cao - Trung bình - Thấp.

* Mẫu giáo bé (3-4 tuổi)

Mức hiểu từ cao : đạt từ 29 đến 50 điểm

Mức hiểu từ trung bình : đạt từ 27 đến 28 điểm Mức hiểu từ thấp : đạt từ 0 đến 26 điểm * Mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi)

Mức hiểu từ cao : đạt từ 39 đến 50 điểm Mức hiểu từ trung bình : đạt từ 36 đến 38 điểm Mức hiểu từ thấp : đạt từ 0 đến 35 điểm * Mẫu giáo lớn (5-6 tuổi)

Mức hiểu từ cao : đạt từ 42 đến 50 điểm Mức hiểu từ trung bình : đạt từ 40 đến 41 điểm Mức hiểu từ thấp : đạt từ 0 đến 39 điểm Sau đó lập bảng đánh giá mức độ hiểu từ của trẻ.

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ của trẻ em lứa tuổi mẫu giáo ( 3- 6 tuổi (Trang 49)